Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

. Chính tả

- GV đọc 1 lần đoạn viết.

+ Đoạn viết nói về điều gì?

+ Đoạn văn gồm mấy câu?

+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?

- GV nhắc chú ý mấy chữ số trong bài: 26; 100; 18.

- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó trong bài.

- GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV thu 5 - 7 bài rồi nhận xét.

 Bài 2a: Điền vào chỗ trống: r/d/gi. Lưu ý: Để điền đúng từ theo nghĩa đã cho các em cần chú ý từ đó phải chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.

 Bài 3a: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

Lưu ý: Từ ngữ cần điền phải là từ ngữ chỉ hoạt động.

- Gọi HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được. - 2 HS đọc lại.

- HS đọc chú giải.

+ Ca ngợi một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam: Trương Vĩnh Ký.

+ 4 câu.

+ Chữ đầu mỗi câu, tên riêng (Trương Vĩnh Ký)

- HS ghi nhớ.

- HS luyện viết ở vở nháp: rộng, giá trị, sử dụng, nghiên cứu, đương thời,.

- HS viết bài vào vở.

- HS tự chữa lỗi ra lề vở.

- HS làm vào VBT.

 

doc 24 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Sáng	Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2021
Tiết 1,2 Tập đọc – Kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, đúng tên riêng nước ngoài : Ê - đi – xơn, các từ ngữ như bác học, nổi tiếng, đèn điện, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mémbiết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ mọi người. 
- Giáo dục HS yêu quý những người trí thức.
II. Chuẩn bị:
-Tranh SGK ( mục GTB)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc thuộc bài: Bàn tay cô giáo.
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
 - Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- HS quan sát, nêu nội dung tranh 
- Giới thiệu chủ điểm "Sáng tạo" và giới thiệu bài đọc.
2. Giảng bài
Tiết 1. Tập đọc
a. Luyện đọc + giải nghĩa từ
- GV đọc toàn bài .
- Yêu cầu HS đọc từng câu ,đoạn kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới (như phần chú giải) 
- GV hướng dẫn đọc đoạn 3:......
 Ê - đi - xơn: reo vui khi sáng kiến loé lên; giọng bà cụ: phấn chấn; giọng người dẫn chuyện: khâm phục. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ cần thiết
b. Tìm hiểu bài.
- GV cho 1 HS đọc bài cả lớp đọc thầm và tìm hiểu bài.
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn?
+ Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Mong muốn đó gợi cho ông Ê - đi - xơn ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
a. Khoa học cải tạo thế giới.
b. Khoa học cải thiện cuộc sống con người.
c. Cả 2 ý trên.
- GV chốt: Khoa học cải tạo thế giới, cải tạo cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn...
c. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Nhận xét, bình chọn.
 Tiết 2. Kể chuyện
a. GV nêu nhiệm vụ: 
HS tập kể chuyện theo vai.
b. Hướng dẫn HS dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
+ Nêu các vai trong truyện?
- GV nhắc: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Cần kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Khuyến khích HS kể sáng tạo.
- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS quan sát
- HS tiếp nối nhau đọc, tự phát hiện từ khó để luyện đọc.
- HS luyện đọc đoạn 3 :
Nghe bà cụ nói vậy,/ ....loé lên trong đầu ...Ê - đi - xơn.// Ông reo lên://
 - Cụ ơi!// Tôi....nảy ra ý định.....
- 1 HS đọc cả bài.
+ Đó là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931.....
+ Xảy ra lúc Ê - đi - xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người kéo đến xem,...
+ Mong ông Ê - đi - xơn làm được loại xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của E - đi - xơn.
+ Cả 2 ý trên: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người.
- 3 - 4 HS đọc lại đoạn 3.
- 1 số HS thi đọc đoạn 3.
- HS nêu lại.
+ Người dẫn truyện, Ê - đi - xơn, bà cụ.
- Chia tốp 3HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
- Nhận xét giờ học, dặn HS luyện đọc.
Tiết 3	 Toán
Tiết 106 : Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kĩ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm...)
II. Chuẩn bị:
