Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 20

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 20

Tập đọc - Kể chuyện

 Ở lại với chiến khu

I/. Mục tiêu:

 A – Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài .

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20	
 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2008 
 Tập đọc - Kể chuyện
 ở lại với chiến khu
I/. Mục tiêu:
 A – Tập đọc.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài .
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
 B – Kể chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói: 
+ Hs kể tự nhiên; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
+ Chăm chú theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn; 
 Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ( phần kể chuyện). 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs đọc bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua ...”và TLCH nội dung bài tập đọc.
 Nhận xét, cho điểm.
30’
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
- Hs quan sát tranh và nói nội dung tranh 
- GV giải nghĩa từ chiến khu 
2.Luyện đọc: 
1. Luyện đọc
Đọc mẫu:
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- H/s đọc nối tiếp từng câu (2 lượt), luyện phát âm. 
Đọc từng đoạn theo HD của GV, kết hợp giải nghĩa từ.
Đặt câu với từ thống thiết, bảo tồn.
- một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng.
3. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- HS đọc thầm đoạn 2. 
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ tuổi “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
+ Thái độ của các bạn nhỏ sau đó thế nào?
+Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
+ Lời nói của Mừng có gì cảm động?
- HS đọc thầm đoạn 3
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời các bạn van xin?
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn?
Chốt: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
2. Tìm hiểu bài:
+ Thông báo ý kiến.
+ Muốn được tham gia chiến đấu.
+ Tha thiết xin ở lại.
+ Không muốn bỏ chiến khu, sống chung với Tây, với bọn Việt gian.
+ Rơi nước mắt.
+ Tiếng hát ... lạnh tối.
+ Yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2. HD HS đọc đúng đoạn văn.
- Thi đọc: 3 Hs thi đọc đoạn văn.Lớp nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 hs đọc cả bài.
20’
III. Kể chuyện
GV nêu nhiệm vụ:
- Dựa vào câu hỏi gợi ý kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc câu hỏi gợi ý ( trên bảng phụ).
- 1 HS kể mẫu đoạn 2.
- 4 hs thi kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể toàn truyện.
5’
IV. Củng cố và dặn dò
- Qua câu chuyện em thấy các chiến sĩ nhỏ tuổi là người như thế nào?
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Chú ở bên Bác Hồ.
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2008
 Chính tả: Tiết số: 39	
 Nghe – viết: ở lại với chiến khu
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện: ở lại với chiến khu. 
- Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải (hoặc làm bài tập điền vần uôt/uôc.)
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 * Học sinh: Vở chính tả.
III. Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
 liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn.
 Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
1. Hướng dẫn viết chính tả
5’
- GV đ ọc bài viết chính tả. 2 hs đọc lại.
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ? (Tinh thần quyết tâm Chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân)
- Hướng dẫn nhận xét chính tả
+ Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ? (... được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li).
- HS tìm từ khó:
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc lại các từ khó. 
- Từ khó: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
13’
b- H/s viết bài vào vở:
3’
c- Chấm chữa bài
- GV đọc soát lỗi, Hs chữa lỗi. Chấm 5 đến 7 bài và n/x.
2. Luyện tập
6’
Làm bài tập chính tả
- 1 Hs đọc yêu cầu, Quan sát tranh minh hoạ.
- HS làm bài theo cặp. 2 hs lên bảng ( 1 em hỏi, 1 em trả lời).
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
a)Viết lời giải câu đố sau:
sấm và sét; sông
5’
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. HTL câu đố.
Tập đọc	
 Chú ở bên Bác Hồ
I/. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, đỏ hoe, ... 
+ Biết nghỉ hơi đúng nhịp sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài, biết được các địa danh trong bài.
 + Hiểu nội dung bài thơ:. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân).
Học thuộc lòng bài thơ 
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. Bảng phụ viết khổ thơ hướng dẫn luyện đọc. 
- Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III/. Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ:
- 4 h/s nối tiếp kể lại câu chuyện: “ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi về ND truyện.
