Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 34

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 34

 HĐ cá nhân, lớp

- Một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

H:Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?( tình cờ thấy hổ mẹ .)

HS đọc thầm đoạn 2:

H:Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?

( dùng cây thuốc để cứa sống mọi người . Trong đó có con gái phú ông , được phú ông gã cho )

H:Thuật lại những việc đã xãy ra với vợ Cuội ?

Cả lớp đọc thầm đoạn 3: TLCH

H: vì sao chú cuội bay lên cung trăng ? (vợ cuội quên lời chồng dặn .)

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN34
Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: SƯ TICH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
Tiết: 1 & 2	
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ .
PP: Thực hành .
ĐD: SGK
HĐ cá nhân
 -2 HS đọc bài: “ Mặt Trời xanh của tôi” 
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: Đọc đúng: 
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, đọc mẫu, thực hành.
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ SGK phóng to .
GV giới thiệu bài: “Sự tích chú cuội cung trăng ” 
HS quan sát tranh nêu các phỏng đoán vì sao chú Cuội lên được cung trăng . Câu chuyện hôm nay sẻ đưa ra lý do đáng yêu của người xưa giải thích vì sao chú Cuội lạ ở trên cung trăng .
 HĐ cá nhân, nhóm, lớp.
a.GV đọc mẫu toàn bài.
HS quan sát tranh minh họa 
b.Luyện đọc từng câu: 
 - Đọc một câu và tiếp nối nhau. 
 Luyện đọc từ khó: quăng rìu, cựa quậy, lừng lững ,
HS đọc cá nhân - đồng thanh
 - HS phát âm GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
 -GV gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái.
 -HS hiểu nghĩa các từ: 
	Tiều phu, khoảng giập bả trầu, phú ông, rịt. Phần chú giải SGK
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm:
 -Các nhóm thi đọc: 3-4 nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh: Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
 -Một HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: HS hiểu nội dung : ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú cuội , giải thích hiện tượng thiên nhiênvà ước mơ bay lên mặt trăng của loài người 
PP: Hỏi đáp, thực hành, thuyết trình.
ĐD: SGK, tranh
 HĐ cá nhân, lớp
- Một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
H:Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?( tình cờ thấy hổ mẹ ..)
HS đọc thầm đoạn 2:
H:Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ? 
( dùng cây thuốc để cứa sống mọi người . Trong đó có con gái phú ông , được phú ông gã cho )
H:Thuật lại những việc đã xãy ra với vợ Cuội ? 
Cả lớp đọc thầm đoạn 3: TLCH
H: vì sao chú cuội bay lên cung trăng ? (vợ cuội quên lời chồng dặn.)
 -Cả lớp đọc thầm câu hỏi 5 SGK:
H: em tưởng tượng chú cuội sống trên cung trăng như thế nào ?(chọn ý em cho là đúng nhất. )
 HS thảo luận trả lời 
GVchốt như mục tiêu
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Đọc nâng cao.
PP: Học nhóm,thực hành
ĐD: SGK
HĐ nhóm
 -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3. Luyện đọc .
 -Thi đọc truyện trong nhóm.
 - Thi đọc toàn bài 
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện .
- Rèn kĩ năng nghe.
PP: Học nhóm, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ ghi gợi ý 
HĐ nhóm
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý SGK kể đúng nội dung câu chuyện.
b.HS kể:
 -HS đọc gợi ý SGK.
 -GV viết các ý tóm tắtmỗi đoạn, HS giỏi kể mẫu đoạn 1 