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004( BT 1), tờ lịch năm 2005( BT 2)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên các tháng trong năm?
+ Nêu số ngày trong từng tháng?
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Giảng bài
 Bài 1: 
- GV giới thiệu tờ lịch của tháng 1; 2; 3 năm 2004 - SGK.
- GV hướng dẫn HS làm câu 1.
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy?
- GV giúp đỡ HS .
- Củng cố về cách xem lịch.
 Bài 2: 
- GV giới thiệu tờ lịch năm 2005.
+ Muốn biết ngày Quốc tế thiếu nhi ngày1 tháng 6 là thứ mấy ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hành xem lịch.
* Củng cố về cách xem lịch
 Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Nếu HS nào quên có thể dùng nắm tay để tính.
- Củng cố về số ngày trong từng tháng.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
+ Muốn khoanh vào đúng ta cần biết gì?
+ Muốn biết ngày 2 tháng 9 là thứ mấy ta làm thế nào?
* GV củng cố về cách tính ngày, thứ...
- HS quan sát tờ lịch ở SGK.
- Xác định phần lịch tháng 2 trong tờ lịch trên.
+ Tìm ngày 3 xem ứng với hàng thứ mấy thì ta sẽ biết được đó là thứ ba.
- HS trả lời câu hỏi.
Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày 1 thứ hai.
- HS quan sát.
+ Ta nhìn vào phần lịch của tháng 6, tìm ngày 1 rồi dóng vào hàng thứ ta sẽ biết được đó là thứ tư.
- HS thực hành xem lịch rồi trả lời các câu hỏi còn lại.
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu......
- HS nêu các tháng có 30 ngày và các tháng có 31 ngày.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
+ Xác định tháng 8 có 31 ngày rồi tính, 30 tháng 8 là chủ nhật
 31 tháng 8 là thứ hai
 Ngày 1 tháng 9 là thứ ba
 Ngày 2 tháng 9 là thứ tư.
Vậy khoanh vào C.
- Lớp làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng đó là những tháng nào?
- Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau.
Tiết 4	 	 	Tự nhiên – Xã hội 
Rễ cây
 I. Mục tiêu: Sau bài học HS 
- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Phân loại các loại các loại rễ cây sưu tầm được.
- Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, ham tìm hiểu về cây cối.
II. Chuẩn bị:
- Một số loại rễ cây ( mục b), tranh SGK ( mục a)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
+ Thân cây có chức năng gì?
+ Thân cây có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài
a. Đặc điểm của rễ cây.
- GV yêu cầu HS theo dõi.
- Làm việc cả lớp: GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ?
* Kết luận: Đa số cây có rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc...rễ mọc đều nhau thành chùm gọi là rễ chùm...rễ mọc ra từ thân cây là rễ phụ...rễ phình to thành củ là rễ củ.
 b. Phân loại các loại rễ cây.
- GV giới thiệu các loại rễ cây mà GV yêu cầu HS chuẩn bị.
- GV cho HS tự giới thiệu các loại rễ cây mà HS đã chuẩn bị.
+ Rễ cây đó thường dùng làm gì?
+ Nêu ích lợi của rễ cây đó?
* Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường...
- Quan sát hình 1,2,3,4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5,6,7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS giới thiệu các loại rễ cây...
- HS tự nêu.
3. Củng cố, dặn dò
+ Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ?
- Nhận xét, dặn dò giờ sau.	
Sáng 	Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2021
Tiết 1 	 	 Tập đọc
	 	Cái cầu
I. Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ có âm đầu l, n. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu các từ ngữ nói trong bài. Hiểu bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
- Giáo dục HS biết yêu quý những người thợ làm cầu.
II .Chuẩn bị: 
- Tranh SGK ( GTB)
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS kể chuyện “ Nhà bác học và cụ già”
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
 1.Giới thiệu bài 
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
2. Giảng bài 
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài lần 1: GV chia khổ thơ 
Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc tiếng, từ khó
- Luyện đọc đúng theo từng dòng thơ.
- Gọi 4 HS đọc.
- Luyện đọc từng khổ thơ 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua sông nào?
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? vì sao?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào?.
+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? 
Chốt: Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ rất yêu cha,tự hào về cha. Vì vậy bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra
c. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ 
- Tổ chức cho HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét bình chọn.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe
- HS tự tìm tiếng, từ khó và luyện đọc.
- HS đọc từng dòng thơ, chú ý phát âm đúng những tiếng khó.
- 4HS đọc nối khổ thơ 1 lượt.
- HS đọc thầm, trả lời :
+ Cha làm nghề xây dựng cầu ( có thể là một kĩ sư hoặc một công nhân).
+ Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã.
+ Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió, như chiếc cầu giúp sáo qua sông...
+ Chiếc cầu trong tấm ảnh- Cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
+ Bạn yêu cha, tự hào về cha.
+ HS tự đưa ra nhiều phương án.
VD: Em thích hình ảnh chiếc cầu làm bằng sợi tơ nhện bắc qua chum nước. Vì đó là hình ảnh đẹp, rất kì lạ...
- Lớp nhẩm thuộc từng khổ thơ , đọc thuộc nối khổ thơ- cả bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn bài.
Tiết 3 	 	Toán
Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I. Mục tiêu :
- Giúp HS: có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. Chuẩn bị: 
- Mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình tròn ( mục a)
- Com - pa. ( mục b)
III. Các hoạt động dạy – học
1.Giới thiệu bài 
2. Giảng bài 
a. Giới thiệu hình tròn:
GV đưa một số đồ vật có dạng hình tròn để HS quan sát.
- GV giới thiệu ảnh một hình tròn, giới thiệu tâm O và bán kính AB.
Vậy trong một hình tròn có tâm 0 là trung điểm của đường kính AB. độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
b. Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn.
- Cho HS quan sát com pa, giới thiệu cấu tạo của com pa.
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0 bán kính 2 cm: xác định khẩu độ com pa bằng 2 cm . đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
c. Thực hành
Bài 1 : HS quan sát hình và nêu được bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn.
- GV chốt ý đúng.
+ Vì sao CD không là đường kính?
Bài 2: 
Đọc yêu cầu của bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS .
Bài 3: Đọc yêu cầu của bài.
- HS nắm được khái niệm bán kính bằng đường kính và đường k ... = 100
- HS làm vở.
- Chữa, chốt:
 1512
 4
 6048 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau.
Tiết 3	 	 	Tự nhiên – Xã hội 
Rễ cây ( tiếp)
I. Mục tiêu: Sau bài học HS 
- Kể ra những lợi ích của 1 số rễ cây.
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK (mục b)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài
 a. Vai trò của rễ cây:
- GV nêu câu hỏi: 
+ Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ ra sao?
+ Cắt một cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây sẽ ra sao?
+ Hãy cho biết tại sao trong các trường hợp đó cây lại héo khô dần và chết?
+ Các em thấy rễ cây có vai trò gì với sự sống của cây?
* GV chốt: Rễ cây có vai trò chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan có trong đất để nuôi cây. Rễ cây bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ.
 b. Ích lợi của một số loại rễ cây đối với đời sống con người.
- Yêu cầu HS chỉ rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 (SGK - tr 85). Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
- Hình 2 chụp cây gì? Cây đó có loại rễ gì? Rễ cây đó có tác dụng gì?
- Cho HS nêu một số loại rễ cây khác và ích lợi của nó.
+ Rễ của một số cây có thể dùng để làm gì?
* GV chốt : Một số cây có rễ làm thức ăn cho người cho động vật (củ cải, ...), làm thuốc (tam thất,..), làm đường,...
c. Trò chơi rễ cây này dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn cách chơi: GV nêu tên một cây được trồng hoặc bán ở địa phương và hỏi. Rễ cây đó để làm gì?, Nếu bạn nào trả lời nhanh, đúng 5 câu liền thì được tặng danh hiệu “ Nhà nông học”
* GV chốt tuyên dương
- HS suy nghĩ trả lời.
+ Nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ héo khô dần.
