Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tuần 28 - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 1)

Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tuần 28 - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 2. Kĩ năng:

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

3. Thái độ:

- Đồng tình với hành động phù hợp, phê phán hành động chưa phù hợp

-Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.

- Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.

* BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: thẻ màu, 4 thìa, 2 cốc chia vạch nước

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Đạo đức Lớp 3 - Tuần 28 - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức tuần 28
Tiết Kiệm Và Bảo Vệ Nguồn Nước (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. 
- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	2. Kĩ năng: 
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. 
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. 
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
3. Thái độ: 
- Đồng tình với hành động phù hợp, phê phán hành động chưa phù hợp
-Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.
- Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.
* BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: thẻ màu, 4 thìa, 2 cốc chia vạch nước
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Cho cả lớp hát 1 bài
* Giới thiệu bài mới: Bạn nào cho cô biết, hàng ngày, các con dùng nước để làm gì nhỉ?
- Gv nhận xét và chốt: Nước được chúng ta dùng vào rất nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng liệu nguồn nước chúng ta dùng có phải là vô tận hay không? Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước?. Để trả lời được những câu hỏi này, cô cùng các con đến với bài ngày hôm nay “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” để cùng tìm hiểu nhé.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 3-4 HS trả lời 
- Lắng nghe
a. Hoạt động 1: Xem video (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết được vai trò của nước và sự cần thiết của việc tiết kiệm nước
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: Các con xem một video và trả lời các câu hỏi theo nhóm : Các con chú ý vai trò của nước mà video đưa ra nhé
- Gv đưa câu hỏi: 
+ Vai trò của nước quan trọng và cần thiết như thế nào đối với đời sống của con người và vạn vật?
+ Nước ngọt khan hiếm như thế nào?
+ Những hành động nào đã khiến nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm?
+ Em có nhận xét gì về các hành động như vậy?
- Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời của mỗi nhóm sau khi các nhóm trả lời.
- GV chốt: Các con thấy đấy, nước vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Nước sạch không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Vì vậy, chúng ta phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước.
- HS xem video 
- Gọi 1-2 nhóm trả lời mỗi câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước 
* Cách tiến hành:
- Để biết làm thế nào bảo vệ được nguồn nước, cô đưa cho lớp chúng ta một số hành động như sau. Các con quan sát các hành động và tình huống cô đưa. Với hành động nên làm, con sẽ giơ thẻ anh. Hành động không nên làm, các con giơ thẻ đỏ nhé. 
- Gv đưa các tình huống và hành động
- Gv quan sát, yêu cầu hs giải thích vì sao chọn
- Hs quan sát, giơ thẻ màu. 
- 1 HS giải thích, 1 Hs nhận xét và nhắc lại
- Gv nhận xét. 
* Kết luận:
 Không nên tắm rửa cho trâu,bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đổ rác ra bờ ao, hồ là sai vì làm ô nhiễm nước. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.
* BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.
c. Hoạt động 3: Trò chơi (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. 
* Cách tiến hành 
- Gv đưa tình huống dẫn vào trò chơi: Nhà bạn Hươu hôm nay làm bánh mà lại thiếu nước nên mẹ bạn Hươu không thể nhào bột được. Các con giúp bạn Hươu mang nước về cho mẹ nhé
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 9 người. Bạn đầu hàng cầm cốc chia vạch nước, đứng quay mặt vào bạn đứng sau. Bạn cuối hàng cầm thìa và cầm cốc đổ đầy nước. Nhiệm vụ của bạn cuối hàng là múc từng thìa nước, truyền bằng tay cho bạn tiếp theo. Các bạn tiếp theo có nhiệm vụ vận chuyện nước cho bạn đứng đầu va đổ vào cốc chia vạch. Sau 3 phút, đội nào có lượn nước nhiều hơn đội đó sẽ thắng và có thưởng.
- Gv tổ chức cho hs chơi
- HS lắng nghe luật chơi 
- Hs chia nhóm và chơi
- Gv công bố đội thắng cuộc và trao thưởng
- Qua trò chơi vừa rồi, các con thấy vận chuyển nước như thế có khó khăn và vất vả không?
- Gv chốt: Nếu chúng ta cứ sử dụng nước bừa bãi, chúng ta sẽ phải vận chuyển như thế để lấy nước sạch trong tương lai. Thế nên, các con phải tiết kiệm nước ngay từ các hành ddoognj nhỏ trong cuộc sống hàng ngày
- Cả lớp vỗ tay
- 1 Hs trả lời
- Hs lắng nghe
3, Củng cố - Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS ôn bài và chuẩn bị bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tiết 2
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_dao_duc_lop_3_tuan_28_tiet_kiem_va_bao_ve_n.docx