Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo

A. Kiểm tra bài cũ

- Thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng âm tr /ch

+ Ai không tìm được sẽ bị phạt

+ Ví dụ : trong trẻo, chong chóng, trung thành, chung sức.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

- Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tập viết chính tả theo hình thức nhớ – viết để viết lại chính xác từng câu chữ ở đoạn đầu bài Bàn tay cô giáo. Sau đó tiếp tục làm các bài tập chính tả.

2. Hướng dẫn HS viết

2.1 Hướng dẫn chuẩn bị

 Đọc đoạn viết

 Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Chính tả 
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Bàn tay cô giáo
Phân biệt : ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã
Tuần : 21
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả
Nhớ và viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả bài Bàn tay cô giáo.. 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
 II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng âm tr /ch
+ Ai không tìm được sẽ bị phạt
+ Ví dụ : trong trẻo, chong chóng, trung thành, chung sức...
* PP trò chơi
- HS đọc từ, chỉ định bạn khác đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tập viết chính tả theo hình thức nhớ – viết để viết lại chính xác từng câu chữ ở đoạn đầu bài Bàn tay cô giáo. Sau đó tiếp tục làm các bài tập chính tả.
* PP trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài.
- HS mở SGK, ghi vở.
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
ã Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết
Câu hỏi :
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ? (4 chữ)
- Chữ đầu mỗi dòng viết thế nào? (Viết hoa)
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? (Cách lề 3 ô)
- Trong bài có những dấu câu nào cần lưu ý ? (dấu chấm than cuối khổ 1; dấu hai chấm, ba chấm ở khổ 5)
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : Thoắt, mềm mại, tỏa, dập dềnh, lượn, 
ã Nhẩm lại đoạn viết
2.2 HS viết bài
- Lưu ý cách trình bày
2.3 Chấm, chữa bài
* PP trực quan, vấn đáp
- GV đọc 1 lần.
- 2 HS đọc thuộc, cả lớp đọc thầm.
- GV nêu câu hỏi.
- HS nhớ, trả lời. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc lại.
- HS nhẩm lại 1 phút.
- HS nhớ, viết bài – GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- HS tự soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Điền vào chỗ trống : tr hay ch
 Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sồn gấm vóc của chúng ta.
* PP luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu – GV treo bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa. 
- HS khác nhận xét, nêu ý nghĩa câu ca dao
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
1’
C. Củng cố – dặn dò
Về nhà rèn chữ, sửa lỗi chính tả
Học thuộc các câu thơ, tục ngữ
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_3_tuan_21_bai_ban_tay_co_giao_dinh_thi.doc