Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.

3.2. Nội dung.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

- Cho HS luyện đọc từng câu.

- Cho HS tìm từ dễ phát âm sai rồi HD HS đọc.

- Cho HS chia đọan (mỗi lần xuống hàng là 1 đọan).

- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp.

- Cho HS giải thích các từ khó: rông chiêng, nông cụ.

- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cho 4 HS thi đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài.

* Tăng cường tiếng việt:

- Cho HS đọc các tiếng: Rông, vách treo, chiếng trông, tập quán.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Cho cả lớp đọc đoạn 1 và TLCH:

+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

 

doc 31 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
(Từ ngày 3/12/2018 đến ngày 7/12/2018)
Ngày dạy:
Sáng, thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán:
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 3, 4); 2; 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 648 : 3
- GV viết lên bảng: 648 : 3 = ? 
- GV hướng cách dẫn đặt tính.
- GV hướng dẫn cách tính: từ trái sáng phải theo 3 bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp).
- Tiến hành chia theo sách giáo khoa, từng bước nhỏ có thể gọi học sinh thực hiện.
- Vậy 648 : 3 = 216. 
- Giáo viên kết luận: Đây là phép chia hết (số dư cuối cùng là 0).
b) Phép chia 236 : 5
- Cách thực hiện như trên.
- Vậy 236 : 5 = 47 (dư 1).
Lưu ý: Ôn số bị chia, số chia, thương, số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
b. Hoạt động 2: Thực hành.	
+ Bài 1: Tính.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bảng con phần a.
- Phần b làm vào vở.
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Bài 2: Toán giải.
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Có bao nhiêu HS?
+ Mỗi hàng là mấy hàng?
+ Bài cho 1 hàng có bao nhiêu học sinh?
+ Bài hỏi điều gì?
+ Muốn tìm số hàng ta làm phép tính gì?
- Cho HS làm vào vở. 
- Cho 2 HS lên bảng thi đua sửa bài.
+ Bài 3: Viết (theo mẫu).
- Gọi HS nêu cách làm. 
- Hỏi: Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
- Lưu ý HS đơn vị của phép tính.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Cho 3 HS thi đua làm nhanh.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài tập.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bảng con.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 4 HS lên sửa bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- 2 HS nêu.
- Phát biểu.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
Tiết 3+ 4: Tập đọc + kể chuyện:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải; trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Sắp xếp lại các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	- HS: Học sinh: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc mẫu bài văn.
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS chia đoạn và luyện đọc từng đoạn trước lớp (5 đoạn như trong SGK).
- Cho HS giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn.
- Cho 1 HS đọc cả bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì?
+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là tự kiếm bát cơm?
+ Vì sao người con phản ứng như vậy?
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
- Cho HS thi đọc đoạn 4.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh.
- Chốt lại thứ tự các tranh là: 4 - 5 - 1 - 3 - 2
- Cho HS tập kể theo nhóm.
- Cho 5 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi 2 HS kể lại toàn truyện.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- Lắng nghe.
- Đọc tiếp nối từng câu.
- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- 2 HS giải thích các từ mới trong bài.
- Đọc nhóm đôi.
- 5 nhóm đọc ĐT 5 đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- 5 HS thi đọc 5 đoạn của bài.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh và sắp xếp theo thứ tự.
- Tập kể nhóm đôi.
- 5 HS thi kể.
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
_______________________________________
Chiều, thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
Tiết 2: Tiếng việt+:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG 
CÓ VẦN IÊNG/IÊM TRONG BÀI ĐỌC “ HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA”
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Chính, Chữ, Châu đọc bảng âm, vần).
 2. Thái độ: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần iêng/iêm trong bài đọc “ Hũ bạc của người cha”.
	3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần iêng/iêm trong bài.
	- GV viết các cặp vần iêng/iêm lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần iêng/iêm trong bài đọc “Hũ bạc của người cha”.
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần iêng/iêm trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ Hũ, dúi, thảm nhiên, dành dụm” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Hũ bạc của người cha” có chứa vần iêng/iêm vào bảng con. 
	3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc.
--------------------------------------------------
Tiết 3: Thủ công:
CẮT, DÁN CHỮ V
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
 	2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
3. Thái độ: Yêu thích cắt, dán hình.
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ V được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán. Tranh quy trình, giấy thủ cọng, kéo, hồ dán.
- HS: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1. Quan sát nhận xét.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giáo viên giới thiệu mẫu chữ V (h.1) và hướng dẫn học sinh để rút ra nhận xét.
+ Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc (h.1).
b. Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Kẻ chữ V theo Hình 2.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu (h.2).
- Bước 2. Cắt chữ V theo Hình 3: Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mắt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ V, bỏ phần gạch chéo (h.3).
- Bươc 3. Dán chữ V.
+ Thực hiện tương tự chữ H, U ở bài trước (h.4).
c. Hoạt động 3. Thực hành.
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
+ Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.
+ Dặn dò giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, thước, kéo, hồ dán  học “Cắt dán chữ E”.
+ Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
+ Học sinh theo dõi quan sát giáo viên làm mẫu.
+ Học sinh thực hành cắt, dán chữ V.
+ Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
bước 1: kẻ chữ V.
bước 2: cắt chữ V.
bước 3: dán chữ V.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm.
+ Cần lưu ý phát huy tính sáng tạo .
+ Nhận xét sản phẩm thực hành.	
____________________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2018
Tiết 2: Toán:
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T.T)
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 4); 2; 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: Đồ dùng học tập
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. 
a) Phép chia 560 : 8
- GV viết lên bảng 560 : 8 = ?
- Lưu ý HS bước chia 0 : 8.
- Yêu cầu HS đặt theo cột dọc và làm vào bảng.
- Gọi 1 HS lên bảng thự ... chữ L vào bảng con.
- 2 HS đọc tên riêng: Lê Lợi.
- 2 HS nêu.
- Viết trên bảng con: Lê Lợi
- 1 HS đọc câu ứng dụng:
- 2 HS giải thích.
- Viết trên bảng con: Lời nói, Lựa lời.
__________________________________
Chiều, thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2018
Tiết 1: Tiếng việt+:
NGỮ PHÁP: ÔN TẬP DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
I. Mục tiêu:	
	1. Kiến thức: Hiểu và phân loại một số từ ngữ địa phương.
	2. Kỹ năng: Học sinh biết tìm các dấu chấm hỏi, chấm than.
 3. Thái độ: Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Vở viết, SGK.
	III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn học.
	a. Nhận biết các từ địa phương.
	* Hoạt động cá nhân:
	- Giáo viên cho học sinh tìm các từ địa phương
	- Giáo viên phát phiếu học tập học sinh làm bài.
	* Hoạt động cả lớp:
	- GV gọi học sinh lên bảng làm vào phiếu lớn.
	- GV nhận xét, tuyên dương.
	 - GV kết luận về các từ ngữ địa phương.(HS lắng nghe).
	b. Câu Ai làm gì ? 
	- GV cho học sinh tự làm vào BT4.
	- GV gọi nối tiếp học sinh đọc bài của mình đã làm.
	- GV nhận xét và tuyên dương các em.
	3. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét, tiết học. 
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------
Tiết 2: HĐNGLL:
Nội dung chủ điểm: YÊU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Tên bài: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NGÀY 22/12
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12.
 2. Kỹ năng: Tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân hội nhân dân Việt Nam anh hùng. 
 3. Thái độ: Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự sinh lớn lao của anh hùng, liệt sĩ.
 II. Quy mô, địa điểm, thời lượng:
 - Quy mô: Lớp học.
 - Địa điểm: Lớp 3a5.
 - Thời lượng: 40 phút.
 III. Nội dung và hình thức hoạt động:
 - Nội dung: Chuẩn bị các tào liệu.
 - Hình thức: Trao đổi, thảo luận.
 IV. Tài liệu và phương tiện:
 - Sách, tài liệu.
 - Kĩ năng tự tin khi giao tiếp.
 V. Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu nội dung bài.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung.
Hoạt động 1: Chuẩn bị.
- Trước 1, 2 tuần GV phổ biến cho học sinh chủ đề học sinh sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Nội dung: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dân tộc, anh hùng cách mạng theo hình thức giải ô chữ.
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 - 5 người, trong đó có một đội trưởng. 
- Luật chơi. 
+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm. 
Bước 2: Tổ chức cuộc thi.
- Ổn định tổ chức (có thể hát một bài hát liên quan đến chủ đề). 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Ban giám khảo phổ biến luật chơi. 
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn. 
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng 
- Ban giám khảo hội ý đánh giá, nhận xét cuộc thi: thái độ của các đội 
- trong thời gian ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước. 
- Công bố kết quả cuộc thi: Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện cho mỗi đội lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp. 
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến 
- Người dân chương trình cảm ơn đại biểu và các học sinh đã nhiệt tình tham gia cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi phong trào văn nghệ sôi nổi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
- Lớp hát.
- HS sưu tầm các tư liệu đã chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
- Đại diện các tổ lên thi.
- HS lắng nghe.
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và theo dõi công bố kết quả.
______________________________
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm và lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình.
- Nhận xét, chốt lại. 
+ Bài 2: Tính (theo mẫu).
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn học sinh chia ngắn gọn như bài mẫu trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại.
b. Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
+ Bài 3: Toán giải.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Vẽ sơ đồ bài toán trên bảng.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cho HS chữa bài.
Bài 4: Toán giải
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS nêu.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS theo dõi cách làm của GV.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- HS đọc đề bài.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS cả lớp làm vào vở
- Một HS lên bảng làm.
- HS chữa bài vào vở
- 2 HS đọc đề bài.
- Học cá nhân.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh.
--------------------------------------------------------------
Tiết 2: Chính tả - Nghe viết:
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng qui định.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ: Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Bảng con, đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc một lần đoạn viết của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Đưa tranh cho HS quan sát.
- Mời 1HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ bằng hệ thống câu hỏi: 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
- Cho HS tìm từ dễ viết sai và viết vào bảng con.
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chấm từ 5-7 bài và nhận xét bài viết của HS.
- HD HS chữa lỗi.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi.
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS học nhóm đôi.
- Dán 2 băng giấy, mời 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ.
cưởi ngựa
- Nhận xét, chốt lời giải đúng	
- YC HS chữa bài vào vở
Bài tập 3: Chọn phần b: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: bật, bậc; nhất, nhấc
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm vào vở.
- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh.
- Nhận xét, chốt lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con.
Nhà Rông
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc lại.
- Học cá nhân.
- Viết bảng con từ dễ sai.
- Viết bài vào vở.- Đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chữa lỗi chính tả.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Học nhóm đôi.
- 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm.
- HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- HS nhận xét.
--------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
NGHE - KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình với người khác.
 	2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ. 
	- HS: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: Hôm nay các em sẽ dựa vào tiết trước để viết và giới thiệu tổ em.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu về tổ em.
+ Bài tập 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- YC 1 HS làm mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gọi 5 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn viết bài tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS đứng lên làm mẫu.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 5 HS đọc bài viết của mình:
 Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu.
 Tổ Ba của chúng cháu có tất cả 9 học sinh. Bạn Lâm, là tổ trưởng của chúng cháu và cũng là học sinh giỏi Toán nhất lớp. Tổ Ba chúng cháu ngồi ở dãy thứ hai tính từ cửa lớp vào. Ngồi ngay bàn đầu là bạn Ngọc và bạn Quỳnh, đây là “Đôi bạn cùng tiến” đạt thành tích học tập cao nhất của tổ trong tháng thi đua vừa qua lớp cháu. Bốn bạn ngồi phía cuối tổ cháu là Tùng, Sơn, Thao và Tú. Trong đợt thi đua giành hoa điểm tốt tặng thầy cô nhân ngày 20 – 11 vừa rồi, tổ cháu đã đạt giải Nhất. Đó là nhờ công lao dạy dỗ của các thầy cô và sự đoàn kết cố gắng của tất cả các thành viên trong tổ.
 Chúng cháu rất yêu tổ của mình, yêu lớp, yêu trường và mong muốn được trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- HS cả lớp nhận xét
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2018_2019.doc