Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020

Tập đọc

Anh đom đóm

I. Mục đích yêu cầu:

 *Đọc đúng : chuyên cần, người ngủ, ngoài sông, quay vòng.

 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

 * Đọc hiểu:

 - Từ ngữ: biết về các con vật: đom đóm, cò bợ, vạc.

 - Nội dung : Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. ( Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài).

- Học thuộc lòng bài thơ.

- GD HS đức tính siêng năng, chăm chỉ.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 23 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17
 Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1 Chào cờ
 Tiết 2 + 3 Tập đọc – kể chuyện
Mồ côi sự kiện
I.Mục đích yêu cầu: 
A. Tập đọc
 - Đọc đúng : vùng quê nọ, chủ quán, thản nhiên, tuy chưa hiểu, tuyên bố.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 * Đọc hiểu:
 - Từ ngữ: công đường, bồi thường, mồ côi.
 - Nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. 
B. Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS có khả năng học tốt kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- GD HS đức tính chăm chỉ học tập và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
A. Tập đọc.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Tiết 1:
A.Kiểm tra bài cũ: 
GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu: 
Chú ý đọc hay toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
+ Giúp HS đọc đúng các tiếng khó. 
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
GV nhắc HS nghỉ đúng hơi.
GV giúp HS hiểu nghĩa từ: mồ côi, công đường, bồi thường.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
* Tiết 2:
HĐ2: HD tìm hiểu bài.( 17p)
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
-Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
- Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào?
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
 - Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
GV: Mồ Côi xử thật tài tình, công bằng.
 Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
Nêu nội dung bài?
HĐ3: Luyện đọc lại:
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. 
B. Kể chuyện ( 18p)
GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
HĐ4: Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
GV nhận xét, lưu ý cách kể đơn giản, ngắn gọn theo tranh. Có thể kể sáng tạo thêm từ của mình.
GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
Truyện nói lên điều gì?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về kể lại chuyện.
2 HS đọc TL bài : Về quê ngoại.
- Lắng nghe quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
Đọc nối tiếp từng câu.
-3HS đọc 3 đoạn của bài.
- 1HS đọc chú giải.
HS đọc trong nhóm. Các nhóm thi đọc.
1 HS đọc cả bài.
Đọc thầm đoạn 1.
- Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
-Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
- Bác giảy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 2, 3
- Xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường cho đủ số tiền cho chủ quán: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc” thế là công bằng.
- Vị quan toà thông minh, phiên xử thú vị, Bẽ mặt kẻ tham lam, ăn “hơi” trả “tiếng”.
ý nghĩa: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi
1 HS đọc đoạn 3.
2 tốp ( mỗi tốp 4 em) đọc phân vai.
Lắng nghe
Quan sát 4 tranh minh hoạ của câu chuyện
1 HS kể mẫu đoạn 1.
HS quan sát tranh 2,3,4 nêu nội dung từng tranh.
4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
1HS kể toàn chuyện.
2HS nêu 
Nội dung chuyện: Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.
 Tiết 4 Toán
Tính giá trị của biểu thức (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
- GD HS yêu thích học môn toán.	 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở BT của HS.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Củng cố quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn:
+Viết biểu thức: 30 + 5 : 5
Hỏi: Muốn thực hiện phép tính 30+5 rồi mới chia cho 5, ta có thể viết như thế nào?
 Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5, người ta thêm dấu ngoặc đơn ( ) vào như sau: ( 30 + 5 ) : 5 
->Nếu BT có dấu ngoặc đơn thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
 HD cách đọc: “ mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc chia cho 5”.
Viết bảng: ( 30 + 5) : 5 = 35 : 5 
 = 7
+ YC HS tính: 3 × ( 20 - 10 )
HĐ 2: Thực hành. ( SGk / 82 )
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- GV: Củng cố lại cách tính.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- GV: Củng cố cách làm.
Bài 3: Giải toán.
Củng cố lại các bước làm bài toán giải.
+ Chữa bài, nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc qui tắc áp dụng và làm tính tốt hơn, làm bài tâp VBT.
- Nêu thứ tự thực hiện tính: Thực hiện phép tính chia 5:5 trước, rồi thực hiện phép cộng sau.
- Viết dấu ngoặc đơn vào 30+5...
- HS đọc lại.
- Nêu cách làm: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước. 3 × (20-10 ) = 3 × 10 
 = 30
1HS lên bảng làm. 3HS nêu cách thực hiện: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện phép tính trong ngoặc.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
+ 2HS lên làm, lớp nhận xét, HS nêu lại cách làm.
a) 25 - ( 20 - 10) = 25 -10
 = 15
 80- ( 30 + 25 ) = 80 - 55
 = 25
b) 125 + (13 + 7 ) =125 + 20
 =145
 416 - ( 25 -11 ) = 416 -14
 = 402
+ HS lên làm, 1số HS đọc bài của mình, 1số HS nêu cách làm.
( 65 + 15 ) × 2 = 80 × 2 
 =160
 48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2 
 = 24
( 74 -14 ) : 2 = 60 : 2 
 = 30
 81: ( 3 × 3 ) = 81: 9
 = 9
+ 2HS lên bảng làm, 1số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
 Bài giải
C1: Số sách ở mỗi tủ là:
 240 : 2 = 120(quyển)
 Mỗi ngăn có số sách là:
 120 : 4 = 30 (quyển)
 Đáp số : 30 quyển.
C2: Số ngăn của 2 tủ là:( Dành cho HS có năng lực học toán )
 4 × 2 = 8 (ngăn)
 Số sách xếp trong mỗi ngăn là:
 240 : 8 = 30 (quyển).
 Đáp số : 30 quyển 
 Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2019
 Tiết 1 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng toán điền dấu , =
- GD HS yêu thích học môn toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
YC HS nêu cách tính giá trị của biểu thức cả ba dạng.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1:Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
GV nêu củng cố cho HS cách thực hiện.
Bài2: Tính giá trị của BT:
GV nêu lại cách làm.
Bài 3: >
 <
 =
GV nhân xét
Bài 4: 
+ Chữabài, nhận xét.
 C. Dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Ôn và nhớ cách tính giá trị của biểu thức, làm bài tập VBT.
Hoạt động học
- 2HS nêu lại qui tắc: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
- Làm vào vở.
- 2 HS lên chữa bài, lớp nhận xét, 1 số HS nêu cách làm.
a) 238 - ( 55 - 35 ) = 238 - 20
 =218
 175 - ( 30 + 20 ) =175 -50
 =125
b , 84 : ( 4 : 2 ) = 84 : 2
 = 42
 ( 72 + 18 ) × 3 = 90 × 3 
 = 270
4HS lên làm và nêu cách thực hiện.
a) ( 421 - 200 ) × 2 = 221 × 2 
 = 442
 421- 200 × 2 = 421- 400
 = 21
b) 90 + 9 : 9 = 90 + 1 
 = 91
 ( 90 + 9) : 9 = 99 : 9
 =11
c) 48 × 4 : 2 = 192 : 2
 = 86
 48 × ( 4 : 2 ) = 48 × 2 
 = 96
d) 67- ( 27 + 10 ) = 67 - 37
 = 30
 67 - 27 + 10 = 40 +10
 =50
-2HS lên làm, HS nhận xét, nêu lí do điền dấu
(12+11) × 3 > 45 30 < (70 + 23):3
-2HS đại diện cho tổ thi xếp hình.
 Tiết 2 Chính tả
Tuần 17 – Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng, đoạn văn: Vầng trăng quê em. 
- Làm đúng BT(2) a/b.
- GD HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn văn 1 lần
Hỏi: Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
Gv: Để có cảnh đẹp như thế một phần do thiên nhiên tạo ra, còn phần nhiều do con người giữ gìn mới có.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ mãi được những cảnh đẹp ấy.
Bài chính tả gồm mấy đoạn?
Chữ đầu mỗi đoạn được viết ntn?
HD HS viết các tiếng khó.
b.Viết bài:
GV đọc.
GV quan sát giúp HS viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp.
GV đọc lần 3.
c. Chữa bài.
Chữa bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2,a.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
C. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng câu đố, câu ca dao và ghi nhớ luật chính tả.
1 HS đọc cho 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con 1 số từ ở bài tập 2a tiết 2 tuần 16.
+ 2HS đọc lại, lớp đọc thầm.
Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
- HS tự suy nghĩ và trả lời:
- Bài được tách làm 2 đoạn.
 Chữ đầu viết hoa lùi vào 1 ô.
+ Đọc thầm viết vào bảng con những chữ mình dễ viết sai.
Viết bài vào vở.
Soát bài , chữa bài.
+ Đọc thầm, 2HS nêu yêu cầu của bài tập,. Mỗi HS nêu yêu cầu từng câu.
 HS làm bài vào VBT.
 HS lên chữa bài trên bảng, lớp nhận xét.
Một số HS đọc lại kết quả.
a.gì - dẻo - ra - duyên.
 gì- riú ran.
 Tiết 3: Tự nhiên xã hội
An toàn khi đi xe đạp
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
 - Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
 - GD KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
- GD HS chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị: - Tranh trong SGK.. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động dạy
A. Kiểm ttra bài cũ: 
Hỏi: Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm?
 GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài:
 ATGT là một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Cô biết trong lớp ta có rất nhiều bạn đi học bằng xe đạp. Vậy, để an toàn khi đi xe đạp các em cần biết những gì? Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu. * HĐ1: Quan sát tranh theo nhóm 4 
Mục tiêu : Thông qua quan sát tranh, HS hiểu ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông. 
 Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 64,65 theo nhóm 4. Chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai luật giao thông
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm chỉ trình bày 1 tranh)
- Y/ c nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 ... ốt đối với mọi người và tình yêu thiên nhiên đất nước.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
ơ
 Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV và HS nhận xét.
B. Dạy bài mới. GTB.
HĐ1: Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
Bài1: Tìm và viết những từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây:
 - GV và HS nhận xét.
a. Chú bé Mến trong chuyện: Đôi bạn.
b. Anh Đom đóm.
c. Chàng Mồ Côi trong chuyện: Mồ Côi xử kiện.
d. Chủ quán trong truyện: Mồ Côi xử kiện.
HĐ2: Ôn mẫu câu: Ai thế nào?
Bài2: Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào? 
- GV nhận xét và hỏi:
- Đối với những người siêng năng, chăm chỉ em có tình cảm ntn?
- Để có những bông hoa, vườn hoa đẹp mỗi chúng ta cần phải làm gì?
HĐ3: Ôn dấu phẩy.
Bài tập3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
 - GV và HS nhận xét, chốt ý đúng.
 - GV củng cố cách dùng dấu phẩy ngăn cách các ý trong câu.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại các bài tập đã làm.
 Hoạt động học
2 HS làm miệng BT1,3 (mỗi em một bài) của T16.
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu của bài tập
- Trao đổi theo cặp và làm bài vào vở.
- 4HS lên làm, 1 số HS đọc bài của mình.
- Dũng cảm/ tốt bụng/ không ngần ngại cứu người/ biết sống vì người khác...
- Chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng.
- Thông minh/ tài trí/ công minh/ biết bảo vệ lẽ phải/ biết giúp đỡ người bị oan ...
- Tham lam/ dối trá/ xấu xa/ vu oan cho người...
+ Nêu yêu cầu bài tập.
-1HS đọc mẫu SGK. 1HS đặt câu.
- Lớp làm bài tập. Tiếp nối 4,5 HS lên làm bài
a. Bác nông dân rất chăm chỉ.
b. Bông hoa trong vườn thật tươi tắn.
c. Buổi sớm mùa đông lạnh buốt.
- HS trao đổi theo cặp và trả lời:
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên làm:
a. ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
 Tiết 3 Chính tả 
 Tuần 17 – tiết 2
I. Mục đích: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm được từ có vần ui/ uôi (BT2); làm đúng BT(3) a / b. 
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết
 GV và HS nhận xét.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn chính tả lần 1.
Hỏi: Trong đoạn văn có những chỗ nào viết hoa?
Bét-tô-ven viết hoa mình chữ cái đầu, giữa các chữ có gạch nối.
Lưu ý HS viết đúng phiên âm: Pi-a-nô.
b) GV đọc cho HS viết bài:
GV đọc lần 2.
GV quan sát, hướng dẫn cách trình bày, cách viết cho HS.
GV đọc lần 3.
c) Chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1: Ghi vào chỗ trống trong bảng:
GV và HS nhận xét, kết luận đội thắng.
Sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ:
GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a, Chứa tiếng bắt đầu bằng d, g, hoặc g có nghĩa như sau:
b. Chứa tiếng có mẫu vần ăc hoặc ăt có nghĩa như sau: 
C.Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp 5 chữ bắt đầu bằng: d/ gi/ r.
- 3HS đọc lại, lớp theo dõi.
Chữ đầu đoạn, đầu câu: Hải, Mỗi, Anh: các địa danh: Cẩm Phả, Hà Nội; tên người VN: Hải; tên người nước ngoài: Bét-tô-ven; tên tác phẩm: ánh trăng.
Đọc thầm bài viết, ghi vở nháp những chữ dễ mắc lỗi.
Chép bài vào vở.
Soát lỗi, chữa lỗi.
+ 1HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân.
2 tổ, mỗi tổ 3 HS lên bảng thi làm bài.
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu BT. HS làm bài cá nhân
- 2HS lên làm, 1 số HS nêu bài của mình, lớp nhận xét.
- Giống, ra, dạy.
- Bắc, ngắt, đặc.
 Tiết 4: Thể dục
	Tiết 5: Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sỹ (tiết 2)
I. Mục tiêu: GIÚP HS:
- Biết quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phừ hợp với khả năng.
- Tham gia các HĐ đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
- Có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:.
Hỏi: Vì sao chúng ta phải biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ?
GV và HS nhận xét.
B. Dạy bài mới: GBT:
HĐ1: Xem tranh và kể về những người anh hùng
Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, thiếu niên.
+ Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng và nhắc học sinh học tập.
HĐ2: Báo cáo kết quả điều tra về hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đó và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ.
+ Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS trình bày kết quả tìm hiểu.
GV nhận xét, bổ sung nhắc nhở HS tích cực tham gia các HĐ đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.
*Kết luận: Chúng ta cần phải ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ bằng những công việc thiết thực của mình. 
C. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm, tìm hiểu nền văn hoá, cuộc sống học tập, nguyện vọng của thiếu nhi một số nước để giới thiệu trước lớp trong tiết học sau.
 Hoạt động học
HS trả lời và nêu các việc mình đã làm để giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.
Các nhóm thảo luận nêu:
+ Người trong ảnh là ai?
+ Em hiểu gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng đó?
+ Hát hoặc đọc thơ về người anh hùng liệt sĩ đó.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu, lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
 Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2019 
 Tiết 1 Toán
 Hình vuông
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
- GD HS yêu thích học môn toán.
II. Chuẩn bị
	Mô hình bằng hình vuông.
	Ê ke, thước kẻ (cho GV và HS).
III. Cac hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để ta xác định được hình chữ nhật? 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1 : Giới thiệu hình vuông
 - GV vẽ hình vuông lên bảng, yêu cầu HS nhận dạng và đọc tên hình.
Hỏi: Quan sát các em thấy hình vuông có những đặc điểm nào?
- GV dùng êke để kiểm tra 4 góc. Dùng thước để kiểm tra 4 cạnh.
- GV vẽ sẵn 1 số hình tứ giác lên bảng.
Hỏi: Vậy hình như thế nào là hình vuông?
HĐ2: Thực hành:(SGK/86)
Bài 1 : Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông?
GV giải thích những hình không phải là hình vuông.
Bài2: Đo rồi cho biết độ dài cạnh của mỗi hình vuông sau. 
Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình vuông.
- GV lưu ý cách kẻ để có 4 cạnh bằng nhau.
Bài 4: Vẽ theo mẫu:
Lưu ý HS đếm để vẽ cho đúng mẫu.
Em có nhận xét gì về 2 hình mới vẽ?
+ Nhận xét, đánh giá.
 C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về tìm vật có dạng hình vuông trong thực tế.
- 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Quan sát hình.
- Đây là hình vuông ABCD
- Có 4 góc vuông, 4 cạnh bằng nhau
- Quan sát nêu hình nào là hình vuông.
- Liên hệ các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông (khăn mùi soa, viên gạch hoa lát nền...)
- Là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
- Nêu miệng và chỉ hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Hình ABCD, hình MNPQ không phải là hình vuông
+ Nêu miệng độ dài cạnh mỗi hình: Hình vuông ABCD có độ dài cạnh 3cm. Hình vuông MNPQ có độ dài cạnh 4cm
+ 2 HS lên bảng kẻ, các em khác nhận xét.
1 số HS trưng bày bài vẽ.
2 hình mới vẽ đều là hình vuông.
* 
 Tiết 2 Tập làm văn
 Tuần 17
I. Mục đích yêu cầu
- Viết được một lá thư ngắn (khoảng 6 dòng) cho bạn để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. 
- GD HS ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV và HS nhận xét.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV hướng dẫn cách trình bày đúng theo trình tự 1 lá thư, nội dung hợp lí.
HĐ2: HS làm bài:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét 1 số bài.
* GD HS ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các bài TĐ, HTL.
Hoạt động học
2 HS làm miệng BT1, 2 tiết TLV tuần 16.
+ 2HS đọc nội dung BT, lớp đọc thầm.
+ 2HS nhìn bảng lớp đọc trình tự của mẫu lá thư.
- 1HS đọc đoạn mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- HS làm bài vào vở BT.
- Một số HS đọc thư trước lớp.
 Tiết 3: Tin học 
 Tiết 4 Tự nhiên và xã hội 
 Ôn tập và kiểm tả học kỳ ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em..
II. Chuẩn bị :
Hình các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Khi đi xe đạp cần đi như thế nào?
- HS trả lời, GV nêu nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1. Chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
+ Cách tiến hành:
B1: GV chuẩn bị các tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
B2: HS chơi.
 Gắn thẻ từ vào tranh cho thích hợp.
- GV và HS nhận xét, chốt lại đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai.
HĐ2: Củng cố các kiến thức 
Yêu cầu 1 số HS nêu lại các cơ quan và chức năng của chúng. 
GV và HS nhận xét.
GV chốt kết luận.
 C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Về ôn lại các hoạt động thương mại, CN,... để tuần sau ôn tiếp.
 - Đi về bên phải, đi đúng phần đường quy định...
- HS quan sát GV phổ biến luật chơi.
- Mỗi nhóm cử 2 em tham gia chơi thử sau đó chia làm 2 đội chơi: quan sát và gắn thẻ vào từng tranh cho thích hợp.
1 số HS nêu, mỗi em nêu 1 cơ quan và chức năng của nó, em khác nhận xét.
 Tiết 5 Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_khoi_3_tuan_17_nam_hoc_2019_2020.doc