Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 1 Lớp 3

Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 1 Lớp 3

TUẦN 1

TIẾT 1, 2: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Cậu bé thông minh

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc

+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm vần thanh hs dễ sai: đẻ trứng; bình tĩnh; xin sữa; chim sẻ nhỏ; sứ giả, xẻ thịt chim.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật (cậu bé và nhà vua).

+ Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài.

- Hiểu ND - Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 1 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 25 tháng 8 năm 2008
Tuần 1
Tiết 1, 2: Tập đọc - Kể chuyện
Cậu bé thông minh
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm vần thanh hs dễ sai: đẻ trứng; bình tĩnh; xin sữa; chim sẻ nhỏ; sứ giả, xẻ thịt chim.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật (cậu bé và nhà vua).
+ Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài.
- Hiểu ND - Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
B. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói. - Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Biết phối hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Rèn kỹ năng nghe.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn “Đến trước...đẻ trứng à” cần luyện đọc.
III. Các hoạt động cơ bản:
A. Tập đọc
1. Giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng việt 3 tập 1.
- Y/c cả lớp mở mục lục quan sát .
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ chủ điểm: Măng non - Giới thiệu chủ điểm đầu tiên. Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc GT bài
HĐ của GV
HĐ của HS
* HĐ1: HD luyện đọc đúng.
a. GVđọc mẫu, HD chung cách đọc. 
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu
- GVHD HS đọc đúng từ khó: đẻ trứng, bình, xin sữa, ...
- Đọc từng đoạn trước lớp: Y/c hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
HD HS đọc đúng giọng các nhân vật.
+ Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng đầu giới thiệu câu chuyện lo lắng trước Y/c của vua; Khoan thai thoải mái sau mỗi lần cậu bé vựơt qua được thử thách của nhà vua.
+ Giọng cậu bé bình tĩnh lễ phép tự tin .
+ Giọng nhà vua oai nghiêm có lúc vờ bực tức;
Luyện đọc câu dài: Đến trước .. đẻ trứng à 
+ Giúp hs hiểu nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
+ GV theodõi nhận xét.
- Đọc đồng thanh đoạn 3.
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- Y/c HS đọc thầm đoạn 2 rồi thảo luận nhóm
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
GV: Bố không đẻ được em bé - Gà trống không thể đẻ trứng được. Qua cách đối đáp với vua ta thấy cậu bé rất thông minh.
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3:
-Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
-Vì sao cậu bé yêu cầu vậy?
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
*HĐ3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 2
- HD đọc theo phân vai
- Chia nhóm - yêu cầu hs luyện đọc.
- Thi đọc phân vai.
- GV cùng cả lớp n/x.
- Chú ý - theo dõi. 1HS đọc lại toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc từ khó (3 hs yếu).
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo HD của GV
- Nhận xét, bổ sung theo y/c, ngắt nghỉ đúng.
- HS luyện đọc (3 hs)
- Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ theo đoạn.
- HS đọc theo nhóm 2 - nhận xét góp ý cho nhau.
- HS đọc đoạn 3.
- Đọc và trả lời theo yêu cầu.
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không biết đẻ trứng 
- Thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Bố đẻ em bé (Vô lý) - Gà trống đẻ trứng (vô lý)
- Đọc rồi trả lời câu hỏi.
- Rèn chiếc kim khâu thành con dao sắc.
- Việc nhà vua làm không nổi để cậu bé khỏi phải thực hiện lệnh vua.
- Ca ngợi tài trí thông minh của cậu bé.
- Chú ý theo dõi - Đọc và nhận xét.
- Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Các nhóm lần lượt thi đọc.
B. Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ : Quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
2. HD hs kể chuyện theo tranh:
- Y/c hs quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện và kể thầm.
- Y/c 3 hs nối tiếp nhau quan sát và kể 3 đoạn của câu chuyện - Nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên (ND, diễn đạt, cách thể hiện ...)
- Nếu hs lúng túng GVHD gợi ý, đặt câu hỏi gợi ý theo nội dung từng bức tranh.
- Y/c hs kể lại toàn câu chuyện - N/x.
3. Củng cố dặn dò:
+ Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? vì sao? (HS nêu ý kiến).
+ Nhận xét tiết học.
+ Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
.......................................................................................
