Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Về quê ngoại - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Về quê ngoại - Đinh Thị Hương Thảo

A. Kiểm tra bài cũ

- Thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng âm tr /ch

+ Ai không tìm được sẽ bị phạt

+ Ví dụ : trong trẻo, chong chóng, trung thành, chung sức.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

- Tiết này cô và các con sẽ tiếp tục tập viết chính tả theo hình thức nhớ – viết để viết lại chính xác từng câu chữ ở đoạn đầu bài Về quê ngoại. Sau đó tiếp tục làm các bài tập chính tả.

2. Hướng dẫn HS viết

2.1 Hướng dẫn chuẩn bị

 Đọc đoạn viết

Chú ý từ, ngữ: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm,.

 Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết

Câu hỏi :

+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? (lục bát)

+ Cách trình bày bài thơ thể thơ bốn chữ ? (dòng sáu lùi vào 1 ô, dòng 8 viết sát lề vở)

+ Bài thơ có mấy dấu câu, phân bố như thế nào ?

(. có 5 dấu chấm cuối mỗi dòng 8 chữ, 3 dấu phẩy ở 3 dòng 6 chữ đầu tiên ,.)

 Viết tiếng, từ dễ lẫn : hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm,.

 Nhẩm lại đoạn viết

2.2 HS viết bài

- Lưu ý cách trình bày

2.3 Chấm, chữa bài

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Về quê ngoại - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Chính tả 
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Về quê ngoại
Phân biệt : ch/tr; dấu hỏi/ dấu ngã
Tuần : 16
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả
Nhớ và viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng theo thể thơ lục bát 10 dòng thơ đầu của bài Về quê ngoại. 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
 II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng âm tr /ch
+ Ai không tìm được sẽ bị phạt
+ Ví dụ : trong trẻo, chong chóng, trung thành, chung sức...
* PP trò chơi
- HS đọc từ, chỉ định bạn khác đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết này cô và các con sẽ tiếp tục tập viết chính tả theo hình thức nhớ – viết để viết lại chính xác từng câu chữ ở đoạn đầu bài Về quê ngoại. Sau đó tiếp tục làm các bài tập chính tả.
* PP trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài.
- HS mở SGK, ghi vở.
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
Chú ý từ, ngữ: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm,...
ã Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết
Câu hỏi :
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? (lục bát)
+ Cách trình bày bài thơ thể thơ bốn chữ ? (dòng sáu lùi vào 1 ô, dòng 8 viết sát lề vở)
+ Bài thơ có mấy dấu câu, phân bố như thế nào ? 
(... có 5 dấu chấm cuối mỗi dòng 8 chữ, 3 dấu phẩy ở 3 dòng 6 chữ đầu tiên ,...)
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm,...
ã Nhẩm lại đoạn viết
2.2 HS viết bài
- Lưu ý cách trình bày
2.3 Chấm, chữa bài
* PP trực quan, vấn đáp
- GV đọc 1 lần.
- 2 HS đọc thuộc, cả lớp đọc thầm.
- GV nêu câu hỏi.
- HS nhớ, trả lời. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc lại.
- HS nhẩm lại 1 phút.
- HS nhớ, viết bài – GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- HS đọc, soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Điền vào chỗ trống : tr hay ch
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 Ca dao
b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm ? Giải câu đố
- Cái gì mà lưỡi bằng gang
 Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng
 Giúp nhà có gạo để ăn
 Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương
 Là cái gì ? (cái lưỡi cày)
Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng em đẹp như hoa
 Ngoài hai mươi tuổi đã già
Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.
 Là gì ? 
(mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng)
* PP luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu – GV treo bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa. 
- HS khác nhận xét, nêu ý nghĩa câu ca dao.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào SGK.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, giải thích thêm néu cần
1’
C. Củng cố – dặn dò
Về nhà rèn chữ, sửa lỗi chính tả
Học thuộc các câu thơ, tục ngữ
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_3_tuan_16_bai_ve_que_ngoai_dinh_thi_huo.doc