Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 25

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 25

 Tập đọc - Kể chuyện

 Hội vật

I/. Mục tiêu:

 A – Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

 B – Kể chuyện.

1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và và gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện – lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 

doc 48 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25	
 Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2008
 Tập đọc - Kể chuyện
 Hội vật
I/. Mục tiêu:
 A – Tập đọc.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,... 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
 B – Kể chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và và gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện – lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
II/. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: Tranh minh họa. 
 Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 hs đọc bài “Tiếng đàn” và TL câu hỏi nội dung bài tập đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới
1’
1.Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc: 
1. Luyện đọc
1’
6’
10’
Đọc mẫu:
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu nối tiếp kết hợp luyện phát âm.
- Đọc từng đoạn nối tiếp theo HD của GV kết hợp giải nghĩa từ khó có trong mỗi đoạn.
- Đọc trong nhóm: mỗi nhóm 5 HS đọc lần lượt trong nhóm.
- Thi đọc: 5 nhóm thi đọc nối tiếp. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,... 
12’
3. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm.
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật. 
- Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
- Ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
- Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? 
2. Tìm hiểu bài:
- Tiếng trống dồn dập ... sới vật.
- Quắm Đen lăn xả. 
- Cản Ngũ chậm chạp, lớ ngớ.
- Quắm Đen ôm chân ông, bốc lên.
- Bình tĩnh, có kinh nghiệm ...
 7’
* Chốt: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già.
4. Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu đoạn 1,5.
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Thi đọc: hs thi đọc, lớp nhận xét. 
- Bình chọn người đọc tốt.
III. Kể chuyện
2’
 1. GV nêu nhiệm vụ:
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- HS đọc thầm phần gợi ý.
16’
 2. Kể mẫu:
- 5 HS khá kể mẫu 5 đoạn trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận xét.
 3. Kể theo nhóm
- Mỗi nhóm 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn của câu chuyện.Các HS khác trong nhóm theo dõi, chỉnh sửa.
 4. Kể trước lớp:
- 2 nhóm thi kể chuyện nối tiếp.
- Cả lớp bình chọn người kể hay nhất.
- GV nhận xét phần kể chuyện của HS.
2’
IV. Củng cố và dặn dò
- Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về hội vật?
- Nhận xét tiết học.
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
 Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2008
 Chính tả: Tiết số 49
 Hội vật
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Hội vật
- Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc từ chứa các tiếng có vần ưt/ưc) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 * Học sinh: Vở chính tả. 
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng, Lớp viết 
vào giấy nháp.
- Viết các từ: xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát
- Nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung
1. Hướng dẫn viết chính tả
5’
- GV đọc bài viết chính tả.2 hs đọc lại.
- Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và anh Quắm đen?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
- Trong đoạn viết những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết chữ khó
- HS tập viết các từ khó ra giấy nháp.
- HS đọc lại các từ khó.
- Từ khó: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình. 
15’
b- H/s nghe, viết bài vào vở.
5’
c- Chấm, chữa chấm 5 đến 7 bài. Nhận xét. 
6’
2’
Làm bài tập chính tả
- 1 Hs đọc yêu cầu. 
- 3 hs lên bảng, dưói lớp làm vào giấy nháp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ các từ vừa tìm được.
2. Luyện tập:
Bài tập 2: Tìm các từ
a) Gồm hai tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau:
 + Màu hơi trắng: trăng trắng
+ Cùng nghĩa với siêng năng: chăm chỉ.
+ Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: chong chóng.
 Đạo đức: tiết số 25
Thực hành kĩ năng giữa học kì II
I .Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung những bài đạo đức đã học ở học kì II.
- Có kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức đúng chuẩn mực.
II. Tài liệu – Phương tiện:
 - Mẩu chuyện, bài thơ ở phần phụ lục.
III. Hoạt động dạy – học: 
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 5’
 20’
 10’
1. Giới thiệu, ghi tên bài
2. Thực hành:
- Trong học kì II em đã được học những bài đạo đức nào trong chương trình?
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Thông qua những bài đạo đức đã học em có những hành vi, kĩ năng gì trong hoạt động ở trường, trong cuộc sống thường ngày xung quanh em?
- HS nhớ lại nội dung từng bài đạo đức, thảo luận theo cặp về hành vi ứng xử.
- Đại diện 1 số cặp trả lời.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* GVKL:
- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là quyền và bổn phận của mỗi HS.
- Cân ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm thiết thực của mình.
- Đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới
- Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
- Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
3. GV đọc cho Hs nghe 1 số mẩu chuyện, bài thơ... nói về các chủ đề trên ở phần phụ lục.
Tổng kết – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo bài học. 
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc truờng.
+ Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
+ Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
+ Giao tiép với khách nước ngoài.
+ Tôn trọng đám tang.
Tập đọc
 Hội đua voi ở Tây Nguyên
I/. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Chú ý các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu các từ ngữ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
 + Hiểu nội dung bài thơ: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó, cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học: 
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ: 2 h/s nối tiếp 
- Kể lại câu chuyện: “ Hội vật”
- Trả lời câu hỏi về ý nghĩa truyện
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài: 
11’
2. Luyện đọc
1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2.
b)Hướng dẫn h/s đọc, giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu nối tiếp, kết hợp luyện phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- 3 nhóm thi đọc. Lớp nhận xét, GV nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
- vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt.
- Những chú voi...tiên/ đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào khán giả.
10’
3. Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua. 
2. Tìm hiểu bài
+ Voi đua ... giỏi nhất.
- Cuộc đua diễn ra như thế nào? 
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? 
Chốt: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó, cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
+Chiêng trống nổi lên... trúng đích.
+ Huơ vòi chào khán giả.
6’
2’
Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2. HS luyện đọc cá nhân.
- 4 hs thi đọc nối tiếp. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc tốt.
III. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Sự tích lễ hội ...
 Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2008
Luyện từ và câu: Tiết số 25	
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
2. Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?. 
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn bài tập 2 và 3.
 * Học sinh: Vở luyện từ và câu.
III. