Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tiết 30+31: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tiết 30+31: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.

 2. Kỹ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.

 3. Thái độ: Yêu quý cây trồng, vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, VBT Đạo đức.

 2. Chuẩn bị của HS: VBT Đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát

 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

- Gọi HS 1-2 em nêu ghi nhớ (Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm).

- HS, GV nhận xét.

 

docx 5 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tiết 30+31: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/05/2020
Ngày dạy: 25/05/2020
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 30 + 31: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
	2. Kỹ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
	3. Thái độ: Yêu quý cây trồng, vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, VBT Đạo đức.
	2. Chuẩn bị của HS: VBT Đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Gọi HS 1-2 em nêu ghi nhớ (Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm).
- HS, GV nhận xét.
	3. Bài mới: (29 phút)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
*GV giới thiệu bài. Ghi tên đầu bài lên bảng: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*HS nghe. Ghi tên đầu bài vào vở.
HĐ2:
Bài tập 1
(5 phút)
*Giới thiệu cây trồng, vật nuôi và tác dụng của chúng trong đời sống.
- Yêu cầu HS giới thiệu về một loại cây trồng hoặc vật nuôi và cho biết nó có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta; em làm gì để chăm sóc chúng.
- GV nhận xét, kết luận:
Bên cạnh các loại cây trồng, vật nuôi mà các bạn vừa kể, xung quanh chúng ta còn có rất nhiều loại cây trồng với nhiều tác dụng khác nhau như cây ăn quả, cây cho bóng mát, cây rau, cây cảnh và nhiều loại vật nuôi khác như gà, lợn, trâu, bò
Còn những con vật như hổ, báo, khỉ, voi không được gọi là vật nuôi mà chúng là các loài động vật hoang dã. Nếu nuôi chúng cần phải có sự cho phép của pháp luật.
- Học sinh tham gia chia sẻ:
+ Ví dụ: Nhà em có nuôi một chú chó. Nó có tác dụng làm cảnh, giữ nhà. Hàng ngày em thường cho nó ăn.
+ Nhà em có trồng một số cây cảnh. Nó có tác dụng làm đẹp. Em thường tưới nuóc cho cây.
.
- Lắng nghe.
HĐ3:
Bài tập 2
(5 phút)
*Quan sát tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong mỗi bức tranh đang làm gì?
+ Các việc làm đó có tác dụng gì?
- Vừa rồi các bạn đã quan sát các bạn nhỏ trong bức tranh chăm sóc các loại vật nuôi, cây trồng.
Vậy, vì sao chúng ta phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
- Em đã tham gia vào những việc làm đó chưa? Đó là những việc nào?
- Sau khi chăm sóc xong, em cảm thấy trong lòng mình như thế nào?
- Nhận xét, kết luận:
Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm hạnh phúc vì đó là những việc làm có ích và phù hợp với khả năng của mình.
Bên cạnh đó, việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi chính là góp phần phát triển, gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang cho gà ăn để đàn gà mau lớn, khỏe mạnh.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang tắm cho đàn lợn. Nó giúp cho đàn lợn sạch sẽ, tránh được các loại bệnh tật.
+ Tranh 3: Bạn nhỏ đang tưới rau, giúp cho rau tươi tốt.
+ Tranh 4: Các bạn nhỏ đang cùng ông chăm sóc cây non mới trồng, giúp cây thêm cứng cáp.
- Vì nếu không chăm sóc, bảo vệ cây trồng thì cây sẽ héo, cằn, sâu, bệnh mà chết.
Còn nếu không chăm sóc, bảo vệ vật nuôi thì chúng sẽ bị đói, bệnh và chết.
Cây trồng, vật nuôi mang lại lợi ích cho con người.
- HS kể: Cho chó ăn, cho mèo ăn, tưới cây, tỉa cành, bắt sâu
- Khi chăm sóc, em nhìn chúng rất thích và rất vui. Vì em đã làm được một việc giúp ích cho gia đình.
HĐ4:
Bài tập 3
(7 phút)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và xử lý tình huống:
(Mỗi tổ 1 tình huống, khi trả lời thì 1 em trả lời, các em còn lại nhận xét)
+ Tình huống 1: Lớp 3A được phân công tưới cây trước cửa lớp. Sau khi tưới xong, Tuấn Anh định tưới cả các cây bên cạnh nhưng Hùng cản: “Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới.” Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Trên đường đi học, Dương thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào. Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
- Theo dõi, nhận xét câu trả lời của các nhóm, kết luận:
Các em cần phải bày tỏ ý kiến của mình với bạn khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi vì đó là thể hiện quyền được bày tỏ của mình.
- Liên hệ: Các em thường chăm sóc cây của lớp mình như thế nào?
- Nhận xét, kết luận:
Lớp chúng ta rất có ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. 
Cây xanh ngoài những lợi ích như cho bóng mát, làm thực phẩm, chúng còn là màng chắn bụi, làm mát, làm sạch không khí, từ đó giúp cho không khí lưu thông qua các phòng học trở nên trong lành hơn. 
Vì vậy, việc chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, làm giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
- HS thảo luận cặp đôi, xử lý tình huống.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Tình huống 1: Em đồng ý với Hùng vì không biết lớp đó đã tưới cây chưa. Nếu tưới nhiều quá cây sẽ chết.
+ Tình huống 2: Em sẽ quay về báo với người lớn.
+ Tình huống 3: Em sẽ về nhà và cho lợn ăn.
+ Tình huống 4: Em sẽ từ chối. Vì khi đi qua thảm cỏ sẽ dẫm nát hết thảm cỏ.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chúng em thường xuyên tưới nước cho cây, loại bỏ những lá úa.
- Lắng nghe.
HĐ5:
Bài tập 4:
(6 phút)
*Thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập 4.
Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu:
+ Thẻ màu xanh: Tán thành.
+ Thẻ màu đỏ: Không tán thành.
- GV đọc lần lượt từng tình huống:
+ Tình huống 1: Tan học về, mấy bạn nhỏ rủ nhau trèo cây hái ổi xanh, vừa ăn vừa lấy ổi ném nhau.
+ Tình huống 2: Mấy bạn nhỏ đi chăn trâu, mải chơi thả diều với nhau để trâu xuống ruộng ăn lúa.
+ Tình huống 3: Nghe đài báo sắp có rét đậm, rét hại, Hồng cùng bố mẹ sửa sang chuồng trại, chống rét cho trâu bò, lợn gà.
- Nhân xét, kết luận.
Qua bài tập 4, các em đã biết bày tỏ thái độ tán thành với những việc làm đúng và phản đối những việc làm chưa đúng đối với việc chăm sóc cây trồng vật nuôi. Vậy để thể hiện rõ hơn việc làm của mình về chăm sóc cây trồng vật nuôi chúng ta cùng nhau làm bài tập 6.
- HS giơ thẻ màu
+ Tình huống 1: Thẻ đỏ
Vì hành vi hái trộm ổi của các bạn là sai, các bạn lại lấy ổi để ném nhau là hành động phung phí.
+ Tình huống 2: Thẻ đỏ
Trâu xuống ruộng ăn lúa là phá hoại tài sản.
+ Tình huống 3: Thẻ xanh
Vì bảo vệ trâu bò là bảo vệ tài sản của gia đình.
HĐ6:
Bài tập 6
(5 phút)
*Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận nhanh trong vòng 1 phút tìm ra những việc làm phù hợp để điền vào bảng:
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm nào viết được nhiều hầnh động nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Học sinh thảo luận.
- Mỗi nhóm cử ra 4 HS tiếp sức viết các câu trả lời.
+ Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng: Tưới nước, bón phân, tỉa cành, bắt sâu
+ Việc không nên làm đối với cây trồng: Dẫm đạp, ngắt hoa, bẻ cành
+ Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi: Cho ăn, cho uống nước, tắm
+ Việc không nên làm đối với vật nuôi: Hành hạ, đánh đập, ăn thịt
	4. Củng cố: (2 phút)
- Vì sao chúng ta phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi? (Vì cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui và lợi ích cho con người)
- Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay. Gọi 2-3 HS đọc ghi nhớ.
	5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà hoàn thành bài tập 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_dao_duc_lop_3_tiet_3031_cham_soc_cay_trong.docx