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài: 
11’
2. Luyện đọc
1. Luyện đọc
a) Đọc mẫu: 
b)Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- H/s đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ + luyện phát âm.
H/s đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp + giải nghĩa từ.
HS luyện đọc khổ thơ thứ 2.
GV nhắc nhở cách nghỉ hơi.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 3.
Thi đọc: 2 nhóm thi đọc trước lớp.
Lớp nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
1 Hs đọc cả bài
- dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, đỏ hoe
- Chú ở đâu,/ ở đâu?//
Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi,/ chìm?//
Hay Con Tum,/ Đắc Lắc?//
10’
3. Tìm hiểu bài
2. Tìm hiểu bài
- 1Hs đọc thành tiếng khổ thơ 1, 2, cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi.
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời
- Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao? 
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
+ GV: Chú hi sinh, Bác Hồ đã mất.Chú ở bên Bác Hồ, ở thế giới của những người đã khuất.
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? 
Chốt: 
+ Sao lâu quá là lâu!
 Chú bây giờ ở đâu?
 Chú ở đâu, ở đâu?
+Ba: ngước lên bàn thờ.
+ Mẹ: đỏ hoe đôi mắt.
* Nhân dân, người thân luôn nhớ mãi những người đã hi sinh vì Tổ Quốc.
8’
Học thuộc lòng bài thơ 
- HS luyện đọc thuộc từng khổ thơ theo hình thức xoá dần.
- Đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- 3, 4 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
2’
 Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: LTVC: kể về những người anh hùng dân tộc.
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008 
 Luyện từ và câu: Tiết 20	
 Từ về Tổ quốc, Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
 2. Luyện tập về dấu phẩy 
II. Đồ dùng dạy học:p
 * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn các câu văn bài tập 2.
 - Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong BT2.
 * Học sinh: Vở luyện từ và câu.
III. Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: 
10’
- 1Hs nêu yêu cầu. 
- Hs làm bài cá nhân.
- 3 Hs lên bảng thi làm bài nhanh, đúng. 
- Lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 hs đọc kết quả đúng.
Xếp các từ vào nhóm thích hợp
a) Cùng nghĩa với Tổ Quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ.
c) Cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
 10’
- 1hs đọc yêu cầu.
- Hs kể tự do thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về 1 số vị anh hùng, chú ý nói về công lao của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước... 
- GV cùng HS nhận xét bạn kể hay nhất.
Bài tập 2:
Nói về một vị anh hùng mà em biết trong một số tên anh hùng dưới đây.
+ Trưng Trắc, Trưng Nhị: (dựa vào nội dung bài: Hai Bà Trưng.)
+ Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)
+ Lý Bí: (Lí Nam Đế) 
+ Triệu Quang Phục(Triệu Việt Vương) ...
10’
Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào đoạn văn.
3’
- Cả lớp đọc thầm, hs làm bài cá nhân.
- 3hs làm bài trên bảng. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 HS đọc kết quả, nghỉ hơi đúng.
 Củng cố, dặn dò:
- Câu 1: Bấy giờ, ở Lam Sơn Thanh Hoá có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa.
- Câu 2: Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây.
- Câu 3: Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
- N/x tiết học. Tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu.
Tập viết:	Tiết 20	
 Ôn chữ hoa N
I.Mục tiêu: 
 Củng cố cách viết chữ hoa N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng.
Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Nguyễn Văn Trỗi.
Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
II.Tài liệu và phương tiện: : 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa N (Ng). Tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ viết sẵn trên bảng lớp. 
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
-1 h/s nhắc lại từ, câu ứng dụng bài trước.
-3h/s viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: Nhà Rồng, Nhớ.
 Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
5’
5’
5’
Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết bảng con
Luyện viết chữ hoa:
- H/s tìm các chữ hoa có trong bài: N (Ng,Nh) V, T (Tr).
- H/s nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Hs tập viết chữ hoa trên bảng con. 3 HS lên bảng viết.
b- H/s viết từ ứng dụng (tên riêng):
- 1 HS đọc từ ứng dụng: Nguyễn Văn T ...  mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
+ Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan
- GV gọi HS nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
10’
2’
Hoạt động 3: Lớp thực hành
- GV tổ chức cho hs thực hành tập cắt các nan dọc và nan ngang và tập đan.
 Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tinh thần HT của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Thực hành đan nong mốt.
Tự nhiên xã hội: Tiết số 39
Ôn tập: Xã hội
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
Yêu quí gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
Cần có ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên Tranh ảnh sưu tầm về xã hội 
 Học sinh : Sách giáo khoa
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1
- Sưu tầm những thông tin về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.
Bước 1: Trình bày tranh ảnh sưu tầm (Trình bày trong nhóm)
- Hs trình bày theo nhóm, ghi chú thích nội dung tranh (hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, ...)
1. Trình bày tranh ảnh
- hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục,
Bước 2. Trình bày và thảo luận trước lớp: mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời
- GV khen ngợi những cá nhân, nhóm có sản phẩm đẹp, ý nghĩa.
* Chốt: 
10’
Hoạt động 2:
Chơi trò chơi: Cả lớp cùng chơi Chuyền hộp
* Yêu cầu trò chơi: Hộp giấy đựng các câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. 
* Cách chơi: Vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ được bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
2. Chơi trò chơi
5’
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: “Thực vật”.
Tự nhiên xã hội: Tiết số 40	
 Thực vật
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Vẽ và tô màu một số cây.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên Các hình trang 76, 77 SGK. Điều chỉnh: HĐ2: không y/c HS vẽ tranh.
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
20’
Quan sát theo nhóm 
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn 
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm.
Bước 2. Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
- Chỉ vào từng cây và nói tên cây.
- Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Bước 3. Làm việc cả lớp
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh. 
1. Quan sát ngoài thiên nhiên.
8’
2’
 * Chốt: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả
- GV giới thiệu tên của 1 số cây trong SGK tr. 76, 77.
Hình 1: Cây khế 
Hình 2: Cây van tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)
Hình 3: Cây Kơ nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ nia)
Hình 4: Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre, ...
Hình 5: Cây hoa hồng
Hình 6: Cây súng.
 Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Thân cây”.
2. Quan sát SGK
- Cây khế
- Cây vạn tuế
- Cây Kơ nia
- Cây lúa
- Cây hoa hồng
- Cây súng
Sinh hoạt:Tiết số 20	
 I - Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh phát huy được những thành tích, thấy được những thiếu sót để sửa chữa.
- Phát động phong trào thi đua tuần tới.
- Vui chơi tập thể, gây tình cảm thân ái đoàn kết
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của h/s trong tuần để nêu gương và nhắc nhở.
Học sinh : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
Sinh hoạt theo chủ điểm:
Mừng Đảng – Mừng xuân.
- GV nêu nội dung chính của buổi sinh hoạt.
- Các tổ thảo luận nhanh để thống nhất 1 số ưu nhược điểm của tổ mình.
Hoạt động 1:
Lớp trưởng nêu:
+ Nêu 1 số mặt tốt, gương tốt, thành tích qua theo dõi thi đua của sao đỏ.
1. Nhận xét tuần
5’
10’
+ Nêu 1 số tồn tại cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: 
- Tổ trưởng từng tổ lần lượt lên nêu.
+ Nêu thành tích, gương tốt của tổ mình và nêu những biểu hiện thiếu sót trong tổ
+ Liên hệ mặt tốt để phát huy, mặt thiếu sót để khắc phục, hứa sửa chữa.
Hoạt động 3
- Tìm hiểu về truyền thống văn hoá quê hương.
+ Tìm hiểu về tết cổ truyền Việt Nam.
+ Tìm hiểu về các trò chơi dân tộc.
- Tổ chức tham quan.
- Văn nghệ ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
- Hoạt động đội và sao.
2. Văn nghệ
Mừng Đảng – Mừng xuân.
 5’
 Tổng kết: 
- Khen ngợi, nhắc nhở.
-Phát động thi đua tuần sau: Học tốt, lập thành tích mừng Đảng – mừng Xuân.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thể dục: Tiết số 39
 Ôn đội hình đội ngũ 
I/. Mục tiêu:
Ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác.
