Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trần Minh Hưng

Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trần Minh Hưng

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém

- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên

- Thái độ:

 - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.

B. Kể Chuyện.

 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. (1)

2. Bài cũ: Người trí thức yêu nước. (4)

- Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

+ Bác sĩ Đặng văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?

- Gv nhận xét bài.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc 17 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22 - Trần Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2005
Chào cờ
TUẦN 22
Tập đọc – Kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém
- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Kỹ năng: Rèn Hs
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên
Thái độ: 
 - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.
B. Kể Chuyện.
 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Người trí thức yêu nước. (4’)
- Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
+ Bác sĩ Đặng văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?
- Gv nhận xét bài.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
- Gv viết lên bảng: Ê-đi-xơn.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: nhà bác học, cười móm mém - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
- Gv phát chốt lại: Ê-đi-xơn là nhà bác học người Mĩ (1847 – 1931). Oâng đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Oâng đi bán báo kiếm sống và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông trở thành một bác sĩ vĩ đại.
+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận câu hỏi:
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
 + Vì sao cụ muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo?
+ Mong muốn của cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4.
+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
- Gv nhận xét, chốt lại: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.. 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
- Gv cho Hs phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ.
- Gv nhắc nhở Hs: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Gv yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: 
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: 
Hs đọc thầm đoạn 1.
Hs phát biểu.
Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người ở khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.
Hs đọc đoạn 2, 3ø.
Bà mong nuốn Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm..
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng diện.
Hs đọc đoạn 4.
Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người vàlao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
Hs phát biểu ý kiến.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT:
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs phân vai.
Hs tự hình thành nhóm, phân vai.
Từng tốp 3 Hs lên phân vai và kể lại câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Cái cầu.
Nhận xét bài học.
Tập viết
Ôn chữ hoa P – Phan Bội Châu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa P .Viết tên riêng “Phan Bội Châu” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa P.
	 Các chữ Phan Bội Châuvà câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (4’)
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ P hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết c/tạo và nét đẹp chữ P.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo các chữ chữ P: Gồm 1 nét mọc ngược, 1 nét cong 2 hai đầu
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H.
 - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ Ph, T, V vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Phan Bội Châu.
 - Gv giới thiệu: Phan Bội Châu:(1867 – 1940) là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Phá Tam Giang nối đường vào Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Gv giải thích câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế, dài khoảng 60km, rộng từ 1 đến 6km, Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh ThừaThiên Huế và Thành Phố Đà Nẳng, cao 1444m, dài 20km, cách Huế 71,6km.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ P: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ Ph, B : 1 dòng.
 + Viế chữ Phan Bội Châu: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu ca dao 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là P. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT:
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng : Phan Bội Châu.
.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Ràng, Nhị Hà. 
PP: Thực hành, trò chơi.
HT:
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT:
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ Q.
Nhận xét tiết học.
Anh văn
BÀI 43
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Anh văn
BÀI 44
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Chính tả
Nghe – viết : Ê-đi-xơn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp đoạn văn về“ Ê-đi-xơn” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã, giải câu đố.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. (4’)
- Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
 ...  phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : tính tới tính lui,. đinh vít.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Aéc-si-mét.
c) Thái độ: Rèn Hs lòng biết ơn những người có công với đất nước.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Cái cầu. (4’)
	- GV kiểm tra 2 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Cái cầu”.
 + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến gì?
 + Tìm câu thơ em thích, giải thích vì sao em thích câu thơ đó?
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng đọcnhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. Sau đó Gv nói về Aùc-si-mét.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv viết lên bảng: Aùc-si-mét.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Giúp hs giải nghĩa các từ: tính tới tính lui, đinh vít.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi:
 + Nông dân tưới nước cho ruộng vất vả như thế nào?
+ Aéc-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2.
+ Aéc-si-mét đã nghĩ ra cách gì để giúp người nông dân?
+ Hãy tả chiếc máy bơm của Aéc-si-mét?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn cuối.
+ Đến nay, chiếc máy bơm cổ xưa của Aéc-si-mét còn được sử dụng như thế nào?
- Gv hỏi: Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người lần lượt ra đời?
+ Em thấy có điểm gì giống nhau giữa hai nhà khoa học Aéc-si-mét và Ê-đi-xơn?
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài.
- Gv chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc hai đoạn trong bài.
- Gv yêu cầu 2 Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT:
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc đồng thanh.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs luyện đọc các từ .
Hs giải nghĩa từ.
3 Hs tiếp nối đọc 3 đoạn trước lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT:
Hs đọc thầm đoạn 1.
Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao.
Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để người lao động đỡ vất vả.
Hs đọc đoạn 2.
Oâng làm một cái mái bơm dẫn nước từ dưới sông lên cao.
Hs tả chiếc máy bơm.
Hs đọc đoạn 3.
Loài người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơm do Aéc-si-mét chế tạo. Những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những đinh vít của chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
Nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của Aéc-si-mét với những người nông dân. Oâng muốn làm gì đó để giúp họ lao động đỡ vất vả.
Hs phát biểu cá nhân.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc hai đoạn trong bài.
Hai Hs đọc cả bài.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài: Nhà ảo thuật.	Nhận xét bài cũ.
Chính tả
Nghe – viết : Một nhà thông thái
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Một nhà thông thái.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần ươt/ươc.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát. (1’)
 2) Bài cũ: “ Ê-đi-xơn”. (4’)
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ ch/tr.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết “ Một nhà thông thái”
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa ?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học.
Gv đọc và viết bài vào vở
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
: ra-đi-ô – dược sĩ – giây .
: thước kẻ – thi trượt – dượ sĩ.
+ Bài tập 3: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv phát phiếu cho các nhóm.
- Gv mời đại diện các nhóm đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Tiếng bắt đầu bằng chữ r: reo hò, rang cơm, rán cá, ra lệnh, rong chơi, rêu rao
+ Tiếng bắt đầu bằng chữ d: dạy học dỗ dành, dấy binh, dạo chơi, dang dở, dang tay, sử dụng
+ Tiếng bắt đầu bằng chữ gi: gieo hạt, giao hạt, giáng trả, giáo dục, giả danh, giương cờ
+ Có chứa vần ươc: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ
+ Có chứa vần ươt: trượt đi, vượt lên, tập dượt, rượt đuổi, lướt ván.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT:
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có 4 câu.
Những chữ đầu ở mỗi dòng, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT:
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 lên bảng làm.
Hs nhận xét
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs các nhóm viết các từ vừa tìm được.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Nói về người lao động trí óc
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày ; cách làm việc của người đó).
b) Kỹ năng: 
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7- 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
c) Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Nói về trí thức – Nghe kể: nâng niu từ hạt giống. (4’)
- Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết nói về một người lao động trí thức và viết thành một đoạn văn ngắn?
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 – 2 Hs kể tên một số nghề lao động trí óc
- Gv mời 1 Hs nói về một người lao động trí óc mà em chọn.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv nhắc nhở Hs viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mính vừa kể.
- Gv theo dõi nhắc nhở các em.
- Gv mời từ 5 – 7 Hs đọc bài viết của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs kể: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu..
Hs nói về người lao động trí thức.
Từng cặp Hs kể .
Hs thi kể chuyện.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_tieng_viet_lop_3_tuan_22_tran_minh_hung.doc