Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2015-2016

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2015-2016

3 em đọc nối tiếp đoạn.

- HS nghe và nêu

- Nen-li rướn người lên/ và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.// “Hoan hô!//Cố tí nữa thôi! ”/- Mọi người reo lên.// Lát sau,/ Nen- li đã nắm chặt được cái xà.//

3 em đọc nối tiếp đoạn.

- HS giải nghĩa từ mới

- HS đọc theo nhóm 3

- Cả lớp đọc ĐT Đoạn 1

- 1HS đọc thầm bài

-> Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cột cao .

-> Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ; Xtác - đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây

- Vì cậu bị tật nguyền từ nhỏ - bị gù

- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm cái việc

-> Nen - li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa

-> VD: Cậu bé can đảm

Nen - li dũng cảm

Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.

- 3HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn câu chuyện

 

doc 154 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 29 đến 32 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Ngày soạn: 26/3/2016
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ TUẦN 29
Ngồi tập trung dưới sân trường
Tiết 2 + 3: Tập đọc – Kể chuyện
BUỔI HỌC THỂ DỤC
A. Mục đích yêu cầu
 Tập đọc
- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâmvượt khó của một HS bị tật nguyền.
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS không phân biệt đối xử với HS bị khuyết tật.
Kể chuyện
- Bước đầu biết kể được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật .
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS mạnh dạn tự nhiên khi kể chuyện. 
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, hình minh hoạ 
- HS: Vở, bút, SGK.
- Dự kiến các hoạt động: Nhóm, cá nhân, lớp.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, thực hành
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định : Hát 
II. KTBC:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi và nêu ND bài.
- HS nhận xét GV đánh giá 
III. Bài mới 
1. GTB
2. Luyện đọc
- GV đọc toàn bài 
- HS nghe 
GV hướng dẫn cách đọc 
- Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp câu hết bài
+ GV viết bảng các tên riêng nước ngoài: Nen- li, Đê-rốt-xi, Cô-rét- ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê.
- HS quan sát 
- 2 - 3 HS đọc - lớp đọc đồng thanh 
- HS tiếp nối đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp 
3 em đọc nối tiếp đoạn.
+ GV hướng dẫn ngắt, nghỉ đúng 
- HS nghe và nêu
- Nen-li rướn người lên/ và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.// “Hoan hô!//Cố tí nữa thôi! ”/- Mọi người reo lên.// Lát sau,/ Nen- li đã nắm chặt được cái xà.//
- Đọc từng đoạn trước lớp 
3 em đọc nối tiếp đoạn.
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- Cả lớp đọc ĐT Đoạn 1
- HS đọc thầm bài
- 1HS đọc thầm bài
3. Tìm hiểu bài
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?
-> Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cột cao..
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
-> Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ; Xtác - đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây
- Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục?
- Vì cậu bị tật nguyền từ nhỏ - bị gù
- Vì Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người?
- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm cái việc
- Tìm những chi tiết nói về Nen - li?
-> Nen - li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa
- Hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?
-> VD: Cậu bé can đảm 
Nen - li dũng cảm
Nội dung bài là gì?
Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn cách đọc 
- 3HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn câu chuyện
- HS đọc phân vai
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe 
2. HD học sinh kể chuyện 
- HS chọn kể lại câu chuyện theo lời 1 nhân vật.
- GV nhắc HS: Chú ý nhập vai theo lời nhân vật.
- 1HS kể mẫu 
- GV nhận xét 
- Từng cặp HS tập kể 
- 1 vài HS thi kể trước lớp 
- HS bình chọn 
- GV nhận xét 
IV. Củng cố 
- Nêu ND chính của bài?
- Đánh giá tiết học
V. Dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh
Tiết 4: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
A. Mục tiêu
- Biết quy tắc tính diện tích HCN khi biết số đo hai cạnh của nó. 
- Vận dụng quy tắc tính diện tích một số hình để tính diện tích của một số HCN đơn giản theo đơn vị đo diện tích xăng - ti - mét vuông.
- HS làm đúng bài tập 1, 2, 3 SGK. Rèn kĩ năng tính toán cho HS
- HS chú ý trong giờ học. Chăm học để liên hệ thực tế
B. Chuẩn bị
- GV: Hình minh hoạ phần bài mới.Phấn màu. Bảng phụ viết bài tập 1
- HS: Vở, bút, SGK
- Dự kiến các hoạt động: Nhóm, cá nhân, lớp.
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, thực hành
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra
- Em đã biết đơn vị đo diện tích nào?
- 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- Nhận xét ghi điểm.
- Để đo diện tích của một hình người ta dùng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn cm2. 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- GV đưa ra hình chữ nhật và hỏi:
- Đây là hình gì?
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
- Kẻ hình chữ nhật thành các ô vuông.
+ Hình chữ nhật ABCD được chia thành bao nhiêu ô vuông?
 + Hãy nêu cách tính để tìm ra số ô vuông của hình chữ nhật ABCD.
- GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:
+ Mỗi hàng được chia thành mấy ô vuông bằng nhau?
+ Có mấy hàng?
+ Số ô vuông của hình chữ nhật này bằng 4 x 3 = 12 ( ô vuông)
+ Cô quy ước cứ mỗi ô vuông có cạnh dài 1cm.
+ Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
+ Hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng bao nhiêu cm2?
+ Em làm như thế nào?
+ Cô có cách làm nhanh hơn để tích diện tích hình chữ nhật này. 
+ Chiều dài HCN được ghép bởi 4 hình vuông có diện tích là 1cm2. Chiều dài HCN bằng bào nhiêu?
+ Chiều rộng được ghép bởi 3 ô vuông nhỏ có diện tích 1 cm2. vậy chiều rộng HCN bằng bao nhiêu?
+ Diện tích hình chữ nhật bằng: Ta lấy số đo chiều dài của HCN ta nhân với số đo chiều rộng của HCN.
 4 x 3 = 12 (cm2)
+ 1 ô vuông có diện tích 1 xăng – ti – mét vuông vậy 12 ô vuông có diện tích 12 xăng – ti – mét vuông. Diện tích hình chữ nhật ABCD là 12 xăng-ti-mét vuông:
 4 x 3 = 12 (cm2).
- Vậy muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta làm thế nào ?
+ VD. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm.
+ Muốn tính diện tích của 1 HCN ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận : “Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)”
- Em hiểu thế nào là cùng đơn vị đo ?
- Gọi vài HS nhắc lại kết luận. 
+ Để tính được diện tích hình chữ nhật ta phải biết gì ?
- Để giúp các em nắc chắc cách tính diện tích của HCN cô cùng các em chuyển sang phần thực hành.
3. Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1 : Viết vào ô trống (theo mẫu).
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV treo 1 bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. Yêu cầu HS nhắc cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.
- Gọi 2 HS lên làm, Tổ 1 làm 1 phần, tổ 2 + 3 làm 1 phần.
- Đơn vị đo diện tích cm2
- cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Đây là hình chữ nhật ABCD
- HCN có 4 góc vuông, có hai cạch dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS quan sát
- Hình chữ nhật ABCD được chia làm 12 ô vuông nhỏ.
- HS trả lời : em đếm, em, lấy số ô vuông 1 hàng nhân với 3 hàng....
- 4 ô vuông bằng nhau.
- Có 3 hàng.
- Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2
- 12cm2
- Em lấy diện tích 1 hình nhân với 12 hình hoặc em đếm.
- 4cm
- 3cm
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta lấy chiều dài HCN đó nhân với chiều rộng HCN đó
- HS nêu miệng. 8 x 6 = 48cm2
- HS nhận xét.
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
- Hai đơn vị này giống nhau.
- Vài HS nhắc lại.
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu bài tập
Chiều dài
5cm
10cm
32cm
Chiều rộng
3cm
4cm
8cm
Diện tích hình chữ nhật
5 x 3 = 15 (cm2)
10 x 4 = 40(cm2)
32 x 8 = 256(cm2)
Chu vi hình chữ nhật
(5 + 3) x 2
 = 16 (cm)
( 10 + 4) x 2
 = 28 (cm)
( 32 + 8) x 2
 = 80 (cm)
- GV gọi HS nhận xét.
- Bài 1 các em vừa tính chu vi và diện tích HCN một bạn nhắc lại cách tính chu vi, 1 bạn nhắc lại cách tính diện tích HCN.
Bài 2 : Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài 14cm. Tính diện tích miếng bìa đó.
- Gọi 1 HS đọc đề.
- GV hỏi : 
+ Bài toán cho gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV tóm tắt lên bảng.
 Tóm tắt
Chiều rộng : 5cm
Chiều dài : 14cm
Diện tích : .... ? cm2	
- Các em vận dụng kiến thức vừa học tự làm bài tập vào vở, 1 bạn lên bảng giải.	
- Bài 2 vừa khắc sâu cho các em kiến thức gì ? 
- Nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
 Bài 3 : Tính diện tích hình chữ nhật, biết :
Chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
Chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm.
- Em có nhận xét gì về đơn vị của hai hình chữ nhật trên ?
- Vậy trước khi tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì trước ?
- Vận dung cách tình diện tích hình chữ nhật. Tổ 1+ 2 làm ý a, tổ 3 làm ý b trong thời gian 3 phút.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa bài.
IV. Củng cố 
- Bài hôm nay cung cấp cho các em kiến thức gì ?
- Em có nhận xét gì về cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ?
- Trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật ? Nếu cho biết số đo của những đồ vật đó em có tình được diện tích của hình đó không ?
- Cho HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo bài : Luyện tập.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:
5 x 14 = 70 (cm2)
 Đáp số: 70 (cm2)
- Bài 2 vừa khắc sâu cho em cách tính diện tích HCN
- 2 học sinh nhắc lại
- Đơn vị đo chiều dài và chiều rộng khác nhau.
- Ta phải đổi cho cùng 1 đơn vị đo.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Diện tích hình chữ nhật là:
 3 x 5 = 15 (cm2)
b) Đổi 2dm = 20cm
Diện tích hình chữ nhật là:
 20 x 9 = 180 (cm2)
- HS nhận xét.
- Cách tính diện tích hình chữ nhật
- Tính chu vi là tính tổng độ dài các cạnh, tính diện tích là tính diện tích toàn bộ bề mặt của hình chữ nhật.
- Hs nêu
Điều chỉnh
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T2)
A. Mục đích yêu cầu
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng Tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường địa phương.
- Thông qua bài học giáo dục HS Biết yêu quí tài nguyên nguồn nước nơi mình sống. 
HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và ô nhiễm nguồn nước.
B. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu học tập.
- HS: VBT
- Dự kiến các hoạt động dạy học: cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các HĐ dạy học:
HĐ của thầy HĐ của trò
I.Ổ ... Đội, Hiểu biết một số kiến thức về Đội.
Học sinh biết về gương một số anh hùng trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ trong độ tuổi thiếu nhi.
- Hình thức. Cả lớp , trò chơi	
VI. Các hoạt động chính:
1.Ổn định tổ chức: 
- Giáo viên cho học sinh ổn định. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2. Chào cờ: 
- Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội
3. Hoạt động chính:
- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá: 	
* Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Ngày thành lập đội là ngày tháng năm nào? (15/5/1941)
+ Em hãy cho biết có bao nhiêu người đội viên đầu tiên? (5 người)
+ Em hãy kể tên 5 người Đội viên đầu tiên của Đội? (Nông văn Dền, Thàn, Tịnh, Nì, Xậu.)
+ Em hãy kể tên một số anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, Mỹ? (Lê Văn Tám, Kim Đồng, Vừa A Dính, Dương Văn Nội, Phạm Ngọc đa.....)
+ Em hãy hát một bài về Đội? (Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong, Hoa thơm dâng Bác......) 
+ Trò chơi: Giải ô chữ: Ô chữ gồm 7 chữ cái nói về người đội trưởng đầu tiên của Đội, là một liên lạc của bộ đội rất giỏi, quê ở Cao Bằng?
K
I
M
Đ
Ô
N
G
+ Chị quê ở vùng đất đỏ, chị là nữ anh hùng khi ra pháp trường vẫn tươi cười, chị cài hoa Lê - ki ma đó là ai? (Chị Võ Thị Sáu).
+ Giáo viên bắt giọng cho cả trường hát bài: “Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.
* Em hãy cho biết trường em đã thực hiện những phong trào nào trong năm học này? (Phong trào giúp các bạn học sinh vượt khó, phong trào giúp các bạn học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, phong trào trường thân thiện, học sinh tích cực, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ......) 
 + Em hãy nêu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ. (Khăn quàng đỏ ...........)
+ Em cho biết có mấy yêu cầu đối với đội viên? (7 yêu cầu)
+ Em hãy nêu từng yêu cầu đội viên? (1.Thuộc...........) 
VII. Kết thúc hoạt động: 
- HS nhắc lại buổi hoạt động 
- Nhận xét buổi HĐ
- Nhắc nhở hoạt động sau
Điều chỉnh
 Ngày soạn: 20/4/ 2016
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2016
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS làm đúng các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK
- HS làm thành thạo các dạng toán trên.
- HS chú ý độc lập, suy nghĩ khi làm toán.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, phiếu học tập. 
- HS: Vở bút.
- Lớp, cá nhân
- Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập....
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định : Hát 
II. KTBC: 
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nhận xét đánh giá.
III. Bài mới 
1. GTB
2. HD HS làm bài tập
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức
- Yêu cầu làm bảng con.
(13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2
 = 69094
(20354 - 9638) x 4 = 10716 x 4 
 = 42846
- GV sửa sai.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm vào vở.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS phân tích bài toán.
Tóm tắt
Bài giải
5 tiết : 1 tuần
175 tiết:  tuần?
Số tuần lễ thường học trong năm học là
175 : 5 = 35 (tuần)
 Đáp số: 35 (tuần)
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS phân tích bài.
- Yêu cầu làm vào vở.
Tóm tắt
Bài giải
3 người : 175.00đồng
2 người: đồng?
Số tiền mỗi người nhận được là
75000 : 3 = 2500(đồng)
 Số tiền 2 người nhận được là.
2500 x 2 = 50000 (đồng)
Đáp số: 50000đồng
Bài 4: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu
Tóm tắt
Bài giải
Chu vi: 2dm 4cm
Diện tích: ..cm2?
Đổi 2 dm 4cm = 24 cm
Cạnh của hình vuông dài là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình vuông là.
6 x 6 = 36 (cm2)
 Đáp số: 36 cm2
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nêu lại ND bài.
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh
Tiết 2: Tập làm văn 
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. Mục đích yêu cầu
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên.
- HS nói viết đủ câu, ngắn gọn, ý đấy đủ trọn vẹn.
- HS luôn luôn biết bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ, phiếu học tập. 
- HS: Vở bút.
- Lớp, cá nhân
- Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập....
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định: Hát 
II. KTBC: 
- Gọi 1HS đọc bài viết nhóm em thảo luận về bảo vệ môi trường tiết trước.
- GV nhận xét đánh giá 
III. Bài mới 
1. GTB
2. HD HS làm bài tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc gợi ý.
- GV giới thiệu về một số tranh ảnh về bảo vệ môi trường.
- HS quan sát.
- HS nói tên đề tài mình chọn kể.
- HS kể theo nhóm 3.
- GV gọi HS đọc bài.
- Vài HS thi đọc - HS nhận xét.
- GV nhận xét.
 Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS ghi lại lời kể ở BT1 thành một đoạn văn (làm vào vở)
- 1 số HS đọc bài viết.
-> HS nhận xét -> bình chọn.
-> GV nhận xét.
VD: Một hôm trên đường đi học em gặp 2 bạn đang bám vào một cành cây đánh đu. Vì hai bạn nặng lên cành cây xã xuống như sắp gẫy. Em thấy thế liền nói: Các bạn đừng làm thế gẫy cành cây mất
- GV thu vở 
IV. Củng cố : 
- Nêu lại ND bài
- Em đã làm được những việc gì để bảo vệ môi trường?
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh
Tiết 3: Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
_________________________________________________
Tiết 4: Tiếng anh
UNIT 19: THEY ARE IN THE PARK. LESSON 3. TASK 4, 5, 6
Giáo viên bộ môn soạn giảng
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TN&XH
NĂM ,THÁNG VÀ MÙA
A. Mục đích yêu cầu
- Biết được một năm trên trái đát có bao nhiêu thnág , có bao nhiêu ngày và mấy màu.
- HS quan sát tranh ảnh SGK tìm ra kiến thức, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS biết bảo vệ thân thể khi thời tiết thay đổi.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ, phiếu học tập. 
- HS: Vở bút.
- Dự kiến các hoạt động dạy học: cá nhân, nhóm, lớp, trò chơi.
C. Các hoạt động dạy học :
HĐ của thầy HĐ của trò
I. Ổn định: Hát
II. KTBC: 
- Gọi 1HS nêu vì sao có ngày đêm trên trái đất liên tiếp nhau?
- GV nhận xét đánh giá.
III. Bài mới 
1. GTB
2. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, 1 năm có 365 ngày.
* Tiến hành:
- B1: GV nêu yêu cầu và câu hỏi thảo luận.
 + Một năm thường có bao nhiêu ngày? bao nhiêu tháng?
- HS quan sát lịch, thảo luận theo câu hỏi.
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? ..
- Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận.
- HS quan sát hình 1 trong SGK
- GV: Để TĐ chuyển động 1 vòng quanh MT là 1 năm.
- HS nghe.
KL: Để TĐ chuyển động được 1 vòng quanh MT là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp.
* Mục tiêu: Biết 1 năm thường có 4 mùa 	
* Tiến hành:
- B1: GV nêu yêu cầu.
- 2 HS quan sát H2 trong SGK và hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý.
- B2: GV gọi HS trả lời.
- 1 số HS trả lời trước lớp
- HS nhận xét.
- KL: Có một số nơi trên TĐ, 1 năm có 4 mùa : Xuân, hạ, thu, đông. Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
 4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông:
* Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
* Tiến hành:
- B1: GV hỏi
+ Khi mùa xuân em thấy thế nào?
+ Ấm áp.
+ Khi mùa hạ em thấy thế nào?
+ Nóng nực.
+ Khi mùa thu em thấy thế nào?
+ Mát mẻ.
+ Khi mùa đông em thấy thế nào?
+ Lạnh, rét.
- B2:
+ GV hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- HS nghe.
-> GV nhận xét. 
IV. Củng cố : 
- Vì sao có các mùa trên trái đất?
- Em cần làm gì để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi?
V. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Các đới khí hậu
- HS chơi trò chơi.
Điều chỉnh
Tiết 2: Luyện viết
ÔN CHỮ HOA X
A. Mục đích yêu cầu
- Luyện viết chữ, trình bày đúng hình thức bài 
- Viết đúng cỡ chữ, đẹp....
- HS rèn chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng lớp viết ND bài 
- HS: Vở, bút, SGK
- Lớp, cá nhân,
- Giảng giải, hỏi đáp, phân tích, luyện tập....	
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định : Hát
II. KTBC:
- 2 em viết: Xôi tím
- GV nhận xét 
III. Bài mới
1. GTB:
2. HD HS viết bảng con.
- Hãy tìm các chữ hoa có trong bài? 
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
-> GV sửa sai cho HS 
- L, X, M
- HS quan sát
- HS viết bảng con L, X (2 lần)
* Luyện viết từ ứng dụng.
- GV gọi HS đọc 
- 2HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Lễ Xên Mường là lễ hội của đồng bào Thái trắng
Lễ Xên Mường
- HS tập viết bảng con: Lễ Xên Mường
-> GV quan sát sửa sai 
* Luyện viết câu ứng dụng
Lễ Xên Mường, Xên Bản, Xên Hươn là lễ hội quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái trắng.
- GV gọi HS đọc 
- HS đọc câu ứng dụng
GV giúp HS hiểu ND câu ứng dụng
- HS nghe 
- GV yêu cầu HS viết bảng con
- HS tập viết bảng con chữ
- GV nhận xét sửa sai.
3. HD viết vở cho HS 
- GV nêu yêu cầu 
- HS viết vào vở 
- GV quan sát, sửa cho HS 
4. Chữa bài:
- GV thu vở 
- HS nghe 
- Nhận xét bài viết
IV. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung bài 
- Gv nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh
Tiết 3: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TUẦN 32
A. Mục tiêu
- Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua của HS. 
- Phương hướng tuần tới 33
B. Chuẩn bị
- HS: Nội dung sinh hoạt
- GV: Nội dung sinh hoạt, Phương hướng tuần sau
C. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần qua
1. Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tuần vừa qua
2. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung
3. GV nhận xét kết luận
 a. Đạo đức
- Đa số các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo và người lớn. Đoàn kết hoà nhã với bạn bè, không có hiện tượng đánh cãi nhau xảy ra.
 b. Học tập
- Các em có ý thức đi học đều đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi tới lớp. Có ý thức chuẩn bị đồ dùng đầy đủ.
- Có ý thức học tập tốt như: Nhi, Phong, Việt, Minh
- Phê bình: Hưng viết chữ xấu.
 c. Các hoạt động khác
- Thể dục: Có ý thức xếp hàng nhanh nhẹn tập tương đối đẹp
- Vệ sinh: Đã vệ sinh lớp học sạch sẽ. Cá nhân cần sạch sẽ hơn trước khi đến lớp
III. Phương hướng
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, thi đua học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
- Cần bổ sung hoa tay cho đủ. Ra tập thể dục cần nhanh nhẹn hơn, tập có chất lượng hơn
- Phòng chống bệnh dịch chó dại. Phòng chống cháy rừng. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông
- Học tập tốt chào mừng ngày 30 - 4 ; 1- 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_29_den_32_nam_hoc_2015_2016.doc