Chơi trò chơi Thỏ nhảy: Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở
đầu
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường, vỗ tay theo nhịp
-Trò chơi “ Có chúng em”.
2’
1’
1’
1’
Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
Cơ
bản
- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số. 
- Trò chơi “ Thỏ nhảy”
 2
15’
 8’
- GV chia tổ LT theo khu vực đã quy định.thực hiện 
- GV đi lại quan sát, sửa sai hoặc giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt.
- Thi tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc( lần lượt từng tổ).
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương tổ tập đúng, đều, đẹp.
- HS khởi động các khớp, ôn lại cách bật nhảy.
- HS thực hành chơi. GV theo dõi hướng dẫn .
Kết 
thúc
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- Bài về nhà:Ôn các ĐTRLCB đã học.
2’
2’
1’
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Hít thở sâu.
 Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2008
 Mĩ thuật: Tiết số: 20
 Vẽ tranh: Đề tài ngày Tết hoặc lễ hội. 
 I/. Mục tiêu:
 - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc , của quê hương. 
 - HS biết vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương.
 - HS thêm yêu quê hương, đất nước.
 II/. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Tranh vẽ , bài vẽ về ngày tết hoặc lễ hội..
 Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đồ dùng học của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài .
- GV giới thiệu tranh ảnh để hs nhận biết.
+Không khí của ngày tết và lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt).
+Ngày tết và ngày lễ ở mỗi vùng thường có các hoạt động:rước lễ trò chơi
+Trang trí trong ngày tết, lễ hội rất đẹp ( cờ, hoa, quần áo nhiều màu sắc rực rỡ).
-Yêu cầu hs kể về ngày tết và lễ hội ở quê hương mình.
- GV gợi ý hs chọn nội dung để vẽ như đi chúc tết, đi chợ hoa, đi xem hội làng, 
- GV giúp hs tìm hình ảnh phụ hợp với mỗi hoạt động như sân đình, đường làng, bờ sông, công viên, ...
- Đặt câu hỏi cho hs tìm cách vẽ tranh:
+ Vẽ về hoạt động nào?
+Hoạt động nào là chính, hoạt động nào là phụ?
+ Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào?( tươi sáng, rực rỡ).
1. Tìm chọn nội dung đề tài.
- Đi chúc tết, đi chợ hoa, đi xem hội làng, 
2. Cách vẽ tranh
- GV cho HS thực hành, đi quan sát giúp đỡ HS vẽ.
4. Nhận xét, đánh giá.
 - HS trình bày tác phẩm.
- GV cùng HS đánh giá chung 6 bài.
-NX đánh giá bài vẽ cả lớp.
 Củng cố, dặn dò.
- NX tiết học. Tìm và xem tượng
3. Thực hành vẽ.
- Hoàn thành bài vẽ đẹp : A+
-: A
- Chưa hoàn thành: B
Thể dục :Tiết số40
 Bài 40: Trò chơi Lò cò tiếp sức. 
I/. Mục tiêu:
Ôn tập động tác đi đều theo 1-4 hàng . Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác, thuần thục.
Học trò chơi Lò cò tiếp sức . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 - Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở
đầu
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường.
-Trò chơi “Qua đường lội”.
2’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
Cơ 
bản
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc. 
-Làm quen với trò chơi Lò cò tiếp sức .
 2
12’
 8’
- GV chia tổ LT, thực hiện 1 lần dưới sự điều khiển của tổ trưởng
- Cán sự điều khiển, GV bao quát chung, nhắc nhở những em chưa thực hiện chính xác.
- HS khởi động khớp.
- Tập động tác lò cò của từng chân, cách nhún chân phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò.
-Lần 1; GV hướng dẫn hs chơi thử. Nêu những trường hợp phạm quy.
- HS thực hành chơi GV theo dõi. 
+ Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Kết
thúc
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Bài về nhà: Ôn các nội dung đã học.
2’
2’
1’
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_20.doc