 - Từng cặp HS tập kể.
 -Ba HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn .
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
 -Câu chuyện trên là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm trăng tròn ) đồng thời thể hiện ước mơ bay vào mặt trăng của loài người.
 -GV nhận xét tiết học.
 	+Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
	+Chuẩn bị bài sau: 
Toán: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (T3)
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, 
ĐD: Bảng con, phấn
HĐ cả lớp
 HS làm bảng con : 13070 x 6 , 10709 x 7
 GV nhận xét, sửa sai
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
 Ôn tập 
MT: Biết làm tính cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100000
Biết giải toán bằng hai phép tính.
PP: Thực hành, thuyết trình, 
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ lớp, cá nhân
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4( cột1,2 / 172 SGK vào vở ô li.
-HS tự làm bài, GV dạy cá nhân.
Bài 1: HS nêu cách tính nhẩm, so sánh kết quả tính của từng cặp biểu thức .
 30000 + 2000 x 2 = 7000 nhẩm
 3 nghìn + 2 nghìn x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn 
 = 7 nghìn
 (3000 + 2000) x 2 = 10000 nhẩm 
 (3 nghìn + 2 nghìn ) = 5 nghìn x 2 
 = 10 nghìn 
Bài 2: HS đọc yêu cầu làm bài cá nhân . 
Bài 3 HS đọc yêu cầu tự giải
 Bài giải 
 Số lít dầu đã bán là : 
 6450 : 3 = 2150 (lít)
 Số lít dầu còn lại là: 
- 2150 = 4300 (lít) 
 Đáp số: 4300 lít 
Bài 4: HS đọc yêu cầu - hoạt động nhóm cố định 
 Các nhóm thảo luận làm vào bảng trắng
 GV nhận xét kết quả - HS nêu cách tìm chữ số còn thiếu 
 4 7 
 x 2
 8
 -HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt. 
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 75 vào VBT.
 Chính tả (N-V):	 THÌ THẦM.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con 
HĐ lớp
 -Cả lớp viết bảng con 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x, o/ ô.
 -GV theo dõi các em viết, nhận xét.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT:Nghe-viết chính xác, trình bày đúng và đẹp hình thức khổ thơ 5 chữ. 
 PP: Hỏi đáp, thuyết trình , thực hành.
ĐD: Bảng con
GV ghi đề bài lên bảng.
2.GV tổ chức, hướng dẫn HS nghe viết:
 *GV đọc 1 lần bài thơ .
 -Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 -HS nắm nội dung bài viết:
H: Bài thơ cho thấy các sự vật con vật biết trò chuyện, thì thầm với nhau . Đó là sự vật con vật nào ?
H:Những từ nào trong bài viết hoa ? Vì sao?
 -HS nhận xét chính tả.
 -HS tập viết các từ khó dễ lẫn ra vở nháp. VD:
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
 -HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
 *GV chấm, chữa bài.
Hoạt động2: (13/)
 Bài tập:
MT: Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam Á.
Điền đúng vào chỗ trống các âm dễ lẫn s / x ; o /ô.
PP: Thực hành. 
ĐD: -Bảng phụ viết nội dung BT2a, b.VBT 
HĐ cá nhân, lớp
a,Bài tập 2: 
 -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
 -Cả lớp dọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam Á .
 - HS nhận xét về cách viết hoa tên riêng
 - GV đọc 1HS viết bảng, lớp viết bảng con 
 - GV đọc – HS viết bài vào vở.
 Thái lan, Ma- lai- xi – a,M- an- ma, Xin- ga po 
b,Bài tập 3: lựa chọn 
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em.
 -Cả lớp làm làm bài cá nhân .
 -GV theo dõi hướng dẫn HS.
 - HS đọc kết quả, lớp đối chiếu kết quả - nhận xét.
 - GV chốt kết quả đúng : 
