I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (Bài tập 1).
2. Kĩ năng: Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (Bài tập 2).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201... Luyện từ và câu tuần 24 Từ Ngữ Về Nghệ Thuật Dấu phẩy I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (Bài tập 1). 2. Kĩ năng: Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (Bài tập 2). 3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - 2 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Từ ngữ về nghệ thuật (20 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố vốn từ về nghệ thuật. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Hãy tìm và ghi nhanh những từ ngữ chỉ: người hoạt động nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật, môn nghệ thuật: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm 4. - Dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm lớn, mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức. - Cho cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm - Yêu cầu HS nhận xét nhóm thắng cuộc - Nhận xét, chốt lại: a) Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch,biên đạo múa, nhà ảo thuật,đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc,kiến trúc sư, nhà tạo mốt.... b) Ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, làm thơ, làm văn, ứng tác, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc... c) Kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc,kiến trúc, hội họa, điêu khắc, múa, thơ, văn,... b. Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy (8 phút) * Mục tiêu: Củng cố lại cho HS về cách đặt dấu phẩy. * Cách tiến hành: Bài tập 2: Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn? - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Treo bảng phụ cho 2 HS lên bảng thi làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét, chốt lại. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Học cá nhân rồi trao đổi nhóm 4 - Hai nhóm lên bảng chơi tiếp sức. - Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm. - Nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân. - 2 HS lên bảng thi làm bài: “Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,...đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.” - Nhận xét. @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: