Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 3

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 3

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái.Yêu cầu thực hiên động tác cơ bản chính xác .

- Học trò chơi: Chim về tổ.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi đúng luật.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm : Sân trường; 1 còi

 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 12 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 8 - Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8	Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái.Yêu cầu thực hiên động tác cơ bản chính xác . 
- Học trò chơi: Chim về tổ.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi đúng luật.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm : Sân trường; 1 còi
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Khởi động
HS chạy một vòng trên sân tập
Giậm chân.giậm Đứng lại.đứng
Trò chơi:Kéo cưa lừa xẻ
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
 a.Ôn động tácđi chuyển hướng phải trái
Hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện
 Nhận xét
Các tổ thi đua đi chuyển hướng phải trái
 Nhận xét Tuyên dương
b.Trò chơi: Chim về tổ
GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
-Về nhà luyện tập bài tập RLTTCB
6p
 28p
18p
2-3lần
1lần/tổ
 10p
 6p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
Đội hình trò chơi
 GV
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 8	 Thứ Ba	
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác một đoạn 4 ( 63 chữ ) của truyện Các em nhỏ và cụ già.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : r / d / gi 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : r / d / gi
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 	 -	GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của HS
Hoạt động của Giáo viên
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
( 20’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Các em nhỏ và cụ già
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu
Lời các nhân vật được đặt sau những dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng
Đoạn văn có 7 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Giặt
Rát
Dọc 
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả các em nhỏ và cụ già :
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : ngoẻn cười, hèn nhát, kiên trung, kiêng nể.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác một đoạn 4 ( 63 chữ ) của truyện Các em nhỏ và cụ già.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại đoạn 4.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ?
+ Lời các nhân vật được đặt sau những dấu gì ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt,  
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : r / d / gi. 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Làm sạch quần áo, chăn màn, bằng cách vò, chải, giũ, trong nước : 
 Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng : 
Trái nghĩa với ngang : 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 8	 Thứ Ba	
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp học sinh :
Biết cách giảm một số đi nhiều lần ( bằng cách chia số đó với số lần )
Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần. 
Kĩ năng : HS vận dụng cách thực hiện giảm một số đi nhiều lần để giải các bài tập.
Thái độ : HS ham thích học tập môn toán, tích cực tham gia vào hoạt động học tập. 
II/ Chuẩn bị :	GV : ĐDDH, các trò chơi phục vụ cho việc giải các bài tập.
 HS : vở bài tập Toán 1.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hát
Phương pháp : Giảng giải, thảo luận, thực hành, đàm thoại
2 học sinh đọc.
Hàng trên có 6 con gà. Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới. 
Học sinh thảo luận nhóm đôi vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng trên vào 1 tấm bìa.
Học sinh trình bày. Bạn nhận xét
1 HS lên bảng vẽ
Bạn nhận xét.
Tính số gà hàng dưới
Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới 
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Học sinh nêu cách giải.
Bạn nhận xét.
Học sinh lên bảng trình bày. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
Số gà hàng dưới là :
6 : 3 = 2 ( con )
Đáp số : 2 con
Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta lấy 8 cm chia cho 4
8 : 4 = 2 ( cm )
Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta lấy 10 kg chia cho 5
10 : 5 = 2 ( kg )
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
3 học sinh nêu.
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Học sinh đọc : Viết ( theo mẫu ):
Học sinh nêu
Học sinh làm bài vào vở
Học sinh lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi.
Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh đọc
Chị Lan có 84 quả cam, sau khi đem bán thì số quả cam giảm đi 4 lần.
Hỏi chị lan còn bao nhiêu quả cam?
Muốn biết chị Lan còn bao nhiêu quả cam ta lấy số quả cam trước khi đem bán giảm đi 4 lần.
Học sinh lên bảng ghi tóm tắt
1 học sinh lên làm bài trên bảng
Cả lớp làm vào vở
Lớp nhận xét.
Học sinh giơ bảng Đ – S.
Học sinh đọc
Chú Hùng đi xe máy từ làng đến thị xã hết 6 giờ, nếu đi bằng ô tô thì thời gian giảm 2 lần.
Hỏi chú Hùng đi ô tô từ làng đến thị xã hết bao nhiêu giờ ?
Muốn biết chú Hùng đi ô tô từ làng đến thị xã hết bao nhiêu giờ ta lấy thời gian đi xe máy giảm đi 2 lần.
Học sinh trả lời
Học sinh lên bảng ghi tóm tắt
1 học sinh lên làm bài trên bảng
Cả lớp làm vào vở
Lớp nhận xét.
Học sinh giơ bảng Đ – S
Học sinh đọc 
Muốn vẽ đoạn thẳng AP ta cần phải biết độ dài đoạn thẳng AP dài bao nhiêu xăng-ti-mét.
Muốn biết độ dài đoạn thẳng AP dài bao nhiêu xăng-ti-mét ta lấy độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần.
Học sinh làm bài vào vở 
Muốn giảm một số đi một số lần ta lấy số đó chia cho số lần.
Muốn giảm một số đi một số đơn vị ta lấy số đó chia cho số lần.
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Hoạt động 1 : ( 12’ )
Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh thực hiện giảm một số đi nhiều lần.
Giáo viên nêu bài toán : Hàng trên có 6 con gà. Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới. Tính số gà hàng dưới.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ :
Gọi học sinh đọc lại đề toán và hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
Giáo viên cho cả lớp thảo luận nhóm đôi để vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng trên.
Giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng trên lên bảng.
Giáo viên cho học sinh tìm cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng dưới.
Giáo viên gọi học sinh trình bày cách vẽ.
Giáo viên nhận xét.
Tóm tắt :
6 con
Hàng trên :
Hàng dưới : 
? con
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Nhìn vào tóm tắt, hãy cho biết số gà hàng dưới như thế nào so với số gà hàn ...  Các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
Phương pháp : giảng giải, thảo luận 
HS chia thành các nhóm và quan sát 
Các nhóm nhận tranh vẽ, thảo luận, xếp các tranh vẽ vào các nhóm 
Nhóm có lợi : nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo
Nhóm có hại : cà phê, thuốc lá, rượu.
Nhóm rất nguy hiểm : ma túy.
Các nhóm dán kết quả lên bảng. 
Đại diện một vài nhóm lên trình bày lại kết quả của nhóm mình. 
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.
Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử
Các nhóm khác bổ sung, góp ý. 
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : ( 4’ ) Hoạt động thần kinh
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ )
Mục tiêu : Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh
Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 32 SGK. 
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ : 
+ Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ?
+ Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Yêu cầu 7 HS lên bảng gắn 7 bức tranh vào 2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù hợp.
GV kết luận:
+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?
+ Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
Kết Luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc sẽ rất tốt cho cơ quan thần kinh. Ngược lại, nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
Hoạt động 2: đóng vai ( 7’ )
Mục tiêu : Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh số 8 trang 33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh
+ Tức giận
+ Vui vẻ
+ Lo lắng
+ Sợ hãi 
Sau đó đóng vai: 1 HS sẽ làm bác sĩ, các HS khác sẽ lần lượt thể hiện các trạng thái trong hình vẽ đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ sẽ nhận xét xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
GV nhận xét, kết luận : Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác. Điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của chính chúng ta và cho người khác.
Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh. Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè
Hoạt động 3 : làm việc với SGK ( 8’ )
Mục tiêu : Kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh.
Cách tiến hành :
Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát hình 9 ở trang 33 SGK 
Phát cho các nhóm HS tranh vẽ một số đồ ăn, đồ uống như : nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy, thuốc ngủ
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm : có lợi cho cơ quan thần kinh, có hại cho cơ quan thần kinh, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh.
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận : Sau khi đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả lên bảng
Gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Giáo viên hỏi học sinh :
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ?
+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?
+ Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh.
Kết luận: Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh
Kết hợp GDBVMT : Như ở Mục tiêu bài
PHIẾU HỌC TẬP
Phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh qua các hình trang 32 SGK
Hình
Việc làm
Tại sao việc làm đó có lợi ?
Tại sao việc làm đó có hại ?
1
Bạn nhỏ đang ngủ
Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi
2
Bạn nhỏ đang chơi trên bãi biển
Cơ thể được nghỉ ngơi, cơ quan thần kinh được thư giãn
Nếu phơi nắng quá lâu dể bị ốm
3
Bạn nhỏ đọc sách đến 11 giờ đêm
Thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt 
4
Bạn chơi trò chơi trên vi tính
Nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.
Nếu chơi quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng 
5
Xem biểu diễn văn nghệ
Giúp giải trí, thần kinh được thư giãn
6
Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ
Khi được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.
7
Bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh
Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 16 : Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo ).Tuần : 8	 Thứ Ba	
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết ứng dụng cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. 
Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
Kĩ năng : HS gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
Trang trí được những bông hoa theo ý thích
Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu các bông hoa 4,5, 8 cánh có kích thước đủ lớn để HS quan sát 
Tranh quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của HS
Hoạt động của Giáo viên
Hát
Hình 1 Hình 2
Hình 3
Hình 4
a) b) 
c) Hình 5
a) b)
Hình 6
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài : gấp, cắt, dán bông hoa ( Tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1 : ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại quy trình cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh, qua đó gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu và nêu câu hỏi gợi ý cho HS nhớ lại quy trình gấp cắt, dán. 
GV hỏi :
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào ?
+ Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
+ Khoảng cách giữa các bông hoa như thế nào ?
Hoạt động 2 : thực hành ( 23’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, qua đó gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh
Phương pháp : thực hành 
Gấp, cắt bông hoa 5 cánh .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 5 cánh theo các bước sau :
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 6 ô
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh : cách gấp giống như gấp giấy để cắt ngôi sao năm cánh. 
+ Vẽ đường cong như hình 1
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh. Có thể cắt sát vào góc nhọn để làm nhụy hoa ( Hình 2 )
Giáo viên : tùy theo từng cách vẽ và cắt lượn theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau ( Hình 3, 4 ).
Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 4 cánh theo các bước sau :
+ Cắt các tờ giấy hình vuông có kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau 
( Hình 5a ) 
+ Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau ( H. 5b )
+ Vẽ đường cong như hình 5b
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 4 cánh. Có thể cắt sát vào góc nhọn để làm nhụy hoa (Hình 5c)
Giáo viên hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh : gấp đôi hình 5b ta được 16 phần bằng nhau ( Hình 6a ). Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 8 cánh. Có thể cắt sát vào góc nhọn để làm nhụy hoa (Hình 6b)
Giáo viên cắt mẫu và lưu ý học sinh : khi cắt phải mở rộng khẩu độ kéo, vì mẫu gấp có nhiều nếp gấp chồng lên nhau nên rất dày.
Dán các hình bông hoa .
Giáo viên hướng dẫn dán các hình bông hoa như sau :
+ Sắp xếp các bông hoa vừa cắt được vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng.
+ Nhấc từng bông hoa ra, lật mặt sau để bôi hồ, sau đó dán vào vị trí đã định.
+ Vẽ thêm cành, lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tuỳ ý thích của mình. 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán bông hoa và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : Kiểm tra chương 1 : Phối hợp gấp, cắt, dánh hình
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3.doc