Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:

- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

 1/ Đạo Đức

 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.

- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè.

- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.

- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở, )

- Nhặt được của rơi trả lại người mất.

 2/ Học tập:

- Đi học đầy đủ, đúng giờ.

- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài .

- Một số em viết vở còn cẩu thả: ,

 3/ Các HĐ khác:

- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.

- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.

 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.

II/ Phương hướng tuần tới:

- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.

- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: ATGT,

 Giáo dục đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,

- Tiếp tục tham gia các hoạt động khác ( Tập văn nghệ, .)

 

doc 34 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 	 Thứ hai ngày 29 tháng 2 năm 2016
 	 Tập đọc-Kể chuyện Tiết 70 - 71
 Đối đáp với vua sgk: 49
 Thời gian dự kiến: 80 phút
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (trả lời các CH trong SGK).
 *Kề chuyện 
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 - HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện. 
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động: KT bài Chương trình xiếc đặc sắc.
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/32, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b)Tìm hiểu bài:
* KNS: Tự nhận thức. Thể hiện sự tự tin. Tư duy sáng tạo. Ra quyết định
 - HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 50.
C1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
C2: Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
C3: Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
C4: Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
C5: Trời nắng chang chang người trói người.
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	 - GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài.
	 - Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	 - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	 - Các nhóm nhận xét bình chọn.
* Kể chuyện:
 a/ Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
 	- Học sinh quan sát 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
 	 - Học sinh phát biểu thứ tự đúng từng tranh, kết hợp nói vắn tắt nội dung tranh. Cả lớp và giáo viên nhận xét, khẳng định trật tự đúng của các tranh là: 3 – 1 – 2 – 4.
 b/ Kể lại toàn bộ câu chuyện:
* Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ.
- Từng nhóm kể lại câu chuyện.
- Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Buổi chiều: Toán Tiết 116 
 Luyện tập Sgk: 120
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 - Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
 - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
 - Làm được bài 1, bài 2(a,b) bài 3, bài 4.
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: 
 + Học sinh: 
III/. Hoạt động dạy học: 
 1/ Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/Hoạt động thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 1204 : 4 2524 : 5 2409 : 6 4224 : 7
Bài 2: Tìm x (a, b).
 a) x 4 = 1608 b) x 9 = 4554
Bài 3: (SGK) là bài 4(VBT) Bài toán.	
Bài giải
Số chai dầu ăn đã bán là:
 1215 : 3 = 405 ( chai )
Số chai dầu ăn còn lại là:
 1215 – 405 = 810 ( chai )
 Đáp số: 810 chai dầu
Bài 4: Tính nhẩm.
 - GV hướng dẫn để HS nhẩm miệng theo mẫu:
 	 6000 : 3 = ? 6000 : 2 = 
 Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn 8000 : 4 =
 Vậy : 6000 : 3 = 2000. 9000 : 3 =
 - Trao đổi trong nhóm sau đó cá nhân làm VBT
- HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - HS nắm cách nhân đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
 VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến ,đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	 . Luyện Tiếng Việt
Thực hành tiết 1
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 Đọc đúng và rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 Chọn được các ý đúng của bài tập 2,3.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ viết bài tập 2.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
 Bài 2: Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:
- HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm.
- HS làm bài vào VTH, 1 em lên làm vào bảng phụ.
 *Đáp án:
a) ý 2
b) ý 3
c) ý 2
d) ý 2
e) ý 3
 Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: 
 - HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào VTH, 
- HS nhận xét bài của bạn và tự sửa bài vào VTH.
 *Đáp án: Ca-ru-sô làm gì? Khi nào, ông mới nhận ra mình để quên thẻ căn cước ở nhà?
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2016
 Toán Tiết 117 
 Luyện tập chung Sgk: 120
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 - Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
	- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: SGK, VBT
 + Học sinh: VBT
III/. Hoạt động dạy học: 
 1/ Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/Hoạt động thực hành
Bài 1: (SGK) Đặt tính rồi tính
 821 4 1012 5 308 7 1230 6
 3284 : 4 5060 : 5 2156 : 7 7380 : 6
- HS làm cá nhân trong VBT
- HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 * Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: (VBT) Đặt tính rồi tính.
 1253 : 2 2714 : 3 2523 : 4 3504 : 5
- Học sinh làm vào bảng con.
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính chia hết, chia có dư, trong các trường hợp thương không có chữ số 0, thương có chữ số 0 ở hàng chục hoặc ở hàng đơn vị.
Bài 4: (VBT) Bài toán. 
- Học sinh đọc yêu cầu. 
Bài giải
 Chiều rộng khu đất HCN là: 234 : 3 = 78 ( m )
 Chu vi khu đất HCN là: ( 234 + 78) 2 = 624 (m) 
 	 Đáp số: 624 m
 - Trao đổi trong nhóm sau đó cá nhân làm VBT
- HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - HS nắm cách nhân, chia đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
 VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến ,đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 47
Hoa 
 Thời gian dự kiến: 35 phút 
I /Mục tiêu: 
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
 - Kể tên các bộ phận của hoa. 
- Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình ảnh và một số loài hoa thật.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
 HĐ 1: Tìm hiểu sự khác nhau của một số loài hoa
 * Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
	 	GV yêu cầu HS quan sát các hình 1-4 trang 90 SGK và trả lời câu hỏi: + Nói tên những bông hoa bạn sưu tầm được hoặc có trong hình.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm 
	+ Nhận xét về màu sắc và hương thơm của các bông hoa. 
	+ Hình dạng, kích thước của các loài hoa như thế nào?
 - Thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo.
 - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm.
*Kết luận : Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. 
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của hoa 
* MT: Kể tên các bộ phận của hoa. 
* T.hành: 
B1: Thảo luận nhóm 2.
- Các nhóm thảo luận trên vật thật (chỉ và kể tên các bộ bộ phận của hoa)
B2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận: Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
HĐ3: Ích lợi và chức năng của hoa
	Cả lớp đọc phần liên hệ thực tế ở cuối trang 90 và trang 92 và trả lời câu hỏi:
 + Hoa có chức năng gì? Hoa được dùng để làm gì?
 	+ Kể tên một số loài hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè hoặc để ăn.
 - Trao đổi nhóm đôi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo.
 - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm.
 * Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường được dùng để trang trí, dùng để ăn, ướp trà , làm nước hoa, làm thuốc và nhiều việc khác.
 * GD học sinh: Hoa có hương thơm không nên đưa lên mũi ngửi trực tiếp không tốt cho sức khỏe. Không nên để nhiều hoa trong phòng ngủMột số hoa có thể độc gây ngứa, không nên tiếp xúc với các loài hoa đó. Nên có ý thức bảo vệ cây hoa , không nên hái hoa nơi công cộng.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (1 phút)
 - Về nhà kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ: (2-3 phút)
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương 
	__________________________
Tập viết Tiết 24 
 Ôn chữ hoa R
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R, (1dòng), Ph,H (1dòng ); Viết đúng tên riêng Phan Rang (1dòng) và câu ứng dụng: (1lần), Rủ nhau đi cấy có ngày phong lưu bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
 KKHS viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở TV 3. 
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: Mẫu chữ viết hoa R và từ Phan Rang và câu  ... ứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét và giao bài tập về nhà: Về ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
IV/ Bổ sung: ..
 Toán Tiết 119 
 Luyện tập Sgk: 122
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b).
- GD HS cách đọc, viết các số La Mã chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	- Một số que diêm. Mô hình đồng hồ có chữ số La Mã.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: HS đọc và viết các số La Mã.
 2/ Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (SGK) Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Cho Học sinh nhìn mặt đồng hồ rồi đọc. 
- Lớp và Giáo viên nhận xét.
Bài 2: (SGK) Đọc các số sau:
 I; III; IV; VI; VII; IX; XI; VIII; XII.
- Cho HS đọc xuôi rồi đọc ngược các số La Mã đã cho.
Bài 3: (VBT)
 a/ Đúng ghi Đ, sai ghi S
	- Học sinh đọc đề bài và tự làm vào vở bài tập.
 - GV chữa và lưu ý HS là khi viết số La Mã, mỗi chữ số không được viết lặp lại liền nhau quá 3 lần, ví dụ: Không viết bốn là IIII hoặc không viết chín là VIIII.
Bài 4: (a, b)SGK:
 Dùng các que diêm có thể xếp thành những số như sau:
 2; 5; 10; 
 (Có thể xếp được những số: III, IV, VI, IX, XI, có thể nối liên tiếp 3 que diêm để được số 1)
Có 5 que diêm, hãy xếp thành số 8, số 21.
Có 6 que diêm, hãy xếp thành số 9.
	- Học sinh đọc yêu cầu, tự làm rồi chữa bài.
 3/ Củng cố, dặn dò:	 
 - HS đọc và viết lại các chữ số La Mã.
- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ........................
 Luyện từ và câu Tiết 24
 Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy Sgk: 53
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật ( BT1 ).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
- Rèn HS cách đặt dấu phẩy chính xác trong câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Hai tờ phiếu kẻ bảng điền nội dung bài tập 1, 1 giấy khổ to viết đoạn vănBT2.
III/Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: HS làm lại các bài tập đã làm ở tiết trước. 
 2/ Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
 a/ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. M: diễn viên
 b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật. M: đóng phim
 c/ Chỉ các môn nghệ thuật. M: điện ảnh
	+ 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
	- Làm bài cá nhân. 2 học sinh làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. 
 - Cả lớp và giáo viên trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng.
a/ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt,...
b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim. thiết kế công trình kiến trúc,...
c/ Chỉ các môn nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,...
Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh suy nghĩ trao đổi, làm bài tập. 
- 3 học sinh lên bảng thi làm vào 3 tờ phiếu.
- Học sinh phát biểu ý kiến, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 3/Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống lại bài tập.
 - Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Buổi 
 Tập làm văn Tiết 24 
Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Nghe - kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện.
- Tranh minh hoạ trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: GV gọi 3 học sinh đọc bảng báo cáo hoạt động của tổ trong tháng qua.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 1: Nghe - kể
- HS nêu yêucầu
- GV kể lần 1.
- Học sinh nghe kể chuyện
 - Học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý như SGK.
 - GV kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi
 - Hướng dẫn HS TL câu hỏi:
a/ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
b/ Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
 c/ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- Giáo viên kể lần 3. 
- Một học sinh giỏi kể lại chuyện - Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
- Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
- Học sinh phát biểu, giáo viên chốt ý.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ...
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở. 
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
 2/ Học tập:
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài và tích cực ôn tập.
- Một số em viết vở còn cẩu thả: Bảo, Nhã
 - Các em tích cực tham gia luyện viết và tham gia giải toán trên mạng.
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động khác như: Sinh hoạt sao, thi GTTM
II/ Phương hướng tuần tới:
	- Đi học sau tết đúng thời gian quy định, nghỉ tết an toàn, lành mạnh.
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
- Giáo dục đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 48 
 Quả Sgk: 87 - 88 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. 
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
- Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
- Biết được có hai loại quả ăn được và loại quả không ăn được. 
* KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
 - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Sưu tầm một số loại quả khác nhau.
III/Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ : Kể tên một số ích lợi của hoa . Nêu các bộ phận của một bông hoa.
 2/ Bài mới :
HĐ1: Quan sát và thảo luận 
* MT: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng của một số loại quả
 Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
* T.hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
	- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
 + Quan sát và nói về màu sắc của những loại quả trong các hình ở sách giáo khoa và những loại quả được mang đến lớp. Trong những loại quả đó, mô tả hình dạng , màu sắc , độ lớn của từng loại quả.
Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
HĐ2: Làm việc với vật thật
* MT: + Kể tên các bộ phận thường có của một loại quả
 + Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
 - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. 
* T.hành: 
Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm 2.
 + Kể tên các bộ phận thường có của một loại quả.
 + Hạt có chức năng gì ? Nêu ích lợi của quả .
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét bổ sung. 
* Kết luận: Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt.
 Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
HĐ3: Thi viết tên các loại quả 
* MT: Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
 Biết được có hai loại quả ăn được và loại quả không ăn được. 
* T.hành:
- GV giao cho mỗi nhóm một phiếu (nhóm 4)
- Các tổ làm việc 
- GV cùng cả lớp nhận xét .
 Hình cầu 
 Hình trứng 
 Hình thon dài
 Nhỏ
 To
 Cam
.
 Trứng gà
 Chuối
 Trứng cá
 Dưa hấu
 - Kể tên loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
* Kết luận: 
 - GDHS. 
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại bài học
 - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. 
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
..
.
Luyện Tiếng Việt
Thực hành tiết 2
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết tên và nghề nghiệp của một số người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta.
- Biết những công việc cần làm của một số môn nghệ thuật.
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
II.Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Viết dưới mỗi tấm ảnh nghề nghiệp của của từng người trong ảnh.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả - các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Đáp án: Họa sĩ Bùi Xuân Phái
 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa
 Nhà văn Tô Hoài
Bài 2: Viết dưới mỗi tấm ảnh tên hoạt động nghệ thuật
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả - các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 3: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu in nghiêng.
HS đọc đoạn văn, làm bài cá nhân.
Một số em đọc bài làm, các bạn nhận xét sửa sai.
* Củng cố: Thi nêu tên những môn nghệ thuật mà em biết.
IV. Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2015_2016.doc