 a, Đằng trước- ở trên ( lời giải câu đố : cái chân )
 b, Đuổi ( lời giải câu đố: cầm đũa và cơm vào miệng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Giao nhiệm vụ về nhà: Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp. 
Tập đọc: MƯA 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn kiến thức đã học
HĐ cá nhân
 3 HS kể lại 3 đoạn của câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng ” 
Lớp , GV nhận xét, ghi điểm .
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Luyện đọc
MT: Đọc đúng:.... .
PP:Thực hành, đọc mẫu, quan sát.
ĐD: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, SGK.
GV giới thiệu: Mưa’’ 
 HĐ cá nhân, nhóm, lớp.
a.GV đọc mẫu toàn bài- HD đọc 
 -HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: 
 - Mỗi em đọc hai dòng và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài.
 -Nếu HS phát âm sai GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc từng khổ thơ:
 -Bài có 5 khổ thơ, HS đọc nối tiếp5 khổ thơ. 
 -GV giúp HS hiểu từ mới chú giải SGK, giải thích thêm từ :Thảm cỏ :Lũ lược, lật đật 
d.Luyện đọc từng khổ thỏ trong nhóm: Nhóm 4.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh cả bài: Cả lớp.
 - HS đọc cả bài, HS nhận xét GV bổ sung ghi điểm.
Hoạt động 2: (10/) 
Tìm hiểu bài
MT: Qua hình ảnh “Mặt Trời xanh của tôi” và những dòng thơ tả vẽ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giã . 
PP: Thực hành, hỏi đáp. 
ĐD: SGK
HĐ lớp, cá nhân.
Cả lớp đọc thầm ba khổ thơ đầu suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
H:Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
( khổ thơ 1 tả cảnh trước cơn mưa: mây đen lũ  , khổ 2,3 tả trận mưa dông đang xãy ra : chớp mưa nặng hạt  ) 
 HS đọc thầm khổ 4 trả lời : H : cảnh sinh hoạt ngày mưa ấm cúng như thế nào?( Cả nhà ngồi bên bếp lửa)	
 -Cả lớp đọc thầm khổ cuối , để TLCH: 
H:Vì sao mọi người thương bác ếch ?( vì bác lặn ) 
 H: Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?( .cô,bác nông dân ..) 
GV chốt:Như mục tiêu.
Hoạt động 3: (8/)
 Luyện đọc lại
MT: HS đọc thuộc bài thơ nhiều hình thức .
HĐ lớp, cá nhân
 -HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hình thức tự nhẩm.
 -Thi đọc thuộc bài thơ: Hình thức hái hoa.
 -5 em nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
 - Thi đọc cả bài thơ 
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học 
 -.Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về thiên nhiên .
Tự nhiên và Xã hội:	 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (T1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/) Chúng em tìm hiểu. 
MT: Nêu được đặc điểm của bề mặt lục địa.
 PP: Thảo luận nhóm, thuyết trình, quan sát.
ĐD: -Các hình trong SGK trang 124.
Phiếu câu hỏi 
 GV ghi đề lên bảng.
HĐ nhóm, cá nhân .
*Bước 1: -GV chia nhóm đôi. 
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 128 thảo luận các câu hỏi : 
GV phát phiếu câu hỏi – các nhóm tiến hành thảo luận. 
H:Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao,chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?
*Bước 2: Làm việc cá nhân
 -Đại diện nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi ,núi), có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên) có những dòng nước chảy ( sông, suối) và những nơi chứa nước( ao, hồ). 
Hoạt động 2: (15/) Chúng em tìm hiểu .
MT: -Nêu được đặc điểm chính của ba đới khí hậu 
PP: Thảo luận nhóm, thực hành, thuyết trình 
ĐD: Sơ đồ, tranh SGK. 
HĐ nhóm
*Bước 1: GV chia nhóm cố định 
 HS làm việc theo nhóm quan sát hình 1 TLCH 
 GV phát phiếu câu hỏi. 
HS làm viêc theo nhóm -các nhóm tiến hành thảo luận
 H: Chỉ ... viết nội dung BT2b.
 -VBT. VBT
HĐ cá nhân.
Bài tập 2: Lựa chọn
 -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
 -GV nêu yêu cầu của bài: Làm bài 2a. Cả lớp làm bài vào vở.
 -Mời 2 HS đọc kết quả , toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
Câu a: vũ trụ - chân trời . 
Bài tập 3: 
 -HS đọc nội dung của bài; làm bài cá nhân.
 -HS đoc nối tiếp lời giải 
 -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a, Trời- trong –trong –chớ -chân – trăng –trăng 
b Cũng –cũng –cả -điểm – cả - điểm –thể - điểm 
 Lớp chữa bài vào vở 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết đẹp -Giao nhiệm vụ về nhà:
 +Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.
	+Chuẩn bị bài sau: Tập làm văn 
Tự nhiên và Xã hội : BỀ MẶT TRAÍ ĐẤT .
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)Quan sát tranh theo cặp.
MT: Biết trên bề mặt Trái Đất có sáu châu lục và bốn đại dương.
Biết nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. 
PP: Đàm thoại, thực hành, thuyết trình.
ĐD: -Các hình trong SGK trang 126.
GV ghi đề lên bảng.
HĐ nhóm,cá nhân, lớp.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 2.
 -Các nhóm quan sát hình 1 trong SGK trang 126 chỉ đâu là nước,đâu là đất.
 - Đại diện nhóm lên chỉ 
Bước 2: GV chỉ cho HS biết đâu là phần nước, đâu là phần đất trên quả địa cầu(màu xanh lơ thể hiện hần nước..)
 H: Nước hay đất chiếm phần lớn lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
GV giải thích kết hợp tranh minh họa 
 Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất
 Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc lục địa. 
*GV kết luận: Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. những khối đất liền lớn trên bề mặt TĐ gọi là lục địa.
Phần lục địa chia làm 6 châu lục, khoảng nước rộng mênh mông bao phủ phần lục địa gọi là đại dương.trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương. 
Hoạt động 2: (10/): 
MT: Nói tên và chỉ đúng vị trí 6 châu lục và 4 đại dương. 
PP: Thực hành, , quan sát, thuyết trình.
ĐD: -Quả địa cầu. 
HĐ nhóm
Bước 1: HS làm việc theo gợi ý
 H:Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ .
 H: Có mấy đại dương ? chỉ và nói tên các đại dương ?
 H: Chỉ vị trí VN trên lược đồ? VN ở châu lục nào?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
*GV kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục, 4 đại dương . 
Hoạt động 3: (6/)Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục, đại dương.
MT:-Khắc sâu kiến thức cho HS 
Tạo hứng thú học tập.
PP: Trò chơi
HĐ nhóm
 -GV chia nhóm phát mỗi nhóm lược đồ câm , 10 tám bìa ghi tên châu lục và đại dương .
 -Tổ chức cho HS chơi.
 -GV hô bắt đầu HS trong nhóm trao đổi nhau rồi dán tấm bìa vào lược đồ câm.
GV đánh giá kết quả nhóm thắng cuộc .
Hoạt động : (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
	+Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa. 
Tập làm văn: N-K: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. 
 GHI CHÉP SỔ TAY . 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
HĐ cá nhân.
 - 2 em đọc bài viết tuần trước .
 -GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: 
MT: Nghe và nói lại được thông tin trong bài vươn tới các vì sao. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, thuyết trình, quan sát .
ĐD: -Tranh ảnh SGK
 GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ cá nhân
Bài tập 1: 
 -1HS yêu cầu của bài tập và 3 đề mục a,b,c- lớp đọc thầm.
 - HS quan sát tranh minh họa đọc tên tàu vũ trụ và hai nhà du hành.
-GV đọc bài hỏi HS
H: Liên xô phóng thành công tàu vũ trụ phương đông 1 ngày, tháng, năm nào? ( 12-4 – 1961)
H: Ai là người bay trên con tàu đó?
H: Con tàu bay mấy vòng quanh Trái Đất? 
H: Ngày nhà du hành vũ trụ Am – xtơ- rông đươc tàu vũ trụ đưa lên mặt trăng là ngày nào? 
-GV đọc lần 2,3
- HS thực hành nói
GV khen gợi những học sinh nhớ chính xác.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết:
 Biết ghi vào sổ tay những ý chính của một trong ba thông tin nghe được.
PP: Thực hành.
ĐD: VBT
HĐ cá nhân
GV đọc yêu cầu bài 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn ghi vào sổ tay ý chính.
HS viết vào vở bài tập
HS nối tiếp nhau đọc trước lớp 
Lớp và GV bình chọn biết ghi chép sổ tay.
VD: ýa: người đầu tiên bay vào vũ trụ : Ga- ga- rin 12-4- 1961
Hoặc 12-4- 1961 ga-ga- rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ .
Hoạt động 3: (3/)
 -GV nhận xét tiết học. 	 
Tự nhiên và Xã hội:	 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (T2)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/) Chúng em tìm hiểu. 
MT: Biết so sánh một số dạng địa hình giữa núi và đồi.
 PP: Thảo luận nhóm, thuyết trình, quan sát.
ĐD: -Các hình trong SGK trang 130.
Phiếu câu hỏi 
 GV ghi đề lên bảng.
HĐ nhóm, cá nhân .
*Bước 1: -GV chia nhóm cố định. 
 -GV yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 1,2 trong SGK trang 130 và tranh ảnh thảo luận các câu hỏi : 
GV phát phiếu câu hỏi – các nhóm tiến hành thảo luận. 
 H:Chỉ trên các hình , hình nào thể hiện đồi, núi ?
 H: Sự khác nhau giữa đồi và núi?
 Núi
 Đồi
Độ cao 
 Cao 
Thấp 
Đỉnh 
Nhọn 
tương đối tròn
Sườn 
Dốc
thoải 
*Bước 2: Làm việc cá nhân
 -Đại diện nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận: Núi thường cao hơn đồi,và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi đỉnh tròn , sườn thoải.
Hoạt động 2: (15/) Chúng em tìm hiểu .
MT: -Biết so sánh dạng địa hình giữa cao nguyên và đồng bằng.
PP: Thảo luận nhóm, thực hành, thuyết trình 
ĐD: Sơ đồ, tranh SGK. 
HĐ nhómđôi
*Bước 1: GV chia nhóm đôi 
 HS làm việc theo nhóm quan sát hình 3, 4, 5 trang 131 
 GV phát phiếu câu hỏi. 
HS làm viêc theo nhóm -các nhóm quan sát và thảo luận. 
 H: So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
 H:Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau điểm nào?
 *Bước 2:
Đại diện nhóm lên trả lời 
*GV kết luận: đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 
Hoạt động 4: (3/)
MT: Củng cố các biểu tượng đồi, núi đồng bằng và cao nguyên. 
PP: Quan sát, thuyết trình.
ĐD:hình ảnh sưa tầm 
HĐ cá nhân.
Bước1: HS vẽ hình mô tả núi, đồng bằng và cao nguyên,vẽ vào VBT hoặc giấy A4
Bước 2 : HS cạnh nhau trao đổi nhận xét hình vẽ của bạn.
Bước 3: GV trưng bày hình ảnh vẽ của một số bạn 
 Lớp- GV nhận xét
Toán: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN ( T1)
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành
HĐ lớp.
 -GV kiểm tra VBT của học sinh.
 Chấm 5 em – nhận xét .
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
 Thực hành
MT: Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
PP: Thực hành,phân tích, tổng hợp . 
ĐD: Vở toán
 GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ cá nhân
GV tổ chức cho HS tự làm bài:
 -HS làm bài 1, 2, 3 / 176 SGK vào vở ô li.
 -HS làm bài, GV dạy cá nhân.
 -GV chấm, chữa 
Bài 1b: HS đọc yêu cầu nêu cách thực hiện ( có hai cách) Cách1:
 +Tínhsốdân năm ngoái : 5236 + 87=5323(người) 
 +Tính số dân năm nay: 5325+ 75 = 5398( người)
Cách 2: +Tính số dân tăng sau hai năm.
 + Tính số dân năm nay .
Bài 2:
 HS đọc đề toán và làm bài . 
Giải:
 Số áo đã bán là:
 1245 : 3 = 415 ( cái áo)
 Số áo còn lại là :
 1245 - 415 = 830 (cái áo)
 Đáp số: 830 cái áo
Bài 3: HS đọc yêu cầu – tự giải 
 Bài giải 
 Số cây đã trồng là : 
 20500 : 5 = 4100 (cây )
 Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là :
 20500 - 4100 = 16400 ( cây)
 Đáp số: 16400 cây 
 -HS nào làm xong,GV chấm. 
Hoạt động 2: 
 Tổng kết (4/)
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / vào VBT.
Toán: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN( T2)
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành
HĐ lớp.
 -GV kiểm tra VBT của học sinh.
 Chấm 5 em – nhận xét .
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
 Thực hành
MT: Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
PP: Thực hành,phân tích, tổng hợp . 
ĐD: Vở toán
 GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ cá nhân
GV tổ chức cho HS tự làm bài:
 -HS làm bài 1, 2, 3 / 176 SGK vào vở ô li.
 -HS làm bài, GV dạy cá nhân.
 -GV chấm, chữa 
Bài 1: HS đọc yêu cầu tự tóm tắt bài toán rồi giải 
 Bài giải
 Độ dài của đoạn dây thứ nhất là: 
 9135 : 7 = 1305(cm )
 Độ dài đoạn dây thứ hai là : 
 9135 - 1305 = 7830 (cm)
 Đáp số:Đoạn thứ nhất:1305cm
 Đoạn thứ hai : 7830cm Bài 2:
 HS đọc đề toán và làm bài . 
Giải:
Tóm tắt: 
5xe chở : 15700kg Mổi xe chở đc số kg muối là:
2xe chở : ..kg 15700 : 5 = 3140 (kg)
 Hai xe chở đc số kg muối là:
x 2 = 6280 (kg)
 Đáp số: 6280 kg
Bài 3: HS đọc yêu cầu – tự giải 
 Bài giải 
 Số cốc đựng trong mỗi hộp là: 
 42 : 7 = 6( cốc)
 Số hộp đựng hết 4752 cốc là : 
 4572 : 6 = 762 (hộp)
 Đáp số: 762 hộp 
-HS nào làm xong,GV chấm. 
Hoạt động 2: 
 Tổng kết (4/
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt.
 - Về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / vào VBT.
HĐTT: SINH HOẠT LỚP
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (15/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
 B1: Lớp ca múa hát tập thể.
 B2: Lớp trưởng điều khiển cuộc họp
Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những sao chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần.
B3: GV nhận xét chung:
-Các sao đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen: Duyên , Trâm , Hạnh , Sâm Trung 
-Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như:
Trung, Thảo , Huệ , Hồng.
 +Hăng say phát biểu xây dựng bài: Sâm ,Vân Anh, Hùng .
 +Bên cạnh đó còn có những sao về nhà không hoàn thành bài tập: Thêm Lan , Bích, Huệ.
 +Một số sao thường xuyên quen sách vở , bút 
 +Đa số các sao đi học đúng giờ.
 +Tổ trực nhật làm vệ sinh lớp sạch sẽ.Các sao cần làm về sinh khu vực quy định sạch sẽ
 + Sắp hàng ra vào lớp thực hiện tốt 
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
 Hoàn thành chương trình tuần 34
- Tiếp tục thi đua học tập tốt lao động tốt.
-Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ
 - Đọc tốt 5 điều Bác Hồ dạy 
- Không ăn quà vặt trong trường học 
-GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
-Ôn tập tốt về nhân, chia, cộng ,trừ chuẩn bị thi kỳ 2 đạt chất lượng cao.
-Không nói chuyện riêng trong giờ học .
Tiếp tục trang trí xanh hóa lớp học ,tu sửa bồn hoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_34.doc