I. MỤC TIÊU
- HS biết : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Việc làm của thiếu nhi bày tỏ lòng kính yêu Bác.
- Hiểu:Ghi nhớ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- HS có tình cảm, kính yêu biết ơn Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài thơ, bài hát, truỵện.
- Tranh bài 1.
Tuần 1 Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008 Đạo đức Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1) I. Mục tiêu HS biết : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Việc làm của thiếu nhi bày tỏ lòng kính yêu Bác. Hiểu:Ghi nhớ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. HS có tình cảm, kính yêu biết ơn Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học Bài thơ, bài hát, truỵện. Tranh bài 1. III. Các hoạt động dạy học Khởi động ( 2 - 3’) - Lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Phong Nhã - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: ( 13 - 14’) : Thảo luận nhóm * Mục tiêu: HS biết Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn . Tình cảm của thiếu niên đối với Bác Hồ. * Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao việc. Từng nhóm quan sát tranh, tìm hiểu nội dung, đặt tên cho ảnh. Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. ị GV kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lớn đối với đất nước. Bác là vị Chủ tịch nước đầu tiên, người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhân dân Việt Nam đặc biệt là các cháu thiếu nhi, ai cũng kính yêu Bác và Bác cũng luôn quan tâm yêu quý các cháu. Hoạt động 2: (9 - 10’): Kể chuyện *Mục tiêu: Giúp HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. * Cách tiến hành: - HS thảo luận: ? Tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ * Kết luận: Hoạt động 3 : Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy * Mục tiêu: HS ghi nhớ, nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng * Các tiến hành: HS đọc GV ghi bảng GV chia 6 nhóm ị HS thảo luận: Tìm những biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng. GV củng cố lại 5 điều Bác Hồ dạy. 3. Hướng dẫn về nhà (3 - 5’) Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Sưu tầm tranh ảnh bài thơ bài hát, truyện về Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi, gương cháu ngoan Bác Hồ. _______________________________________________________________ Thứ saú ngày 22 tháng 8 năm 2008 tự nhiên xã hội Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp I. Mục tiêu HS nhận ra sự thay đổi của nồng ngực khi hít vào thở ra. Chỉ, nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. Chỉ và nói được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra Hiểu được vai trò của hoạt động thở với sự sống của con người II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học Khởi động ( 3 - 5’): Lớp hát bài: Tập thể dục Hoạt động 1: ( 16') : Thực hành cách thở sâu * Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức. * Cách tiến hành: Bước 1: Trò chơi Cả lớp thực hiện động tác "bịt mũi, nín thở" ? Cảm giác của em khi nín thở lâu. Bước 2: HS thực hiện động tác thở sâu H1/4. Cả lớp đặt một bàn tay lên ngực, cùng thực hiện. ? Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra hết sức ? So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường, thở sâu ? ích lợi của việc thở sâu * Kết luận: Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa *Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp: Chỉ và nói tên đường đi của không khí khi hít vào, thở ra trên sơ đồ. Hiểu vai trò của hoạt động thở với sự sống con người. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp HS mở SKG quan sát H2/5: Một bạn hỏi, một bạn trả lời Bước 2: Làm việc cả lớp Một số cặp hỏi đáp trước lớp GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp và các bộ phận của cơ quan hô hấp * Kết luận ____________________________ Thủ công Bài 1: Gấp tàu thuỷ hai ống khói (2 tiết) I. Mục tiêu HS biết gấp tàu thủy 2 ống khói. Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói. Yêu thích gấp hình. II. Đồ dùng dạy học Mẫu tàu thuỷ 2 ống khói Tranh quy trình Giấy màu, kéo thủ công III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (1 - 2') Kiểm tra đồ dùng. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: 1 - 2' b. Nội dụng Tiết 1: Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét Tàu thuỷ được làm bằng gì? Gồm những bộ phận nào? Bằng giấy 2 ống khói, 2 mũi tàu ? Tàu thuỷ được sử dụng làm bằng gì? Chở khách,chở hàng 2. Hướng dẫn mẫu * Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông - HS nêu cách gấp * Bước 2: Gấp lấy điểm và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông - Gấp 4 đỉnh hình vuông vào tâm O - HS nêu cách gấp đã học *Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói - Lật lại gấp tiếp 4 đỉnh vào tâm O - HS quan sát - Lật ra sau đẩy 2 ô vuông thành 2 ống khói - Kéo hai cạnh sang hai bên được hai mũi tầu ị Đưa sản phẩm H ra xem 4-5 phút HS nêu lại quy trình? - Thực hành Tiết 2: Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Học sinh thực hành: - Đưa mẫu - Nêu quy trình gấp gồm mấy bước 3 bước: - Gấp cắt tờ giấy hình vuông - Đánh dấu - Gấp tàu thuỷ - GV tổ chức cho HS thực hành - Trưng bày sản phẩm - Đánh giá sản phẩm - Trang trí 3. Nhận xét, dặn dò: (1 - 2') Nhận xét giờ học Chuẩn bị đồ dùng bài tiết sau. ________________________________________________________________ Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 thể dục Giới thiệu chương trình Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi! I. Mục tiêu Phổ biến quy định khi tập luyện, giới thiệu chương trình. Yêu cầu biết điểm cơ bản, có thái độ tinh thần tập luyện tích cực Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi! II. địa điểm - phương tiện Sân trường có kẻ vạch, còi. III. nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu ( 3 - 4’) Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 2. Phần cơ bản Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức - Biên chế tổ chức tập luỵên chọn cán sự - Một số quy định khi học giờ thể dục - Trang phục, vệ sinh khi tập luyện - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi! 3 - 5' 6 - 7' 4 - 5' 5 - 7' Lần 1 - Chọn cán sự, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ, hô rõ ràng (Có thể chọn một vài em làm thử) -GV nhắc nhở lại nội quy, yêu cầu tập luyện - GV nêu yêu cầu trang phục để đồ dùng vào nơi quy định - Nêu luật chơi, cách chơi - HS chơi thử - Lần 2, 3 - HS tổ chức chơi chính thức - Có khen thưởng - Nhận xét 3. Phần kết thúc: 4- 6’ Đi thường theo nhịp và hát Hệ thống bài Nhận xét giờ học Kết thúc: GV hô "giải tán" - HS đáp "khoẻ". ________________________________________________________________ Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008 thể dục Bài 2: Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy I. Mục tiêu Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1,2. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh, đúng đội hình. Chơi trò chơi: " Nhóm ba nhóm bảy" II. địa điểm - phương tiện Sân trường có kẻ vạch III. nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu ( 5 - 6’) GVtập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học Giậm chân tại chỗ. Chạy nhẹ nhàng 40' 2. Phần cơ bản: 20 - 25’ Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Ôn tập hợp hàng ngang, quay phải, trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, báo cáo ra vào lớp - Chơi trò chơi: "Nhóm ba nhóm bảy" 10 - 12’ - Lần 1 - Lần 2 - 4 8 - 10' Lần 1 Lần 2 - 3 - GV nêu tên động tác - làm mẫu - nhắc lại - GV hô HS tập - Chia nhóm, tổ tập - Thi đua giữa các tổ - GV nêu tên, nhắc lại cách chơi - HS chơi thử - HS chơi chính thức,tính thi đua 3. Phần kết thúc: 6 - 7' HS đứng vòng tròn vỗ tay hát GV hệ thống bài, nhận xét giờ học Giao việc về nhà. __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008 tự nhiên xã hội Bài 2: Nên thở như thế nào? I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: Tại sao nên thở bằng mũi ích lợi của hít thở không khí trong lành, tác hại của không khí ô nhiễm với sức khoẻ II. Đồ dùng dạy học Hình vẽ trang 6.7 Gương soi III. Các hoạt động dạy học Khởi động ( 3 - 4’) ? Chỉ nói tên các cơ quan hô hấp ? Chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào thở ra. Hoạt động 1: ( 10 - 12’) : Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Giải thích được tại sao nên thở bằng mũi. * Cách tiến hành: Bước 1: Quan sát lỗ mũi bằng gương soi hoặc của bạn Bước 2: Thảo luận: ? Em thấy gì trong mũi ? Khi bị sổ mũi, em có gì chảy ra ? Dùng khăn lau trong mũi, em thấy trong khăn có gì ? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ị GV kết luận Hoạt động 2: ( 10- 12’) : Làm việc với sách giáo khoa *Mục tiêu: Biết được ích lợi của hít thở không khí trong lành, tác hại của không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp Quan sát H 3, 4, 5/trang 7 và thảo luận Hình vẽ nào thể hiện không khí trong lành, không khí có nhiều bụi? ở nơi không khí trong lành, bạn cảm thấy như thế nào? Cảm giác của bạn khi phải thở không khí nhiều bụi Bước 2: Làm việc cả lớp HS trình bày kết quả thảo luận HS suy nghĩ trả lời ? Thở bằng không khí trong lành có lợi gì? ? Thở bằng không khí nhiều bụi có hại gì * Kết luận:Không khí trong lành có nhiều ô xy có lợi cho sức khoẻ. Không khí có nhiều bụi khói, bị ô nhiễm khi hít thở có hại cho sức khoẻ. _______________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao nhi đồng __________________________________________________________ Tuần 2 Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008 ĐạO ĐứC Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2) I. Mục tiêu HS biết : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Việc làm của thiếu nhi bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. Hiểu:Ghi nhớ, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng HS có tình cảm, kính yêu biết ơn Bác Hồ II. Đồ dùng dạy học Bài thơ, bài hát, truyện. Tranh bài 1. III. Các hoạt động dạy học Khởi động ( 2 - 3’) Thi hát các bài hát về Bác Hồ. Hoạt động 1: ( 13 - 14’) : Thảo luận nhóm * Mục tiêu: HS biết và thực hiện những việc làm cụ thể trong việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. * Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao việc HS thảo luận câu hỏi: ? Em đã thực hiện được những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. ? Còn điều nào chưa thực hiện tốt ? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời giam tới ị GV kết luận: Các em cần thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Hoạt động 2: Sưu tầm và trưng bài triển lãm ( 12') *Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ tình cảm với Bác qua việc sưu tầm và trưng bày các loại ... Rèn đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mĩ cho HS II.Đồ dùng dạy -học +Giấy màu ,kéo ,hồ dán III.Ôn tập +GV yêu cầu HS nêu các bài đã được học +Nêu lại quy trình của từng bài àGV hệ thống lại bằng tranh qui trình +HS thực hành làm bài mà mình thích àGV theo dõi HS làm bài +GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm *GV+ HS nhận xét , đánh giá sản phẩm . *Nhận xét tiết học . ________________________________________________________________ Thứ tư ngày 14 tháng 5 năm 2008 Thể dục Bài 67 : Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người I.Mục tiêu + Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2-3 người +Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác ,nhanh nhẹn.. + Giúp HS yêu thích môn học ,tăng cường sức khoẻ... II.Địa điểm và phương tiện + Sân trường THBĐ.Vệ sinh an toàn nơi tập. + Phương tiện : 2-3 em một quả bóng. III.Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung T-G và L-V-Đ Phương pháp lên lớp A.Phần mở đầu + Nhận lớp. + Khởi động. Xoay các khớp + Tập bài TD 1 lần. B.Phần cơ bản + Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 người. + Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. + Trò chơi : Chuyển đồ vật C.Phần kết thúc + Thả lỏng. + Củng cố và nhận xét + Giao bài về nhà 7’ 2x8 Nhịp 22’ 8’ 8’ 6’ 6’ + Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. + Tập theo chỉ dẫn của GV. +GV chỉ định 1 em lên làm mẫu cùng ,sau đó chia nhóm ở các khu qui định để tập sau8’ đổi nội dung . + Ôn động tác tung và bắt bóng. __________________________ Tự nhiên xã hội Bài 68 : Bề mặt lục địa ( tiếp theo ) I.Mục tiêu + Học sinh biết nhận biết được núi ,đồi,đồng bằng, cao nguyên. + Học sinh nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi,giữa cao nguyên và đồng bằng. II.Đồ dùng dạy- học + Hình vẽ SGK /130,131. + Tranh,ảnh đồi núi, đồng bằng,cao nguyên GV và học sinh sưu tầm. III.Các hoạt động dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ (3-5’). + Hãy mô tả lại bề mặt lục địa ? 2.Các hoạt động *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (10-11’) a.Mục tiêu : Nhận biết được núi ,đồi ,nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. b.Cách tiến hành -Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1,2 / SGK / 130 để hoàn thành bảng đã được ghi ở phiếu học tập. -Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . c.Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và đỉnh nhọn,sườn dốc,còn đồi có đỉnh tròn,sườn thoải. *Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp ( 10-12’) a.Mục tiêu :Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên. b.Cách tiến hành : -Bước 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 3,4 /SGK /131 và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV. -Bước 2: GV gọi một số học sinh trình bày trước lớp ị cả lớp nhận xét . c.Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. *Hoạt động 3: Vẽ, mô tả đồi , núi ,đòng bằng và cao nguyên ( 7-8’) a.Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi,núi,đồng bằng và cao nguyên. b.Cách tiến hành -Bước 1: HS vẽ hình mô tả đồi,núi,đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở. -Bước 2: Hai học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi bài vẽ à nhận xét . -Bước 3: GV trưng bày bài vẽ của một số học sinh trước lớp. 3.Củng cố,dặn dò (3’) + Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi ? Giữa đồng bằng và cao nguyên ? IV.Phụ lục và phiếu học tập. + Sách GV tự nhiên xã hội ,sách GK tự nhiên xã hội . ________________________________________________________________ Thứ năm ngày 15 tháng 5 năm 2008 Thể dục Bài 68: Tung và bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2- 3 người I.Mục tiêu + Kiểm tra động tác tung và bắt bóng. +Yêu cầu HS thực hiện động tác chính xác ,nhanh nhẹn.. + Giúp HS yêu thích môn học ,tăng cường sức khoẻ... II.Địa điểm và phương tiện + Sân trường THBĐ.Vệ sinh an toàn nơi tập. + Còi,bóng. III.Nội dung và Phương pháp lên lớp Nội dung T-G và L-V-Đ Phương pháp lên lớp A.Phần mở đầu + Nhận lớp. + Khởi động. B.Phần cơ bản +HS ôn lại động tác tung và bắt bóng cá nhân. + Kiểm tra tung và bắt bóng cá nhân +theonhóm 2-3 em. + Trò chơi : Chuyển đồ vật. C.Phần kết thúc + Thả lỏng. + Nhận xét và đọc điểm phần kiểm tra. + Giao bài về nhà 5’ 24’ 5’ 15’ 4’ 6’ + Phổ biến nội dung yêu cầu bài kiểm tra. + Tập theo chỉ dẫn của GV. + Cách đánh giá : Theo 2 mức : hoàn thành (hoàn thành tốt và hoàn thành ) ,chưa hoàn thành... + Nhắc nhở tinh thần trong giờ kiểm tra . + Những em chưa hoàn thành về ôn tập giờ sau kiểm tra lại. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2008 Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao nhi đồng __________________________________________________________________ Tuần 35 Thứ hai ngày 19 tháng 5 năm 2008 Đạo đức Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối kì II và cuối năm I.Mục tiêu + Học sinh được ôn lại các bài đạo đức đã học ở kì I và kì II. + Học sinh có ý thức,thái độ đúng đối với những việc làm đã được học ở các bài học. II.Đồ dùng dạy- học + Hệ thống câu hỏi ôn tập. + Phiếu bài tập. III.Ôn tập * GV phổ biến nội dung ,yêu cầu của tiết học. +GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm (bàn) thảo luận về một bài đạo đức đã học. +Các nhóm thảo luận ị Sau đó trình bày trước lớp àCả lớp nhận xét ,GV chốt lại kiến thức của từng bài. * GV phát phiếu học tập ị Yêu cầu học sinh làm để kiểm tra lại các kiến thức đã được học. * GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh . *Nhận xét tiết học. ________________________________________________________________ Thứ ba ngày 20 tháng 5 năm 2008 Tự nhiên xã hội Bài 69-70 : Ôn tập học kì II : Tự nhiên. I.Mục tiêu + Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên . + Giúp học sinh thêm yêu phong cảnh tự nhiên của quê hương mình. + Học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II.Đồ dùng dạy- học + Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối... III.Các hoạt động dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ (1-2’) + GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . 2.Các hoạt động *Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (5-6’) a.Mục tiêu : Học sinh nhận dạng được một số địa hình ở địa phương, học sinh biết một số cây cối và con vật ở địa phương. b.Cách tiến hành GV cho học sinh quan sát một số tranh,ảnh về phong cảnh thiên nhiên,về cây cối,con vật ở quê hương (đã sưu tầm được). *Hoạt động 2: Vẽ tranh theo nhóm (10-12’) a.Mục tiêu : Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. b.Cách tiến hành -Bước 1: GV hỏi “các em sống ở miền nào?” ị học sinh trả lời dựa vào quan sát thực tế hoặc tranh,ảnh. -Bước 2: Học sinh biết kể được những gì các em đã quan sát được từ thực tế hoặc tranh,ảnh theo nhóm . -Bước 3: Học sinh vẽ tranh và tô màu theo gợi ý của GV. *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (5-6’) a.Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở động vật. b.Cách tiến hành -Bước 1: Học sinh kẻ bảng (như trang 133 / SGK ) vào vở.Học sinh hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV. -Bước 2: Học sinh đổi vở,kiểm tra chéo nhau. -Bước 3: Một vài HS trả lời trước lớp ị cả lớp bổ sung hoàn thiện câu trả lời. *Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” (7-8’) a.Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về thực vật. b.Cách tiến hành -Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm . Sau đó GV chia cột trên bảng thành 4 cột. -Bước 2: HS ghi bảng cây có thân mọc đứng (hoặc thân bò...) rễ cọc ( rễ chùm...) -Bước 3: GV yêu cầu học sinh nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi . 3.Củng cố,dặn dò (3’) + Nêu lại nội dung vừa ôn tập ? + Về nhà ôn lại các kiến thức đã học. ________________________ Thủ công Ôn tập chương III và chương IV I.Mục đích ,yêu cầu +HS được ôn lại các bài đã được học ở chương III và IV +Rèn đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mĩ cho HS II.Đồ dùng dạy học +Giấy màu ,kéo ,hồ dán III.Ôn tập +GV yêu cầu HS nêu các bài đã được học +Nêu lại quy trình của từng bài àGV hệ thống lại bằng tranh qui trình +HS thực hành làm bài mà mình yêu thích àGV theo dõi HS làm bài +Thi trưng bày sản phẩm àGV đánh giá sản phẩm của HS ________________________________________________________________ Thứ tư ngày 21 tháng 5 năm 2008 Thể dục Bài 69 : Ôn nhảy dây - tung , bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2-3 người I.Mục tiêu + Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. + Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. + Chơi trò chơi chuyển đồ vật. II.Địa điểm và phương tiện + Sân trường THBĐ.Vệ sinh an toàn nơi tập. + Còi,bóng,dây nhảy. III.Nội dung và Phương pháp lên lớp Nội dung T-G và L-V-Đ Phương pháp lên lớp A.Phần mở đầu + Nhận lớp. + Khởi động. B.Phần cơ bản + Nhảy dây. + Tung và bắt bóng. + Trò chơi :Chuyển đồ vật. C.Phần kết thúc + Thả lỏng. + Hệ thống và nhận xét giờ học. + Giao bài về nhà 7’ 22’ 7’ 7’ 8’ 6’ + Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. + Tập theo chỉ dẫn của GV. + Theo nhóm ,theo khu qui định. + GV cho học sinh tập theo nhóm 2-3 người. + Nhắc nhở tinh thần tự giác tập luyện của học sinh . __________________________________ Tự nhiên xã hội Bài 69-70 : Ôn tập và kiểm tra học kì II : Tự nhiên. ( Đã soạn vào ngày15/5/2007). ____________________________________________________________ Thứ năm ngày 22 tháng 5 năm 2008 Thể dục Bài 70 : Tổng kết môn học I.Mục tiêu + Tổng kết đánh giá kết quả học tập môn TD . II.Địa điểm và phương tiện + Sân trường THBĐ.Vệ sinh an toàn nơi tập. III.Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung T-G và L-V-Đ Phương pháp lên lớp A.Phần mở đầu + Nhận lớp. + Đứng tại chỗ vỗ tay hát ,tập bài TD phát triển chung. B.Phần cơ bản + Tổng kết đánh giá kết quả học tập môn TD. + Trò chơi : Lò cò tiếp sức . C.Phần kết thúc + Chạy chậm hít thở sâu. + Nhắc nhở học sinh trong dịp hè. 7’ 22’ 15’ 7’ 6’ + Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. + Tập theo chỉ dẫn của GV. + GV hệ thống toàn bộ các kiến thức ,kĩ năng đã học ở các phần : ĐHĐN , RLTTCB, KNVĐ,TD các trò chơi . + Nhận xét đánh giá của GV + Công bố kết quả học tập của học sinh . + Biểu dương. + Nhắc nhở học sinh tập TDTT hàng ngày bằng các trò chơi . + Vệ sinh + Không đi tập bơi khi không có người lớn. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 23 tháng 5 năm 2008 Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao nhi đồng __________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: