BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Biết thực hành vào bài tâp.
3. Thái độ: Các yêu quý môn học.
II. Đồ dùng:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 11 (Từ ngày 05/ 11/2018 đến ngày 09/ 11 /2018) Ngày dạy: 05/11/2018 Sáng, thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018 Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ------------------------------------------------------ Tiết 2: Toán: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. 2. Kĩ năng: Biết thực hành vào bài tâp. 3. Thái độ: Các yêu quý môn học. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 HS làm BT1 tiết trước. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a) HĐ 1: HD giải bài toán. - GV nêu bài toán như SGK - HD vẽ sơ đồ. - Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp? - Số xe đạp bán ngày chủ nhật ntn so với ngày thứ bảy? - Bài toán yêu cầu tính gì? - Muốn biết số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta cần biết gì? - Đã biết số xe ngày nào? - Số xe ngày nào chưa biết? - Vậy ta cần tìm số xe ngày chủ nhật. - GV yêu cầu HS giải bài toán b) HĐ 2: Luyện tập: *Bài 1: - Đọc đề? - Vẽ sơ đồ như SGK - Bài toán yêu cầu gì? - Muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện ta làm ntn? - Quãng đường từ chợ huyện đến Bưu điệnTỉnh đã biết chưa? - Chữa bài, nhận xét. *Bài 2: HD tương tự bài 1 *Bài 3: - Treo bảng phụ - Đọc đề? - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn? + Lưu ý HS phân biệt khái niệm Gấp và Thêm. - Chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Tuyên dương HS học tập tích cực. - Hát - 1HS lên bảng. - HS đọc - 6 xe đạp - Gấp đôi - Tính số xe bán cả hai ngày. - Biết số xe mỗi ngày - Đã biết số xe ngày thứ bảy - Chưa biết số xe ngày chủ nhật. Bài giải Số xe ngày chủ nhật là: 6 x 2 = 12( xe đạp) Số xe bán được cả hai ngày là: 6 + 12 = 18( xe đạp) Đáp số: 18 xe đạp - HS đọc - HS nêu - Ta tính tổng quãng đường từ nhà đến chợ và từ chợ đến bưu điện - Chưa biết, ta cần tính trước. - HS làm vở Bài giải Quãng đường từ Chợ đến Bưu điện tỉnh là: 5 x 3 = 15( km) Quãng đường từ Nhà đến Bưu điện tỉnh là: 5 + 15 = 20( km) Đáp số: 20 km - HS đọc - HS nêu - HS làm phiếu HT - Kết quả : số cần điền là: 15; 18 42; 36 12; 10 8; 14 - HS nghe. ------------------------------------------------------- Tiết 3 + 4: Tập đọc - Kể chuyện: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 3. Thái độ: Biết sắp xếp các tranh ( sgk ) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tranh. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể). 2. Học sinh: Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc..Bản đồ hành chính Châu Phi (hoặc thế giới). III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Thư gửi bà. 3. Dạy- học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Giới thiệu bài theo sách giáo viên. 3.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: + Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ: + Phần 1: Lúc hai người làm như vậy. + Phần 2: Viên quan là một hạt cát nhỏ. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt) - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2. 2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV gọi một HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 - Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào? - GV: Ê-pi-ô-pi-a là một nước ở phía đông bắc châu Phi. (chỉ vị trí nước Ê-pi-ô-pi-a trên bản đồ) - Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? - Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2. - Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra? - Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ? - Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào? 2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài và đọc đúng các từ khó. Cách tiến hành: - GV tiến hành các bước như ở tiết tập đọc trước. - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2. - 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. - Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu. - Nghe giáo viên giới thiệu bài. - Theo dõi Giáo viên đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của Giáo viên. - Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần. - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại: - Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.// - Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên) - Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.// - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối. - Đọc đồng thanh theo nhóm. - 1 HS đọc, lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a. - Quan sát vị trí của Ê-pi-ô-pi-a. - Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của hai người khách rồi mới để họ xuống tàu. - Vì đó là mảnh đất yêu quý của người Ê-pi-ô-pi-a. Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ. - Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá và thiêng liêng nhất. - HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc trước lớp. KỂ CHUYỆN 1. Xác định yêu cầu. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. 2. Kể mẫu. - GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3,1 trước lớp. 3. Kể theo nhóm. 4. Kể trước lớp. 5. Củng cố dặn dò. - Tuyên dương HS kể tốt. - GV: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy. - Nhận xét tiết học, dặc dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc yêu cầu 1,2 trang 86, SGK. - Phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự: 3-1-4-2. - Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn. - Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về một bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam. ________________________________ Chiều, thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018 Tiết 2: Tiếng việt +: ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ VẦN ƯƠI/ÔNG/ UÔNG TRONG BÀI ĐỌC “ ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Dình, Bầu đọc bảng âm, vần). 2. Thái độ: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần ươi/ông/uông, trong bài đọc “ Đất quý, đất yêu”. 3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp. II. Chuẩn bị: - GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. - HS: Bảng con, phấn, khăn lau. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học: a. Ôn bảng âm, vần: * Hoạt động nhóm: - Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm. - Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm. * Hoạt động cả lớp: - Thi đọc nối tiếp bảng vần. - Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần ươi/ông/uông trong bài. - GV viết các cặp vần ươi/ông/uông lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần. - Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần ươi/ông/uông, trong bài đọc “Đất quý, đất yêu”. - Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm. - GV ghi các từ có vần ươi/ông/uông trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS. - Giải nghĩa từ “Đôn hậu, thành thực, bùi ngùi” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số. - Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Đất quý, đất yêu” có chứa vần ươi, uông vào bảng con. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện ------------------------------------------------ Tiết 3: Thủ công: CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. 2.Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. 3.Thái độ: Yêu thích gấp hình. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước lớn, để rời chưa dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, kéo, hồ, bút màu - HS: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ ... o vở. - Trình bày trước lớp. - HS hoạt động theo cặp đặt tên cho tranh. - Trình bày trước lớp. - HS hoạt động theo cặp cặp đánh số thứ tự vào vở. - Trình bày trước lớp. - HS hoạt động cá nhân sau đó chia sẻ trước nhóm. - HS làm cá nhân - Trình bày kết quả - HS nêu ý kiến cá nhân 3. Tổng kết, đánh giá hoạt động: - Tổng kết bài : Trong cuộc sống em nên biết tự phục vụ, chăm sóc mình từ những việc nhỏ nhất. - Dặn dò: Về nhà em hãy thực hành sắp xếp sách vở trong góc học tập và hãy thực hành làm công việc vừa sức. ---------------------------------------------------- Ngày dạy: 8/11/2018 Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2018 Tiết 1: Toán: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 2. Kĩ năng: Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. 3. Thái độ: Biết áp dụng vào bài toán. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ, Phiếu HT 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng nhân 8? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a) HĐ 1: HD thực hiện phép nhân. - GV ghi bảng: 123 x 2= ? - Gọi HS đặt tính theo cột dọc - Ta thực hiện tính từ đâu? - Y/ c HS làm nháp. - Gọi HS nêu cách tính ( Nếu HS làm sai thì GV mới HD HS tính như SGK) Tương tự GV HD HS thực hiện phép tính. 326 x 3. b) Luyện tập * Bài 1: - Đọc đề? - Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính? - Chấm bài, nhận xét. * Bài 2: Tương tự bài 1. * Bài 3: - Đọc đề toán - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Chữa bài, nhận xét. Bài 4: - Treo bảng phụ - Đọc đề? - X là thành phần nào của phép tính? - Nêu cách tìm số bị chia? - Chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả. - GV nhận xét bài làm của HS. - Nhận xét chung tiết học. - Hát - 2- 3 HS đọc - Nhận xét - HS đặt tính - Thực hiện từ phải sang trái - HS làm nháp và nêu cách tính. 123 x 2 246 - HS đọc - HS nêu - Làm phiếu HT - 2 HS làm trên bảng 341 213 212 110 x x x x 2 3 4 5 682 639 848 550 - Nhận xét bài làm của bạn + HS thực hiện - 1, 2 HS đọc bài toán - Mỗi chuyến máy bay chở được 116 người - 3 chuyến máy bay chở được bao nhiêu người ? - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm Tóm tắt Một chuyến : 116 người Ba chuyến chở được ..... người ? Bài giải Ba chuyến máy bay chở được số người là: 116 x 3 = 348 ( người) Đáp số: 348 người. + HS QS - 1 HS đọc - x là SBC - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia - HS làm bài vào phiếu a) X : 7 = 101 b) X : 6 = 107 X = 101 x 7 X = 107 x 6 X = 707 X = 642 101 x 5 122 x 4 143 x 2 505 286 488 - Nhận xét. ----------------------------------------------------- Tiết 2: Chính tả( Nhớ- viết): VẼ QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức thơ 4 chữ. 2. Kĩ năng: Làm đúng BT 2 a. 3. Thái độ: Học sinh chú ý nghe giảng bài. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Chép sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng. 2. Học sinh: Vở viết. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS lên bảng. HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Dạy- học bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài Vẽ quê hương và làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc vần ươn/ ương. 3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần. - Hỏi: Bạn nhỏ vẽ những gì? - Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? b) Hướng dẫn trình bày - Yêu cầu HS mở SGK. - Đoạn thơ có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì? - Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào? - Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Nhớ – Viết chính tả - GV theo dõi HS viết. (Yêu cầu gấp SGK) e) Soát lỗi - GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lỗi. g) Nhận xét. 3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải. a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn dò HS về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài Chiều trên sông hương. - Hát. - Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x hoặc vần ươn/ ương. - Theo dõi GV đọc, HS đọc thuộc lòng lại. - Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học. - Vì bạn rất yêu quê hương. - Mở SGK trang 88. - Đoạn thơ có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu 3 chấm. - Giữa các khổ thơ ta để cách một dòng. - Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp. - Làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, ước mơ, - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - HS tự nhớ lại và viết bài. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Anh đèn khuya còn sáng lưng đồi. ----------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn: NGHE KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU ! NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe , kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu BT1. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý BT2. 3. Thái độ: Biết thực hành vào thực tiễn. II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng. 2. Học sinh: Vở viết hoặc mẫu chữ hoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiêm tra bài cũ: - Trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1à 2 lá thư viết tốt trước lớp. 3. Dạy - học bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng. 3.2. Kể chuyện: - GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý của SGK: + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? + Người bên cạnh kêu lên thế nào? + Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. - Nhận xét và tuyên dương HS. Nội dung truyện: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU! Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên: - Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu! 3.3. Nói về quê hương em: - GV Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu. - Nhận xét và tuyên dương HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau. - Hát. - Theo dõi lời nhận xét của GV, đối chiếu với bài làm được GV chấm để chữa lỗi. - Theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi: + Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. + Người viết thư viết thêm: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” + Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!” + Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. - Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn. - 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý. - Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn. ___________________________________ Nà Bủng, ngày tháng năm 2018 Tổ chuyên môn ký duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Tiết 5: Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN 11 I. Mục tiêu: - Học sinh biết được những mặt hạn chế và những mặt tích cực. - Đề ra được phương hướng hoạt động tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá cụ thể về duy trì số lượng, môn học, các hoạt động giáo dục, Năng lực - Phẩm chất: a) Duy trì tốt số lượng học sinh trong tuần. - Đảm bảo sĩ số là: 24/24 em = 100%. b) Chất lượng các mặt giáo dục: * Môn học và các hoạt động giáo dục: - Môn học: + Nhiều hs đã có tiền bộ trong học tập. + Còn một số em như: Lồng, ..vẫn chưa cố gắng trong học tập, chưa tích cực trong các hoạt động học tập. - Các hoạt động giáo dục: Một số em chưa hoàn thành nội dung môm học trong tuần như thể dục, hát nhạc : Xa,.. * Về năng lực: - Đa số các em chưa có ý thức tự giác các hoạt động như : ,... Vinh, Lia,...Bên cạnh đó có một số em rất tích cực trong lớp biết giúp đỡ bạn như: Chung, Ke... - Nhiều HS chưa mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong học tập. * Về Phẩm chất: - Không có học sinh nghỉ học tự do trong tuần. - Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết hòa nhã thân ái với bạn bè. c) Các hoạt động khác: - Thực hiện tốt các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Phương hướng hoạt động tuần tới: a) Duy trì tốt số lượng học sinh trong tuần: - Đảm bảo sĩ số là: 24/24 em = 100%. b) Chất lượng các mặt giáo dục: * Môn học và các hoạt động giáo dục: - Môn học: + Phụ đạo HS không biết chữ cái, không biết số. - Các hoạt động giáo dục: Các em tích cực trong các tiết HĐNG * Về năng lực: - Các em có ý thức tự giác trong hoạc tập và các hoạt động. Tích cực trong hoạt động nhóm. * Về Phẩm chất: - Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết hòa nhã thân ái với bạn bè, không nói tục chửi bậy. c) Các hoạt động khác: - Nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng..
Tài liệu đính kèm: