Giáo án Chính tả 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Chính tả 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

CHÍNH TẢ:

( Nhớ viết):TIẾNG RU

I. Mục tiêu:

- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài “Tiếng ru”. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.

- Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d (hoặc có vần uôn/uông) theo nghĩa đã cho.

II. Đồ dùng dạy học :

- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in, bảng phụ viết nội dung bài tập .

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính tả:
( Nhớ viết):tiếng ru
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài “Tiếng ru”. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát. 
- Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d (hoặc có vần uôn/uông) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in, bảng phụ viết nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ khó: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run. 
- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Hướng dẫn HS nhớ, viết:
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS nhìn vở, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn; ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu; nhẩm học thuộc lòng lại 2 khổ thơ.
- HS đọc khổ thơ 1 và 2 của bài “Tiếng ru”.
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS cả lớp mở trước mặt bài thơ trong SGK trang 64, 65.
- HS trả lời các câu hỏi.
b) HS nhớ - viết 2 khổ thơ:
-HS gấp SGK, viết vào vở 2 khổ thơ. GV nhắc HS nhớ ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
- HS tự viết bài,GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
c)Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 5 đến 7 bài để nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày.
- HS đọc lại bài, soát lỗi, tự sửa chữa (không mở SGK).
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập : Tìm và viết vào chỗ trống các từ:
 a)Chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi có nghĩa như sau:
-Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: rán 
-Trái nghĩa với khó: dễ 
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: giao thừa
 b) Chứa tiếng có vần uôn / uông có nghĩa như sau:
-(Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau: cuồn cuộn
-Nơi nuôi, nhốt các con vật: chuồng 
-Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: luống
* Luyện tập.
-1HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
-GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. 
-Chữa bài, đọc kết quả đúng.
C/ Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu những HS viết bài chính tả còn mắc lỗi về nhà viết lại cho đúng 3 lần (hoặc 1 dòng) với mỗi chữ viết sai.
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
chính tả:
( Nghe viết):các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết, trình bày đúng đoạn 4 trong bài: Các em nhỏ và cụ già. 
- Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần uôn/uông) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Kiểm tra bài cũ:
 -Viết những từ ngữ : nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của GV.
-Nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
2/ Hướng dẫn HS nghe,viết:
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt,....
- GV đọc diễn cảm đoạn 4.
- HS nhận xét chính tả.
- HS viết bảng con từ khó.
b) GV đọc, HS viết bài vào vở:
- Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết.
- Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở)
- HS viết bài vào vở.
c) Chấm, chữa bài. 
- GV chấm 5 bài để nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ:
a)Chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, có nghĩa như sau:
-Làm sạch quần áo, chăn màn bằng cách vò, chải, giũ trong nước: giặt
-Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng: rát
-Trái nghĩa với ngang: dọc
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
-Trái nghĩa với vui: buồn
-Phần nhà được ngăn cách bằng tường, vách kín đáo:buồng
-Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu: chuông
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
- 2 HS lên bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- 1 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
- Cả lớp chữa bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
C/ Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chú ý khắc phục lỗi chính tả còn mắc trong bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docT8_chinhta.doc