+ cây không sống được, sẽ héo dần và chết.
+ Vì cây thiếu chất dinh dưỡng
+ Vì cây mất gốc không có rễ.
- HS tự nêu
- HS quan sát tranh: 
+ Cây sắn có rễ củ, dùng làm thức ăn cho người, cho động vật, làm nước giải khát như bột sắn.
+ Hình 3, 4: Cây nhân sâm và rễ cây tam thất có rễ củ, dùng để làm thuốc.
+ Hình 5: Cây củ cải đường có rễ củ dùng để làm thức ăn và làm thuốc
- 2,3 HS tự nêu
- HS tự nêu.
- HS tham gia trò chơi.
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu vai trò, ích lợi của rễ cây?
- Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau.
Tiết 4	 Luyện chữ
Viết bài 22 : Nhớ Việt Bắc
I. Mục tiêu: 
- Nhìn - viết lại chính xác, đúng chính tả bài thơ Mùa hoa sấu.
- Giáo dục HS yêu quê hương đất nước.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vở nháp: cành sấu, chiếc chuông, trắng muốt 
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
a. Hướng dẫn viết trên bảng con.
- GV đọc bài Nhớ Việt Bắc.
+ Nêu nội dung của bài Thơ?
+ Bài thơ thuộc thể thơ nào?
+ Những chữ nào trong đoạn chính tả dễ viết sai?
 - Yêu cầu học sinh đọc những từ vừa viết.
- GV nhắc nhở cách trình bày.
- GV nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, 2 HS đọc lại.
+ Bài nói đến tình cảm của tác giả đối với Việt Bắc.
+ Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
- Cho HS nêu, viết nháp: Rừng xanh, hoa chuối, thắt lưng, trắng rừng, sợi giang,
- HS đọc lại
- HS lắng nghe
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu nội dung của bài thơ?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS luyện viết thêm.
Sáng	 	 Thứ sáu ngày 26 tháng 02 năm 2021
Tiết 3	Tập làm văn
Nói, viết về người lao động trí óc
I. Mục tiêu: 
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK ( BT1) mà em biết (tên, nghề nghiệp, công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó).
- Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu)
- HS yêu quý, tôn trọng những người lao động trí óc.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2. Giảng bài
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý.
+ Kể tên 1 số nghề lao động trí óc mà em biết?
- GV lưu ý: có thể kể về 1 người thân trong gia đình (nếu người đó là lao động trí óc).
- Hướng dẫn HS kể theo các câu hỏi gợi ý:
+ Người đó là ai? Làm nghề gì?
+ Người đó ở đâu, có quan hệ với em như thế nào?
+ Công việc hàng ngày của người đó là gì?
+ Công việc ấy quan trọng và cần thiết như thế nào? Mức độ cần cù, thông minh, sáng tạo của người đó?
+ Kết quả của những công việc đã làm?
+ Em có thích làm công việc như người đó không?
- GV theo dõi, giúp đỡ.
 Bài 2: 
- GV cho HS viết những lời mình kể vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- HS đọc.
+ Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư,...
+ Cô em tên là Vân. Cô làm nghề giáo viên.
+ Hàng ngày, cô thường đến lớp giảng bài, dạy múa hát cho HS......
+ Cô làm việc rất cẩn thận, cô thường thức rất khuya để soạn bài và chấm bài....
+...HS của cô có rất nhiều em tiến bộ và rất yêu quý cô ...
+ Em muốn sau này lớn lên sẽ là cô giáo như cô em....
- HS luyện kể cá nhân..
- 4 - 5 HS thi kể.
- HS viết bài vào vở 
- 5 - 7 HS đọc bài.
- Bình chọn bài viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV đọc cho HS nghe 1 số đoạn văn hay.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau. 
Tiết 2 	 	Toán
Tiết 110 : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần).
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có 2 phép tính.
II. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm vở nháp: 1321 4; 3124 3.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2. Giảng bài 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
 Bài 2: Số? 
- Yêu cầu HS tự làm.
- Củng cố về cách tìm số bị chia và thương trong phép chia.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu lít dầu ta cần biết gì?
+ Tìm số dầu ở 2 thùng thế nào?
+ Tính số dầu còn lại làm như thế nào?
* Củng cố về giải toán...
 Bài 4: 
Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Củng cố về thêm 1 số đơn vị và gấp lên 1 số lần vào số đã cho.
- HS làm vở.
4129 + 4129 = 4129 2 = 8258 .
...
- HS nêu miệng.
- 1,2 HS đọc đề bài
+ Biết: có 2 thùng, mỗi thùng chứa 1025 lít, đã lấy ra 1350 lít.
+ Hỏi: còn ? lít.
+ Biết số dầu ở 2 thùng.
+... lấy 1025 2 = 2050 (lít)
+.. lấy 2050 - 1350 = 700 (lít)
- HS làm vào vở.
- HS nêu lại cách tính thêm vào số đã cho 1 số đơn vị và gấp lên 1 số lần. 
- HS cả lớp vở
VD: 1015 + 6 = 1021
 1015 6 = 6090 ....
3. Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố về cách tìm số bị chia và thương trong phép chia.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò giờ sau.	
Tiết 3 	 Tiếng việt ( tăng)
Luyện đọc, luyện viết bài: Chiếc máy bơm
I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc đoạn 1 với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung đoạn 1.Ca ngợi Ác - si - mét nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của những người nông dân.
- HS nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn 1 của bài .
- Giáo dục HS sự kính trọng các nhà khoa học.
II. Chuẩn bị
- Tranh SGK ( mục b )
III. Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
2. Giảng bài 
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu
- Gọi 2 HS đọc cá nhân.
- Đọc từng đoạn.
- Đọc diễn cảm
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ chiếc máy bơm ở SGK.
+ Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
+ Ác - si - mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó?
- Yêu cầu HS tìm trong đoạn 1: từ chỉ hoạt động.
+ Nêu nội dung của đoạn 1?
+ Sau này muốn trở thành nhà bác học thì em phải làm gì?
* GV chốt: Đoạn 1 ca ngợi Ác - si - mét, một nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của những người dân. ..
c. Luyện viết: 
- GV cho HS luyện viết từ khó
- GV đọc đoạn 1 từ đầu đến vất vả không nhỉ? cho HS viết bài.
- Lớp theo dõi.
- HS đọc.
+ HS : luyện phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó đã đọc sai trong bài.
- Giải nghĩa từ ngữ: Ác - si - mét
- HS luyện đọc diễn cảm câu văn mà mình thích.
- 1HS: luyện đọc diễn cảm đoạn 1. 
- HS quan sát
+ Múc nước sông vào ống nước rồi vác lên tưới cho ruộng đồng ở tận trên dốc cao.
+ Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để người lao động đỡ vất vả.
+ Từ chỉ hoạt động: nghĩ, chảy, múc, tưới...
+ Ca ngợi Ác - si – mét, nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của những người nông dân
- HS nêu: 
- Em phải cần cù chịu khó học hỏi...
- HS luyện từ: Ác - si - mét , ruộng nương, chảy ngược...
- HS viết bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
+ Đoạn này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài.
Tiết 3 	 	 Thủ công
Đan nong đôi ( Tiết 2)
I. Mục tiêu :
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi theo đúng quy trình kĩ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- HS khéo tay đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn, phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà...
- HS yêu thích sản phẩm đan nan.
II. Chuẩn bị
- GV: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, tranh quy trình đan nong đôi, các nan đan mẫu.( mục a)
- HS: Kéo, giấy màu, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a. Nhắc lại quy trình đan
- GV giới thiệu tranh quy trình.
- GV cho HS nhắc lại cách đan nong đôi:
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan (như cắt các nan đan nong mốt)
- Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy, bìa.
- GV dùng tranh quy trình để hướng dẫn cách đan (theo quy tắc nhấc 2 nan, đè 2 nan, lệch nhau 1 nan dọc)
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- GV thực hiện lại một lần nữa.
* GV cho HS thực hành đan nong đôi.
+ GV theo dõi, giúp đỡ.
 b. Thực hành
- GV cho HS thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- 1, 2 HS nhắc lại cách đan nong đôi
- Lớp quan sát và nêu các bước thực hiện.
- HS nhắc lại.
- 1 HS thực hành đan thử
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
- HS kẻ cắt nan đan.
- HS quan sát tranh quy trình đan rồi tập đan.
- HS thực hành đan. Nếu đan chưa xong tiết sau hoàn chỉnh tiếp
 3. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài,.
- Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau.
BGH kí duyệt tuần 22
Ngày tháng năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc