I/ Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : mật, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa, .,
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Tuần : 8 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy ) Tuần : 8 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : mật, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa, ..., Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc ( đồng chí, nhân gian, bồi ). Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của HS Hoạt động của GV Hát Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài Cá nhân Học sinh đọc phần chú giải 3 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Học sinh đọc thầm Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật Con các bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được, bơi lội được. Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy, hót ca. Học sinh đọc Cá nhân Học sinh nêu và diễn đạt bằng nhiều cách HS đọc thầm và trả lời : Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. Học sinh đọc thầm và trả lời : Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Phương pháp : Thực hành, thi đua Cá nhân Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Học sinh lắng nghe. Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Các em nhỏ và cụ già ( 4’ ) Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha Nắm được nghĩa của các từ mới GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV cho HS đọc nối tiếp câu Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Kết hợp giải nghĩa từ : đồng chí, nhân gian, bồi GV gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : + Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi : + Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ? Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu : Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng. Giáo viên hướng dẫn : câu thơ Một ngôi sao chẳng sáng đêm cho chúng ta thấy một ngôi sao không thể làm nên đêm sao sáng mà phải có nhiều ngôi sao mới làm được. Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ khác trong khổ thơ 2. Giáo viên gọi học sinh nêu cách hiểu của từng em Giáo viên chốt : Một thân lúa chín chẳng nên vàng. Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín Một người đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi ! Một người không phải là cả loài người. / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi. Nhiều người mới làm nên nhân loại. / Sống cô đơn một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ cuối và hỏi : + Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi + Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ ? Giáo viên chốt ý : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 1 với giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí Con ong làm mật, / yêu hoa / Con cá bơi, / yêu nước ; // con chim ca, / yêu trời / Con người muốn sống, / con ơi Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. // Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Con - Một - Núi Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Con - Một - Núi ) Cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Những chiếc chuông reo. Tuần : 8 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản. Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập về giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của HS Hoạt động của Giáo viên Hát Phương pháp : thi đua, trò chơi Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ). HS đọc 2 gấp 6 lần bằng 12 12 giảm đi 3 lần được 4 HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Học sinh đọc Bác Liên có 42 quả gấc, sau khi bán số quả gấc đã giảm đi 7 lần. Hỏi bác Liên còn bao nhiêu quả gấc ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh đếm : Trong hình vẽ bên có 35 quả cam a) số cam đó có bao nhiêu quả ? b) số cam đó có bao nhiêu quả ? Học sinh làm bài và sửa bài Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh làm bài và sửa bài Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : giảm đi một số lần ( 4’ ) Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Luyện tập : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản, bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên viết lên bảng bài mẫu và hỏi : 2 gấp 6 lần 12 Giảm 3 lần 4 + 2 gấp 6 lần bằng bao nhiêu ? Ta viết số 12 vào ô trống thứ 2 + 12 giảm đi 3 lần được mấy ? Ta viết số 4 vào ô trống thứ 3 Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi giải bài toán. GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh đếm số quả cam có trong hình vẽ rồi điền vào chỗ chấm + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4a : đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng MN GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh tự làm bài và thi đua sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4b : chấm 1 điểm O trên đoạn thẳng MN, sao cho độ dài đoạn thẳng ON bằng độ dài đoạn thẳng MN. GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Tìm số chia. Làm tiếp các bài còn lại GV nhận xét tiết học. Tuần : 8 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Mở rộng vốn từ về Cộng đồng. Tiếp tục ôn kiểu câu Ai làm gì ? Kĩ năng : tìm được các từ chỉ những người trong Cộng đồng nhanh, đúng, chính xác . Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2, ô chữ ở BT1 . HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của HS Hoạt động của GV Hát Học sinh sửa bài ( 17’ ) Phương pháp : thi đua, động não Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng : Cá nhân Cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau. Xếp từ cộng đồng vào cột Những người trong cộng đồng Cộng tác có nghĩa là cùng làm chung một việc Xếp từ cộng tác vào cột Thái độ, hoạt động trong cộng đồng Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Đánh dấu ( + ) vào ô trống trước thái độ ứng xử em tán thành, đánh dấu ( - ) vào ô trống trước thái độ ứng xử em không tán thành : Học sinh thảo luận nhóm về thái độ ứng xử ở các câu thành ngữ, tục ngữ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. ( 16’ ) Phương pháp : thi đua, động não Gạch 1 gạch ( ___ ) dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )”. Gạch 2 gạch ( === ) dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì ?” HS đọc: Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )” là Đàn sếu. Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” là đang sải cánh trên cao. Học sinh làm bài Học sinh thi đua tiếp sức. Bạn nhận xét Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây : Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ : Cộng đồng Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Cộng đồng Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong bài + Cộng đồng có nghĩa là gì ? + Vậy ta xếp từ cộng đồng vào cột nào ? + Cộng tác có nghĩa là gì ? + Vậy ta xếp từ cộng tác vào cột nào ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Những người trong cộng đồng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng Cộng đồng, đồng bào Cộng tác, đồng tâm đồng đội, đồng hương Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên giải nghĩa từ : Cật : lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ : Chung lưng đấu cật : đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại : ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác Ăn ở như bát nước đầy : sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm Gọi học sinh trình bày. Gọi học sinh đọc bài làm của bạn : Tán thành thái độ ứng xử ở câu : a, c Không tán thành thái độ ứng xử ở câu : b Hoạt động 2: ôn kiểu câu Ai làm gì ? Mục tiêu : giúp học sinh ôn kiểu câu Ai làm gì ? Bài tập 3 : Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Gọi học sinh đọc mẫu câu a Giáo viên hỏi : + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )”? + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, Gọi học sinh đọc bài làm trên bảng. “Ai ( cái gì, con gì )” “Làm gì” đám trẻ ra về Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi Bài tập 4 : Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn : ở bài tập này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )” hoặc “Làm gì” bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm đó. Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh sửa bài bằng cách đọc câu hỏi lên. Giáo viên chốt lại lời giải đúng. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Ôn tập giữa Học kì 1 .
Tài liệu đính kèm: