Giáo án chi tiết môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu.

 2. Kĩ năng : Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* HCM:

- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng DT.

- Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 18 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 11 đến 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ hai., ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tập đọc - Kể chuyện tuần 11
Đất Quý - Đất Yêu
(MT + KNS)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêu, cao quí nhất; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh kể được toàn bộ câu chuyện.
* MT: Giáo viên kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường (cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương) thông qua câu hỏi 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ? Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được...(gián tiếp).
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Giao tiếp. Lắng nghe tích cực.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài văn. 
- Cho HS luyện đọc đọc từng câu.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, hướng dẫn HS đọc từ khó
- Yêu cầu HS chia đoạn và đọc đoạn
- Mời HS giải thích từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
+ Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ.
* MT: Chúng ta phải yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Phải có ý thức bảo và giữ gìn quê hương làm cho quê thêm đẹp - giàu 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương thế nào?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm lại đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật
- Cho HS thi đọc đoạn 2, theo phân vai.
- Nhận xét
d. Hoạt động 4: Kể chuyện (25 phút)
* Mục tiêu: HS dựa vào tranh minh họa SGK, biết sắp xếp các tranh đúng thứ tự, kể lại được nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa của chuyện.
- Yêu cầu HS nhìn vào các tranh trên bảng, sắp xếp lại theo đúng trình tự của chuyện.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 3 – 1 - 4 - 2 
- Cho HS tập kể.
- Mời 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 3 đoạn.
- Gọi HS kể toàn bộ lại câu chuyện. Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Đọc thầm theo 
- Đọc tiếp nối câu
- Tìm từ khĩ và đọc theo HD của GV
- 1 HS chia đọc tiếp nối từng đoạn.
- Giải thích và đặt câu với từ 
- Đọc đoạn trong nhóm đôi
- Đọc đồng thanh 3 đoạn.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS thi đọc truyện theo phân vai.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Quan sát tranh minh họa
- Thực hành sắp xếp tranh.
- Từng cặp HS nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện.
- 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ tư., ngày 20 tháng 11 năm 2019
Tập đọc tuần 11 tiết 2
Vẽ Quê Hương
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Ca ngợi vẽ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc hai khổ thơ trong bài.
	2. Kĩ năng : Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ, và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng, khổ thơ.
* Cách tiến hành:
- Đọc bài thơ.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng dòng thơ.
- Cho HS chia khổ thơ (4 khổ)
- Cho HS luyện đọc từng khổ trước lớp.
- Hướng dẫn các em đọc đúng
- Gọi 1 HS giải thích từ: sông máng, bát ngát.
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài. Và hỏi:
+ Kể những cảnh vật đựơc tả trong bài thơ
- Mời 1 HS đọc lại bài thơ.
+ Cảnh vật quê hương được tả thành nhiều màu sắc? Hãy kể tên những màu sắc ấy?
+ Vì sao quê hương bức tranh rất đẹp? Chọn câu trả lời đúng nhất?
- Yêu cầu học sinh cho biết bài thơ nói về điều gì?
KL: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương thiết tha của 1 bạn nhỏ
* MT: Các em thấy cảnh vật trong bài thơ như thế nào?
Giáo viên giáo dục cho học sinh: Cảnh vật trong bài thơ thật đẹp và nên thơ. Chúng ta càng thêm yêu quê hương thôn dã thêm yêu quý đất nước, môi trường xung quanh. Chúng ta phải ý thức bảo vệ môi trường. 
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xoá dần từ dòng, từng khổ thơ.
- Mời 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- Nhận xét nhóm thắng cuộc.
- Mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ.
- 2 HS chia khổ thơ
- Tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- Đọc theo HD của GV
- 1 HS giải thích từ.
- Học nhóm đôi 
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Đọc thầm bài thơ
- Học sinh trả lời.
-1 HS đọc lại bài thơ
- Học cá nhân
- Học nhóm đôi 
- 3 HS phát biểu
- HTL theo HD của GV
- 4 HS đại diện các nhóm đọc.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc thuộc cả bài thơ.
- Nhận xét.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Tập đọc - Kể chuyện tuần 12
Nắng Phương Nam
(MT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu được tình cảm vẽ đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai Miền Nam – Bắc; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi chọn được một tên truyện và nêu được lí do (ở câu hỏi 5).
* MT: Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài và nắm được nghĩa các từ mới
* Cách tiến hành:
- Đọc mẫu toàn bài: (giọng sôi nôi diễn tả sắc độ tình cảm của từng nhân vật).
- Cho HS luyện đọc từng câu và sửa sai cho HS
- Cho HS chia đoạn (giống trong SGK)
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp 
- Hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi với giọng đọc thích hợp. Đọc đúng các câu hỏi, câu kể.
 - Giúp HS giải thích từ khó: sắp nhỏ, hoa mai, xoắn xuýt, lòng vòng.
- Cho HS đọc nhóm đôi
- Cho HS đọc lại cả bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)
* Mục tiêu: giúp học sinh nắm nội dung bài tập đọc
* Cách tiến hành:
- Cho HS lần lượt TLCH trong SGK
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
+ Uyên và các bạn đi đâu? Vào dịp nào? 
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? 
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
+ Chọn thêm một tên khác cho chuyện? 
* MT: Chúng ta phải yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Namvà có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện 
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết đọc theo vai
* Cách tiến hành:
- Cho HS chia nhóm đọc theo vai.
- Cho 2 nhóm thi đọc toàn truyện theo vai 
- Nhận xét 
- Cả lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu
- 1 HS chia đoạn
- Đọc từng đoạn trư ... i tắm”
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2. Câu hỏi:
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đẹp?
+ Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với gì?
- Chốt lại: Nước biển thay đổi 3 lần trong một 
ngày.
- Đặt câu hỏi về ND bài: Bài vă tả cảnh gì?
Bài văn tả vẻ đẹp của Cửa Tùng - một cửa biển ở miền Trung nước ta.
* MT: Chúng ta phải làm gì để cho các bãi biển ngày càng sạch đẹp?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em đọc diễn cảm 
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cho 3 HS thi đọc lại đoạn 2.
- Mời 3 HS thi đọc ba đoạn của bài.
- Nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Đọc tiếp nối câu 
- Tìm từ khó và đọc theo hướng dẫn 
- 1HS chia đoạn
- Đọc tiếp nối từng đoạn 
- Luyện đọc theo hướng dẫn của GV
- Giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- 1HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
- Học nhóm đôi
- Học cá nhân
- Đọc thầm đoạn 2.
- Học nhóm đôi
- 1 HS đọc thầm đoạn 2, 3.
- HS thảo luận.
- Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình.
- Lắng nghe
- Cá nhân phát biểu
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe
- 3 HS thi đọc đoạn 2.
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2019
Tập đọc - Kể chuyện tuần 14
Người Liên Lạc Nhỏ
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Học sinh kể được toàn bộ câu chuyện.
* HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. 
- Nội dung: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa các từ mới
* Cách tiến hành:
- Đọc mẫu bài văn.
- Yêu cầu HS nói những điều các em biết về anh Kim Đồng
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS phát hiện từ khó và hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó.
- Mời HS đọc từng đoạn trước lớp...
- Mời HS giải thích từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Kim Đồng đựơc giao nhiệm vụ gì?
* HCM: Bác luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho ta thấysự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng
+ Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng
- Cho 2 HS thi đọc đoạn 3
- Mời 2 nhóm thi đọc theo cách phân vai
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện (25 phút)
* Mục tiêu: HS dựa vào các bức tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện. HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- YC HS quan sát các bức tranh trong SGK
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1- GV nhận xét.
- Cho HS tập kể theo nhóm 
- Cho 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể toàn bộ truyện
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Đọc thầm theo GV.
- Tự do phát biểu
- Tiếp nối nhau đọc từng câu và giải nghĩa từ.
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Giải thích các từ khó trong bài. 
- Đọc từng đoạn
- Giải thích từ mới.
- Đọc nhóm đôi.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Học nhóm đôi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi.
- Lắng nghe
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- 2 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
- 2 nhóm thi đọc
- Nhận xét
- Quan sát tranh
- 1 HS khá kể đoạn 1.
- Tập kể nhóm đôi
- 4 HS thi kể từng đoạn trước lớp
- Nhận xét.
- 1 HS kể toàn bộ truyện
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ tu, ngày 11 tháng 12 năm 2019
Tập đọc tuần 14 tiết 2
Nhớ Việt Bắc
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu.
	2. Kĩ năng : Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* HCM: 
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng DT.
- Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ : Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút).
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm toàn bài: 
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng câu thơ.
- Cho HS chia từng khổ thơ (khổ 1: 10 dòng đầu; khổ 2: 6 dòng còn lại)
- Mời HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng 1 số dòng thơ 
- Cho HS giải thích từ: Việt bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung.
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* Cách tiến hành:
+ Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở người Việt Bắc?
- Cả lớp trao đổi nhóm: Tìm những câu thơ cho thấy: a. Việt Bắc rất đẹp.
b. Việt Bắc đánh giặc giỏi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
* HCM: Bài thơ đã ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp.
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc lại bài thơ.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu theo cách xoá dần bảng
- HS thi đua học thuộc lòng 
- Cho HS nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ.
- 1 HS chia khổ thơ
- Đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (2 lượt)
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Giải thích từ.
- Đọc nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Học nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe
- 1HS đọc lại bài thơ.
- Học thuộc bài thơ theo hướng dẫn.
- 3 HS đọc thuộc lòng 
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_mon_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_11_den_14.docx