Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì Bài tập 1.

2. Kĩ năng: Trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? trong Bài tập 2; Bài tập 3. Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm ở Bài tập 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét, Tuyên dương.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

3.2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?

* Mục tiêu: Giúp cho HS biết tìm bộn phận TLCH Bằng gì?

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Bằng gì?”

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở

- Gọi HS phát biểu.

- Yêu cầu 3 HS lên bảng gạch

a) Voi uống nước bằng vòi.

b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.

c) Các nghệ sĩ trinh phục khán giả bằng tài năng của mình.

- Nhận xét, chốt lại

Bài tập 2: Trả lời câu hỏi

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS học nhóm đôi: em hỏi – em đáp

- Gọi 1 số cặp trả lời

- Nhận xét, chốt lại

Bài tập 3: Trò chơi Hỏi - đáp

- Cho học nhóm đôi: em hỏi - em trả lời.

- Gọi 1 số nhóm trả lời.

- Nhận xét chốt lại.

b. Hoạt động 2: Dấu hai chấm.

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết dùng dấu hai chấm.

* Cách tiến hành:

Bài tập 4:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS thi làm bài nhanh.

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhắc nhở HS dùng dấu câu cho đúng.

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hát

- 2 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Làm bài cá nhân.

- HS phát biểu.

- 3 HS lên bảng.

a) bằng vòi.

b) bằng nan tre dán giấy bóng kín

c) bằng tài năng của mình.

- Cả lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Học nhóm đôi.

- Từng cặp thực hành hỏi - đáp

- Nhận xét.

- Học nhóm đôi.

- Các nhóm trả lời.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 2 đội thi làm nhanh.

- Nhận xét.

 

doc 28 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
(Từ ngày 1/4/2019 đến ngày 5/4/2019)
Ngày dạy: 
Sáng, thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
---------------------------------
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). 
	2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 2, 3); Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy hoc:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Ôn tập phép cộng.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 2, 3). Tính (theo mẫu):
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào tập.
- Gọi 4 em lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài nhau.
b. Hoạt động 2: Ôn giải toán.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện tốt các bài tập cần làm theo quy định.
* Cách tiến hành:
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
Cho HS đọc phân tích tóm tắt rồi giải
 Tóm tắt:
	Chiều rộng 	: 3cm
	Chiều dài 	: Gấp đôi chiều rộng
	Tính 	: Chu vi, diện tích?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV vẽ hình tóm tắt lên bảng y/c hs nêu bài toán.
- Chữa và chấm bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu yêu cầu Bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
- 4 em lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
- Đổi vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật là
3 x 2 = 6 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật là
(3+ 6) x 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là
3x 6 = 18 (cm2)
Đáp số: CD. 6 cm
 CV. 18 cm
 DT. 18 cm2
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.. 
- HS nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài.
 Bài giải:
 Mẹ cân nặng số kg
 17 x 3 = 51( kg)
 Cả hai mẹ con cân nặng
 51 + 17 = 68 (kg)
 Đáp số: 68 kg
---------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tập đọc:
GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. 
	2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn HS rèn đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị?
+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? 
+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3 của bài.
- Mời một số em thi đọc đoạn 3. 
- Mời một em đọc cả bài. 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
* Mục tiêu: Theo gợi ý,‎ kể lại nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.
- Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Ba em lên bảng đọc bài, cả lớp theo, nhận xét.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- 3 em thi đọc đoạn cuối bài văn.
- 2 em thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- 1 em đọc toàn bài.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2 em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- 1 em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS chú ý.
__________________________
Chiều, thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019
Tiết 2 : Tiếng việt+:
NGỮ ÂM: ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ VẦN: IÊU/ƯƠC/ƯƠM/ƯU TRONG BÀI ĐỌC
 "GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM - BUA".
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được các bảng vần, bảng âm.
	- Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần iêu/ươc/ươm/ưu trong bài đọc " Bài học thể dục”
	2. Kĩ năng: Đọc đúng và biết cách phân biệt.
	3. Thái độ: HS tham gia tích cực trong giờ học.
	II. Đồ dùng:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
	III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần iêu/ươc/ươm/ưu trong bài đọc:	- GV viết các cặp vần lên bảng lớp hướng dẫn HS iêu/ươc/ươm/ưu phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần iêu/ươc/ươm/ưu trong bài đọc “Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua”
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các vần iêu/ươc/ươm/ưu tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ lưu luyến, mến khách, quốc kì" bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua” có chứa vần iêu/ươc/ươm/ưu vào bảng con.
	4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc lại nội dung bài.
	- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài. 
------------------------------------------
Tiết 3: Thủ công:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T3)
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. 
	2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Thực hành 
* Mục tiêu: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho 5 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước thực hiện.
- GV nhắc HS khi dán các tờ giấy làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bơi hồ cho đều.
b. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (12 phút)
* Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý cho học sinh cách trang trí.
- Trong khi HS thực hành,giáo viên đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hồn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV khen ngợi, tuyên dương những sản phẩm làm đẹp.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh nhắc lại.
 + Bước 1: Cắt giấy.
 + Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
 + Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Cả lớp tiến hành làm đồng hồ theo các bước quy định.
zz
- Học sinh trang trí theo gợi ý.
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá.
-------------------------------------
Ngày dạy: 
Sáng, thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2019
Tiết 3: Toán:
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng). 
	2. Kĩ năng: Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Gi ...  Viết vào bảng con Uông Bí.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Viết trên bảng con.
- HS Viết vở tập viết.
- Sửa theo hướng dẫn.
_____________________________
Chiều, thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Tiếng việt +:
NGỮ PHÁP: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:	
	1. Kiến thức: HS nắm được cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Biết đặt dấu hai chấm.
	2. Kỹ năng: Học sinh thực hành được đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Biết đặt dấu hai chấm.
 3. Thái độ: Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Vở viết, SGK.
	III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn học.
	a. Nhận biết các từ địa phương.
	* Hoạt động cá nhân:
	- Giáo viên cho HS làm bài tập 1, 2 rèn trả lời câu hỏi Bằng gì?
	- Giáo viên phát phiếu học tập học sinh làm bài.
	* Hoạt động cả lớp:
	- GV gọi học sinh lên bảng làm vào phiếu lớn.
	- GV nhận xét, tuyên dương.
	 - GV kết luận.(HS lắng nghe).
	b. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
	- GV cho học sinh tự làm vào BT3.
	- GV gọi nối tiếp học sinh đọc bài của mình đã làm.
	- GV nhận xét và tuyên dương các em.
	3. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét, tiết học.
	- Tuyên dương những em tích cực trong học tập 
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
	- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------
Tiết 2: HĐNGLL:
	Nội dung chủ điểm: HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
Tên bài: TÌM HIỂU VỀ TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ
I. Mục tiêu:
	1. Kiển thức:
 	 - HS tìm hiểu về tình đoàn kết hữu nghị, Biết đoàn kết hữu nghị.
 2. Kĩ năng: Biết về tình đoàn kết hữu nghị.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Quy mô hoạt động:
 - Quy mô: Lớp 3a5.
 - Địa điểm: Tổ chức trong lớp.
 - Thời điểm: Tiết riêng.
 - Thời lượng: Tiến hành trong 40 phút.
	III. Tài liệu và phương tiện:
 	- Biết về tình hữu nghị.
	IV. Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV hỏi học sinh nêu lại kiến thức tiết học trước.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình đoàn kết hữu nghị.
 - Yêu cầu thảo luận.
- Thế nào là đoàn kết hữu nghị?
- Cần làm gì để cho đoàn kết?
- Cảm nghĩ của em về Tình đoàn kết hữu nghị?
Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ. 
 - Dẫn chương trình gọi các đội lên bốc thăm các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn: 
+ Bạn hiểu gì về tình hữu nghị?
+ Ở nhà, ngoài học bạn tìm hiểu tình hữu nghị như thế nào?
+ Bạn hiểu gì về tình hữu nghị?
* Hoạt động 3: Thi đua giữa các thành viên trong lớp.
 - Dẫn chương trình mời GVCN thông qua chương trình hoạt động của trường, lớp.
- Dẫn chương trình tổ chức cho lớp thảo luận nhóm với các nội dung.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét về tiết học.
 - Dặn dò HS về học và nắm kĩ bài đã học.
- Lớp lắng nghe.
- Ban cán sự làm việc.
- HS lắng nghe
- Đại diện trình bày.
- HS giao lưu
- HS nghe
- Nhóm trưởng báo cáo.
- HS góp ý.
______________________________
Ngày dạy: 
Sáng, thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. 
	2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Ôn phép trừ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong 100 000.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm.
- Cho cả lớp nhẩm rồi nêu kết quả.
- Nhận xét chốt lại.
Bài 2: Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài làm và nêu cách tính.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại.
- Nhắc lại cách đặt tính và viết.
b. Hoạt động 2: Giải toán.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về giải bài toán bằng hai phép.
* Cách tiến hành:
Bài 3: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào bảng học nhóm .
- Gọi các nhóm lên dán bài trên bảng lớp.
Xã Xuân Phương:
Xã Xuân Hoà:
Xã Xuân Mai:
- Cho HS nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 4: Toán giải
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. 
Tóm tắt
	5 com pa: 10000 đồng
	3 com pa:  đồng?
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét chốt lại.
- Nhắc nhở HS khi giải toán phải đọc kĩ đề, phân tích rồi tìm cách giải.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu.
- 4 HS nối tiếp đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng. 
Bài giải
Số cây ăn quả ở Xuân Hòa là:
68 700 + 5200 = 73 900 (cây)
Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:
73 900 – 4500 = 69 400 (cây)
Đáp số: 69 400 cây.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số tiền mua 1 cái com pa là:
10 000: 5 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 3 cái com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số: 6000 đồng.
- Nhận xét.
----------------------------------------
Tiết 2: Chính tả - Nghe viết:
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mơi:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các họat động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết bài chính tả.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
F Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc 1 lần 3 khổ đầu.
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Khi viết hết 1 khổ thơ phải viết cách nhau mấy dòng?
+ Cuối mỗi khổ thơ có dấu gì?
- Cho HS tìm từ khó và hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
F Viết chính tả:
- Cho HS nhớ viết.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Chấm 5 bài và nhận xét từng bài
- Hướng dẫn và yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Chọn phần a: điền vào chỗ trống êt hay êch?
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 đội thi tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu thơ đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Học sinh viết bảng con.
- Nhắc lại tên bài học.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- 2 HS trả lời.
- Viết bảng con.
- Viết vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Tự chữa lỗi.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- 2 đội thi tiếp sức
Tết – tết – bạc phếch.
- Nhận xét.
- Đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
- HS liên hệ thực tế.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu có kiến thức về viết thư cho bạn.
2. Kĩ năng: Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xéttuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
* Mục tiêu: Giúp các em biết viết một lá thư gửi cho một người bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý.
- Chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh. Người bạn này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn đó thì càng tốt.
- Nội dung bức thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng nhau chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn  thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không có dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
b. Hoạt động 2: HS thực hành.
* Mục tiêu: Giúp HS viết được lá thư cho bạn
* Cách tiến hành:
- Cho HS viết bài vào vở.
- Gọi 5 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt. 
* Giáo dục: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự tự tin khi viết thư cho bạn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu tiết.
- 2 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Viết bài vào vở.
- 5 HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét.
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.doc