Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016

I/ Mục tiêu:

- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.

- GD tính mạnh dạn, tự tin.

II/ Đồ dùng dạy học:

 + GV: Nhạc cụ, đàn, thanh phách

 + HS : Thanh phách

III/ Hoạt động dạy học:

1/Hoạt động cơ bản:

a) Khởi động:

- Tổ chức trò chơi

- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.

- HS ghi vở tên bài.

b) Hình thành kiến thức:

* HĐNG: Giới thiệu các hình thức biểu diễn

- Cho HS xem băng đĩa các hình thức biểu diễn để HS học hỏi thêm.

- HS tập biểu diễn theo các hình thức vừa xem.

* Ôn bài hát

 + GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và ôn luyện theo nhóm.

- Học sinh hát và gõ đệm; Tập phụ hoạ:

1/ Hai tay để lên miệng, hai chân nhấc lên, nghiêng trái.

2/ Tương tự đối với bên phải.

3/ Hai tay đưa từ thấp lên cao đồng thời chân nhún nhịp nhàng.

- Học sinh tập từng động tác.

- Khi học sinh thuộc động tác. Giáo viên cho các nhóm biểu diễn.

2/HĐ thực hành:

 - Từng HS lên biểu diễn trước lớp.

2/HĐ ứng dụng:

- Hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập cho các em trong xóm hát.

IV/Đánh giá:

- GV yêu cầu HS tự đánh giá.

- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương

 

doc 25 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2015
 Mĩ thuật tiết 18
 ( Cô Mai dạy)
_________________________
Tập đọc – Kể chuyện Tiết 52 + 53 
 	 Ôn tập tiết 1 + tiết 2 sgk/ 146 
 	Thời gian dự kiến: 70 phút
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng giành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2). 
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Sách Tiếng Việt
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động
 - T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài 
 b/ Bài mới: 
 - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 1/ Kiểm tra đọc ( theo đề của CM ).
 2/ Ôn chính tả: Rừng cây trong nắng
HS đọc một lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
Cả lớp đọc cá nhân. 
Giáo viên giải nghĩa một số từ: uy nghi, tráng lệ.
Giúp học sinh nắm nội dung bài: 
Đoạn văn nói gì? Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
Học sinh viết một số từ khó: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm,
	- HS viết bài vào vở. 
- Trao đổi trong nhóm. 
- GV nghiệm thu kết quả. 
	3/ Ôn về So sánh: Tìm hình ảnh so sánh có trong các câu văn sau:
- Học sinh đọc các câu văn ở VBT
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
	- GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
a/ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
như
những cây nến khổng lồ.
b/ Đước mọc san sát, thẳng đuột
như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 _____________________________
 Buổi chiều: Cô Huế dạy
 Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016
 Thể dục 
	 ( Thầy Đạo dạy)
 ___________________________
 Toán Tiết 87
 Chu vi hình vuông SGK/88
Thời gian dự kiến: 40 phút
I. Mục tiêu :
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng qui tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
- Cần làm các bài tập Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
- Giúp HS tính đúng, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy- học:
+ GV: Các đáp án bài tập. 
 + HS: VBT.
III/Hoạt động dạy- học:
1/Hoạt động cơ bản:
a)Khởi động: (3 – 4 phút)
 - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”; 
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 	- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học: 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức: (12-15 phút)
 - HS dựa vào phần hướng dẫn ở SGK/88, HS đọc thông tin trong sách cá nhân.
	- HS thảo luận nhóm đôi về cách tính chu vi hình vuông.
	- HS biết muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
	- GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ và nghiệm thu.
2/Hoạt động thực hành:
 - Thực hiện các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3, 4 VBT (cá nhân).
Bài 1: Viết vào ô trống ( theo mẫu )
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi vở, kiểm tra. GV đưa đáp án đến các nhóm.
- GV nghiệm thu. 
Bài 2: Giải toán
 - HS làm cá nhân, trao đổi nhóm đôi.
- HS đổi vở, kiểm tra. GV đưa đáp án đến các nhóm.
Bài 3: Giải toán
	- HS làm cá nhân 
- HS đổi vở, kiểm tra. GV đưa đáp án đến các nhóm.
 Bài 4: Giải toán
- Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.	
- GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
3/Hoạt động ứng dụng:
	- HS nắm được cách tính chu vi hình vuông đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương.
 ____________________________________
	Tự nhiên và Xã hội Tiết: 35
 Ôn tập học kì I ( tt )
 Thời gian dự kiến : 30 phút
I/ Mục tiêu:
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. 
- Giới thiệu về gia đình của em. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Một số tranh ảnh.
 + HS: SGK
III/Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
 - GV giao nhiệm vụ quan sát các hình trong SGK/ 67
- HS thảo luận theo nhóm. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
* GV chốt lại.
3/HĐ ứng dụng:
	- Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài thơ để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Tập viết Tiết 35
 	 Ôn tập ( tiết 3) sgk/ 150 
 	 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút.
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng học tập:
+ GV: Đáp án các bài tập BT2 
+ HS: Bảng con, VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a) Khởi động:
- Cả lớp hát.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
	- HS lên bốc thăm đọc bài và trả câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
2/HĐ thực hành:
Bài 2: Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11. 
Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời dưới đây:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Trao đổi với bạn trong nhóm.
- HS làm vở bài tập.
- GV đến từng nhóm nghiệm thu.
3/ HĐ ứng dụng:
	- Về tập viết thêm các loại giấy mời. Để tiết sau chia sẻ cùng bạn trong nhóm lớp.
IV/Đánh giá: 	
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 __________________________________________
Buổi chiều:
 Cô Huế dạy
 Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
 Tin học
 (Cô Lợi dạy)
____________________________
Tập đọc Tiết 54 
 	 Ôn tập ( Tiết 4) sgk/ 150 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/ phút.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
	+ GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bài thơ, đoạn thơ,
	+ HS: VBT
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a) Khởi động:
- Cả lớp hát.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
	- HS lên bốc thăm đọc bài và trả câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
2/HĐ thực hành:
Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn:
	Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Trao đổi với bạn trong nhóm.
- HS làm vở bài tập.
- GV đến từng nhóm nghiệm thu.
3/ HĐ ứng dụng:
	- Về đọc thêm các đoạn văn hay. Để tiết sau chia sẻ cùng bạn trong nhóm lớp.
IV/Đánh giá: 	
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Toán Tiết 88
 Luyện tập Sgk/ 89
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
	- Biết tính chu vi của hình chữ nhật, chu của hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
	- Bài tập cần làm: Bài 1 (a), bài 2, bài 3, bài 4. KKHS làm thêm bài 1/b.
- Cẩn thận, nhớ quy tắc để giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4.
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật với chiều dài, chiều rộng cho trước.
 - Học sinh tự giải các bài tập và tự KT kết quả lẫn nhau.
- GV đến từng nhóm nghiệm thu, tuyên dương.
Bài 2:	 Toán giải.
Bài giải
Chu vi của hồ nước là:
30 x 4 = 120 (m)
Đáp số: 120 m
 - Học sinh tự giải các bài tập và tự KT kết quả lẫn nhau.
	- GV đến từng nhóm nghiệm thu, tuyên dương.
Bài 3: Toán giải, HS thực hiện tương tự bài 1, 2.
 Bài giải
Độ dài cạnh hình vuông đó là: 140 : 4 = 35 (cm)
 Đáp số: 35 cm
Bài 4: Bài giải
a/ Nửa chu vi hình chữ nhật là: 200: 2 = 100 (cm)
 b/ Chiều rộng hình chữ nhật là: 100 – 70 = 30 (cm)
 Đáp số: a/ 100cm; b/ 30cm.
	- HS thảo luận nhóm và tìm cách giải và làm bài.
	- GV đến từng nhóm nghiệm thu, tuyên dương.
3/HĐ ứng dụng:
	- Học sinh nắm được các quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên
 Đạo đức Tiết 18
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học ở các bài đạo đức.
- Trả lời các câu hỏi, tình huống qua bài.
- Có thái độ tự tin khi trình bày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên soạn các tình huống cụ thể.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	`1/ Thế nào là giữ lời hứa?
 2/ Vì sao mẹ Ly nói: Đây là bó hoa đẹp nhất.
 3/ Vì sao mẹ bạn Viên cám ơn chị Thuỷ?
 - GV giao nhiệm vụ; HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
 * Kết luận: Chúng ta cần có thái độ tôn trong thương binh, giúp đỡ hàng xóm láng giềng và giữ đúng lời hứa.
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, tìm hiểu thêm về công việc của những người trong gia đình mình để tiết sau chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp để biết thêm. 
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - G ... ng dạy học:
- Vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
* Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh viết 
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
HĐ2: Luyện viết vào vở luyện viết.
- Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm từ 8 - 10 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3/Củng cố, dặn dò:
 	- Dặn học sinh luyện viết thêm ở nhà. 
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .......
TIẾNG VIỆT : (Bổ sung) Tiết 17
 TIẾT 2 -TUẦN 18 
I/Mục tiêu :
 - Tìm từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong những câu văn, câu thơ. 
 - Nối tạo thành câu Ai làm gì ? Ai thế nào ?
 - Điền đúng dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào ô trống.
II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Tìm từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong những câu văn, câu thơ. 
 HS làm vở, một em làm bảng phụ
Đáp án : a/ lượn lờ đờ như trôi trong nắng
 b/ nhả khói như ông hút thuốc
 c/ xoè cánh như trải thảm 
Bài 2 : Nối tạo thành câu Ai làm gì ? Ai thế nào ?
 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
 Đáp án : 
 Con chim nhỏ rất tươi trẻ với ba trăm năm tuổi
 Thành phố Sài Gòn rất hoang sơ với bãi cát trắng mịn
 Bãi biển Sơn Trà ở Đà Nẵng sà xuống cái cây trĩu trịt quả chín mọng
Bài 3 : Điền đúng dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào ô trống.
 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
 Đáp án : 
 - Đừng ăn thịt em anh trai ơi !
 Hôm sau. Gà Mái
 - Anh trai đừng ăn thịt em !
 - Vì sao cô gọi tôi là anh trai ?
 - Thế à. Bây giờ..
 Gà Mái tự do qua sông, không sợ Cá Sấu ăn thịt.
IV/ Củng cố, dặn dò : 
 Hệ thống lại bài
 Chuẩn bị bài sau 
 IV/ Bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở 
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
 2/ Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Nhưng vẫn còn một vài em ít học bài cũ.: Phước, Oanh, Vi Vi.
- Một số em viết vở còn cẩu thả: Bảo.
 - Các em tích cực tham gia luyện viết và tham gia giải toán trên mạng.
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động khác như: Sinh hoạt sao.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối HK I.
- Thi đua giành nhiều điểm 10.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
 Đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
 Âm nhạc Tiết 18 
 Tập biểu diễnbài hát 
Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
 Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Nhạc cụ, băng nhạc. Một số ngôi sao làm bằng giấy.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 (HĐNGLL): Giới thiệu các hình thức biểu diễn
- Cho HS xem băng đĩa các hình thức biểu diễn để HS học hỏi thêm.
- HS tập biểu diễn theo các hình thức vừa xem.
Hoạt động 2: Ôn bài hát Gà gáy.
Giáo viên cùng học sinh hát và gõ đệm
Tập phụ hoạ:
1/ Hai tay để lên miệng, hai chân nhấc lên, nghiêng trái.
2/ Tương tự đối với bên phải.
3/ Hai tay đưa từ thấp lên cao đồng thời chân nhún nhịp nhàng.
Học sinh tập từng động tác. Khi học sinh thuộc động tác. Giáo viên cho các nhóm biểu diễn.
Hoạt động 3: Ôn bài hát Đếm sao
Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Tập biểu diễn. Giáo viên làm mẫu:
1/ Một tay chống hông, một tay chỉ, chân nhún nhịp nhàng.
2/ Tương tự nhưng đổi tay.
3/ Tay đưa cao, tay để thấp múa dẻo.
Cho học sinh làm nhiều lần. Khi học sinh thuộc động tác, giáo viên cho các nhóm đội ngôi sao trên đầu và biểu diễn.
3.Củng cố, dặn dò:
Dặn dò: Ôn lại các bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ...
Thủ công Tiết 18 
Cắt, dán chữ VUI VẺ ( T2 )
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: + Mẫu chữ VUI VẺ . Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ . 
Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán.
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Học sinh thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ VUI VẺ
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước thao tác kẻ, gấp, cắt chữ cái của chữ VUI VẺ theo quy trình;
Bước 1: Kẻ chữ VUI VẺ
Bước 2: Cắt chữ VUI VẺ
Bước 3: Dán chữ VUI VẺ
- HS thực hành kẻ, cắt, dán. Giáo viên quan sát uốn nắn giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
HĐ2 (HĐNGLL): Hoạt động vui chơi:
* GV nêu tên trò chơi “Ai sáng tạo hơn” và hướng dẫn cách chơi . 
- Thi đua giữa các nhóm mỗi nhóm 6 em.
- Mỗi nhóm cắt 1 từ VUI VẺ trang trí vào tờ giấy A3 như một bức tranh.
- Nhóm nào xong trước, trình bày đẹp, sáng tạo nhóm đó thắng cuộc.
- Sản phẩm nhóm thắng cuộc sẽ được trang trí trong lớp học.
* Các nhóm thực hành
- GV theo dõi, cổ vũ giúp đỡ
- Nhóm nào xong trước đem trưng bày trên bảng lớp.
- Cho HS nhận xé, bình chọn
- GV kết luận, tuyên bố nhóm thắng cuộc. Cả lớp tuyên dương.
HĐ2: Nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
- Khen các em có sản phẩm đẹp, khích lệ sự sáng tạo.
 * Dặn dò: - Thu dọn lớp học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. 
- Nhận xét tiết học.
IV/Bổsung:........................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi chiều Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013
Luyện Tiếng Việt Tiết: 35
Thực hành TV ( tiết 1 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu :
 	- Tìm từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong những câu văn. 
 - Điền đúng dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu phẩy vào ô trống.
II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
Bài 1 : Tìm từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong những câu văn. Viết kết quả vào bảng ở dưới. 
Âm thanh
Đặc điểm
Từ so sánh
Âm thanh
tiếng cánh diều
êm, nhẹ
như
tiếng gió thoảng
b) tiếng sấm khan
sáng rực ngoằn ngoèo
như
tiếng những con rồng
c) tiếng chim chiền chiện
trong áng diệu kì, thơi thới, thanh thản
như
tiếng nói của thiên sứ
 HS làm vở, một em làm bảng phụ
Bài 2: Chọn từ viết đúng chính tả, điền vào chỗ trống:
 	 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
Đáp án : gập ghềnh, khúc khuỷu, loay hoay.
	 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. 
	- Lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
IV/ Củng cố, dặn dò : 
 Hệ thống lại bài.
 Chuẩn bị bài sau
IV/ Bổ sung: ...
 Luyện toán Tiết: 35
 Thực hành Toán ( tiết 1)
 Thời gian dự kiến: 35phút
I/Mục tiêu :
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
 	 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. 
II/Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học :
 HD làm bài tập
Bài 1 : Giải toán
 	 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Giáo viên hướng dẫn cách giải
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
 (15 + 8) 2 = 46 (cm)
 Đáp số: 46 cm
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập
	Tìm chiều dài ta làm thế nào? ( HS nêu)
	Tìm chu vi HCN ta làm thế nào?
 HS làm vở, một em làm bảng phụ.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
8 2 = 16 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
 (16 + 8) 2 = 48 (cm)
 Đáp số: 48 cm
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
Bài 3: Bài giải
 Chu vi hình vuông là:
	18 4 = 72 (cm)
	 Đáp số: 72 cm 
	 - HS làm vở, nêu kết quả, HS và GV nhận xết, sửa sai.
IV/ Củng cố dặn dò :
 Hệ thống lại bài.
	Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: .......
.
Buổi chiều Chính tả Tiết 36
	 Kiểm tra định kì cuối kì I ( phần viêt)
	 Theo đề của chuyên môn
 ____________________________________________
Toán Tiết 86 
 Chu vi hình chữ nhật sgk: 87
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi HCN (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có ND liên quan toán đến tính chu vi hình chữ nhật.
- HS làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: HS nhắc lại ND bài hình chữ nhật.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Giáo viên cho một hình tứ giác và cho số đo các cạnh, yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác đó. ( Lấy số đo các cạnh cộng lại với nhau ).
- Giáo viên vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu học sinh tính chu vi hình chữ nhật đó.
 4cm
 A B Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 3cm 3cm 4 + 3 + 4 +3 = 14 (cm )
 Đáp số: 14 cm
 D 4cm C
 Hoặc có thể làm: ( 4 +3 ) x 2 = 14 (cm)
 Giáo viên lấy thêm một vài VD cho học sinh nắm.
Rút ra quy tắc như SGK/ 87. Học sinh nhắc lại. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải - Học sinh làm vào VBT. 
a/ Chu vi hình chữ nhật ABCD là: b/ Chu vi hình chữ nhật là:
 ( 17 + 11 ) 2 = 56 (cm) (15 + 10) 2 = 50 (cm)
 Đáp số: 56cm Đáp số: 50cm
Bài 2:	 Bài giải
Chu vi thửa ruộng HCN đó là:
 (140 + 60) 2 = 400 (m)
 Đáp số: 400m
Bài 3: Ta đổi 3dm = 30cm, làm tương tự bài 2.
3. Củng cố, dặn dò:	 
Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2015_2016.doc