Tiết 3 - Toán
Đọc, viết số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS: Ôn tập củng cố cách đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số
II. Đồ dùng: Chuẩn bị bảng phụ ghi nội dung bài tập 1,2(VBT).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: Ôn tập đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
2. Dạy bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD ôn tập về đọc, viết số có ba chữ số.
- GV đọc cho HS viết các số theo lời đọc: 456; 227 ; 134 ; 606.
- GV viết các số có ba chữ số lên bảng yêu cầu HS đọc
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 (VBT)
*HĐ2: HD hs ôn tập về thứ tự và so sánh số.
- Yêu cầu hs làm bài tập 2, 3, 4, 5 (VBT)
+ Bài 2: Số?
- Yêu cầu hs tự làm bài - Chữa bài và thống nhất kết quả.
Hỏi: Tại sao trong câu a lại điền 312 vào sau 311?
- Giới thiệu cho hs: Đó là dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần.
Thực hiện tương tự với câu b.
Bài 3: Điền dấu > ; = ; < vào chỗ chấm
- Yêu cầu hs tự làm bài - Chữa bài.
HD hs chữa bài, củng cố:
Hỏi: Tại sao lại điền: 303 < 330
- Thực hiện tương tự với các câu còn lại
Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất, bé nhất
Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.
Yêu cầu hs giải thích: Em tìm số lớn nhất, bé nhất ntn?
Bài 5: Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.
Yêu cầu hs nêu lý do sắp xếp.
3. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Giao bài tập về nhà (BTSGK)
- 1hs lên bảng viết, lớp viết vào vở rồi nhận xét.
- 1 hs nối tiếp đọc số gv ghi bảng, cả lớp nghe - em khác nhận xét.
- 1hs làm trên bảng phụ - lớp làm vào vở bài tập. HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS tự làm bài - chữa bài
- HS làm bài rồi chữa bài
- Đếm thêm 1 hoặc 312 là số liền sau của 311.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 hs làm trên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
- HS giải thích: 2 số có các số hàng trăm giống nhau (3 = 3), hàng chục (0<3) nên 303<330.
- Tự tìm và khoanh vào số lớn nhất, bé nhất.
- Nêu kết quả: a.Số lớn nhất là 735.
b. Số bé nhất là 142.
- 2 hs nêu cách làm.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Tự làm bài tập theo yêu cầu.
- Chữa bài nhận xét.
.............................................................................................................
Thứ 3 ngày 26 tháng 8 năm 2008
Tiết 1 - tự nhiên xã hội:
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
- Chỉ ra và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. 
- Biết và chỉ được đường đi của không khí khi hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
- Có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. Chuẩn bị: Sơ đồ cơ quan hô hấp và đường đi của không khí (tranh phóng to)
III. Các HĐ dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Mở đầu: 
- Giới thiệu nội dung phần học (chủ đề con người và sức khỏe)
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
+ Nên thở ntn?... 
*HĐ1: Nhận biết về cử động hô hấp: 
- Y/c hs cả lớp thực hiện đặt tay lên lồng ngực và cùng hít vào thật sâu, thở ra hết sức rồi nêu kết quả hoạt động của lồng ngực.
- GVKL: Khi ta thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp: Cử động hô hấp gồm 2 động tác hít vào và thở ra.
*HĐ2: Tìm hiểu về cơ quan hô hấp: 
- Y/c hs quan sát H 2 trang 5 sgk và trả lời câu hỏi:
- Theo em những bộ phận nào của cơ thể giúp chúng ta hoạt động hô hấp.
- GV treo tranh minh hoạ các bộ phận cơ quan hô hấp cho hs quan sát và chỉ trên hình. 
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm: Cơ quan hô hấp là gì? Chức năng của các bộ phận của cơ quan hô hấp?
- KL nội dung trên
*HĐ3: Tìm hiểu về đường đi của không khí:
- GV treo tranh minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra (H3 sgk) - Yêu cầu hs quan sát 
- Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra? Giải thích vì sao biết được điều đó?
- Yêu cầu 4 hs lên bảng chỉ hình minh hoạ và nói rõ đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
- GV chỉ và nêu lại trên hình.
C. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu hs đọc mục KL sgk.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện rồi báo cáo kết quả. 
- Nhận xét bổ sung.
- Chú ý theo dõi 
- Quan sát tranh rồi trả lời theo yêu cầu. 
- HS quan sát tranh rồi nêu 
- Quan sát hình minh hoạ và một vài em lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Thảo luận rồi nêu .nhận xét.
+ Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
+ Mũi, khí quản, phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí, hai lá phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí.
- Quan sát theo yêu cầu.
- Quan sát và trả lời theo yêu cầu.
- Sơ đồ 1: Hít vào 
+ Sơ đồ 2: Thở ra 
- Dựa vào mũi tên chỉ.
- HS thực hiện chỉ trên hình minh hoạ.
- 3 HS đọc.
.....................................................................................................
Tiết 2: Toán
 Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Ôn tập củng cố cách tính tổng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ);
- áp dụng phép cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) để giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn;
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài tập 3, 4 sgk, Thống nhất kết quả
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
1. HĐ: Ôn tập cộng, trừ các số có ba chữ số.
– Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Yêu cầu hs tự tính nhẩm rồi ghi kết quả tính.
- Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Y/c hs làm bài vào vở ô li.
- Yêu cầu hs kiểm tra bài chéo - nhận xét bài trên bảng - GV lưu ý cách đặt tính.
2. HĐ2: HD ôn tập giải toán nhiều hơn, ít hơn:
- Bài 3: Giải toán.
- Yêu cầu hs tự giải và thông báo kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét - đánh giá.
- Bài 4: Giải toán
- Yêu cầu hs tự giải bài toán và thông báo kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Bài 5: Lập các phép tính đúng:
- HD hs trong phép cộng STN tổng không bao giờ nhỏ hơn các số hạng - T ... HS ôn tập về từ ngữ chỉ sự vật: 
- Yêu cầu hs làm bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. 
- GV nêu lại yêu cầu - HD hs làm bài. 
- Yêu cầu HS làm trên từng dòng thơ 
+ Lưu ý: Bộ phận cơ thể cũng là sự vật- Yêu cầu hs nêu từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ: GV chốt kết quả đúng. Tay, em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai..
*HĐ2: HD hs làm quen với biện pháp tu từ so sánh: Bài 2: Tìm và viết những sự vật được so sánh với nhau . 
- GV hd hs làm câu a. 
- Hai bàn tay em được so sánh với gì ?
- Yêu cầu hs tự làm 3 câu còn lại 
- GV kết luận: Giải thích ý nghĩa, liên hệ thực tế từng hình ảnh cho hs.
Bài 3: Tìm và giải thích hình ảnh em thích nhất .
- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp để làm bài 
- Yêu cầu hs trình bày giải thích lý do.
- GV nhận xét KL: 
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm
tốt.
- Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau 
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Đọc từng dòng thơ - Tìm từ chỉ sự vật.
- HS nêu - Nhận xét góp ý. 
- Làm bài tập 2, 3.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Với hoa đầu cành (Ghi vào vở bài tập).
- HS tự làm bài - Nêu kết quả - Nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Thảo luận nêu ý kiến giải thích theo cặp. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập.
...........................................................................................................
Tiết 2: Toán
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần)
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số (Có nhớ một lần )
- Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc. 
- Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.
II. Các hoạt động cơ bản.
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT và chữa bài tập về nhà của học sinh.
B. Bài mới.
- Giới thiệu bài: Ôn tập cộng các số có 3 chữ số.
* HĐ1: HD HS thực hiên phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần):
- Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng:
 435 +127 =
- GV ghi phép cộng lên bảng, y/ c HS đặt tính rồi tính.
- Y/c HS nhận xét K/q - Nêu cách thực hiện. 
(Nếu hs không tính được, gv hướng dẫn HS tính nhẩm phần bài học (SGK)
- Hướng đẫn HS thực hiện phép cộng:
 256 + 162 =
- Thực hiện tương tự nh phép cộng trên
* HĐ2: Thực hành:
- Yêu cầu hs làm các bài tập vào vở.
Bài 1: Tính:
- Yêu cầu hs làm bài ở vở bài tập
- Nhận xét bài trên bảng, thống nhất k/q.
Bài 2: Tính:
- Yêu cầu hs làm bài ở vở bài tập
- Nhận xét bài trên bảng, thống nhất k/q.
Bài 3: Đặt tính rồi tính
- Y/c HS làm bài
- Nhận xét, thống nhất kết quả
- Lưu ý hs cách đặt tính
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc
Tính độ dài đường gấp khúc như thế nào?
Y/c HS làm bài, nhận xét, thống nhất k/q quả.
Bài 5: Điền số:
Y/c HS tự tính KQ phép cộng, so sánh với kết quả có sẵn - điền vào.
C: Củng cố - Dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Làm bài tập ở nhà.
- Cả lớp đặt tính và tính trên giấy nháp - 1 hs thực hiện trên bảng.
- N/ xét KQ, nêu cách thực hiện.
- Đặt tính rồi tính.
- Làm bài tập vào vở.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 5 hs làm trên bảng - HS làm vào vở.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài.
- 5 hs làm trên bảng.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách tính và thực hiện tính (1số hs lên bảng làm).
- N/ xét, thống nhất kết quả đúng.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Nêu cách tính, 1 HS lên bảng làm bài.
- Làm bài chữa bài lên bảng.
- HS làm bài vào vở - 1 số hs lên bảng.
- Nhận xét - giải thích cách làm.
.................................................................................................................
tiết 3: Chính tả
Bài 2 tuần 1
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài “Cậu bé thông minh” “Hôm sau ...xẻ thịt chim”; 
- Củng cố cách viết: Trình bày một đoạn văn.
- Viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm, vần dễ lẫn.
2. Ôn bảng chữ cái
- Điền đúng 10 chữ và tên 10 chữ cái vào ô trống trong bảng.
- Thuộc lòng tên 10 chữ cái đầu trong bảng .
- Viết bài cẩn thận, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị: Viết sẵn đoạn văn cần chép. Nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động DạY HọC:
A. Mở đầu. 
- GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả. Đồ dùng cần chuẩn bị.
B. Giới thiệu bài. GT MT, Y/c của tiết chính tả.
HĐ của GV
HĐ của HS
* HĐ1: HD hs tập chép: 
a. HD hs chuẩn bị
- Đọc đoạn trích đã viết trên bảng.
- Y/c hs nhận xét chính tả.
- Bài viết có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Yêu cầu hs luyện viết vở nháp từ khó: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt, cổ.
b. HD hs viết bài. 
- Nhắc nhở hs cách trình bày, tư thế ...
- GV theo dõi uốn nắn .
c. Chấm chữa bài: Thu 7 bài chấm, nhận xét. 
- Yêu cầu hs đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- GV tổng hợp chữa lỗi thông thường. 
*HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập:
- Bài 2a. Điền l hay n vào chỗ trống:
- Yêu cầu hs nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Nhận xét chốt lời giải đúng: hạ lệnh, nộp bài hôm nọ.
-Bài 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng.
- Y/c hs tự làm bài rồi chữa bài 
-Yêu cầu hs nhận xét, đọc lại bảng.
- HD hs học thuộc lòng 10 chữ cái và tên chữ tại lớp.
+ Xoá hết những chữ ở cột chữ - yêu cầu hs viết lại 
+ Xoá cột tên chữ - yêu cầu hs nhìn cột chữ nói lại 
+ Xoá cả bảng - yêu cầu hs đọc thuộc lòng 10 tên chữ. 
+ Yêu cầu làm vào vở bài tập. 
- Chú ý - theo dõi - hai hs đọc lại.
- 3 câu; cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm, cuối câu 2 có dấu hai chấm.
- Viết hoa.
-HS viết vào vở nháp.
- HS viết bài vào vở. 
- Đổi vở kiểm tra chéo bài, sửa lỗi cho nhau theo sgk.
- Làm bài tập ở vở bài tập.
- HS nêu.
- HS tự làm. 2hs lên bảng chữa bài 
- 2 HS đọc thành tiếng bài làm.
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Tự làm bài tập - Chữa bài 
- 4 hs đọc 10 chữ và tên chữ .
- HS học thuộc ngay tại lớp.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở hs khắc phục thiếu sót về đồ dùng, tư thế viết.
- Nhắc nhở hs làm bài tập ở nhà.
..................................................................................................................
Thứ 6 ngày 29 tháng 8 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn 
Bài tuần 1 
I. Mục đích yêu cầu: Giúp cho hs:
- Rèn kỹ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về Đội TNTPHCM.
- Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập, mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
III. Các hoạt động cơ bản.
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích và nội dung tiết học. 
*HĐ1: Rèn kỹ năng nói:
- GV yêu cầu hs đọc đề bài tập 1.
- GV gạch dưới chân những từ trọng tâm. 
+ Đội thành lập vào ngày tháng năm nào?
- Những Đội viên đầu tiên của Đội là những ai?
- Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào? 
- GV nhận xét kết luận ý đúng.
*HĐ2: HD học sinh điền nội dung vào mẫu đơn: 
- GV yêu cầu hs đọc đề.
- Yêu cầu H làm bài vào vở. 
- GV theo dõi giúp đỡ hs yếu kém.
- Y/c hs trình bày bài viết.
- HS cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
C .Củng cố dặn dò. 
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau.
- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS ghi nhớ .
- 15/5/1941.
- Nông Văn Dền, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mỳ Lý Thị Xậu, Nông Văn Thàn.
- 30/ 01/ 1970.
- HS nối tiếp nhau nêu. Lớp nhận xét.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS nêu quốc hiệu và tiêu ngữ.
- HS trình bày về cách trình bày về bố cục mẫu đơn.
- Trình bày bài.
- Lớp nhận xét. 
.....................................................................................................
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs:
Củng cố kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).
II. Chuẩn bị: Các tấm nhựa hình tam giác cân bằng nhau. 
II. Các hoạt động cơ bản:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập ở nhà của hs. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Củng cố về phép cộng, trừ các số có ba chữ số. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HD học sinh làm các BT ở vở bài tập:
Bài 1: Tính:
- Yêu cầu hs làm bài - chữa bài 
- Thống nhất kết quả. 
Lưu ý bài: 85 + 72 (Tổng các số có 2 chữ số là số có ba chữ số).
Bài 2: Đặt tính rồi tính: 
- Yêu cầu hs tự làm rồi chữa bài.
- Chữa bài - Thống nhất kết quả 
- Lưu ý hs cách đặt tính 
Bài 3: Giải toán theo tóm tắt: 
- Yêu cầu hs dựa vào tóm tắt nêu bài toán 
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Chữa bài thống nhất kết quả.
GV lưu ý hs lời giải. 
Bài 4: Tính nhẩm:
Yêu cầu hs tự nhẩm rồi ghi kết quả.
Bài 5: Vẽ hình theo mẫu (SGK):
- Làm các bài tập ở vở bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét kết quả.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Tự làm bài theo yêu cầu.
- Nêu yêu càu bài tập. 
- Chữa bài. 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
-HS tự nhẩm - Đổi chéo vở KT cho nhau.
- HS nêu y/c rồi vẽ vào vở ô li. Đổi chéo vở KT cho nhau.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập ở nhà.
...........................................................................................................
Tiết 3: Luyện viết
Bài 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách viết chữ hoa A (viết đúng mẫu, đều nét ...) 
- Viết tên riêng An Dương Vương bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Chuẩn bị .
- Mẫu chữ viết hoa 
- Tên riêng và câu ca dao.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn lại cách viết chữ A hoa và từ, câu ứng dụng. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD hs viết trên bảng con 
a. Luyện viết chữ viết hoa: 
- Yêu cầu hs mở vở tập viết, tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- Yêu cầu hs nêu cấu tạo chữ 
- HS cho hd quan sát chữ mẫu, phân tích cấu tạo rồi hướng dẫn hs viết.
- HS nhận xét - HS viết bảng con 
b. Luyện viết câu ứng dụng: 
- Luyện viết câu ứng dụng:
- Giúp hs hiểu nội dung câu tục ngữ.
- Yêu cầu hs viết trên bảng con.
- Nhận xét 
*HĐ2: HD hs viết bài vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu tiết tập viết.
- Nhắc hs tư thế ngồi, viết đúng mẫu chữ 
*HĐ3: Chấm chữa bài:
- GV thu vở chấm, nhận xét và sửa kỹ từng bài. Rút kinh nghiệm cho hs.
- HS tìm nêu chữ viết hoa 
- HS nêu chữ hoa A cao 2,5 đơn vị gồm 3 nét 
- Theo dõi - GV hướng dẫn - viết bảng con theo yêu cầu.
- HS đọc câu ứng dụng.
- Viết trên bảng con - Nhận xét.
- HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu của GV - HS viết vào vở tập viết.
...............................Hết tuần 1..........................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc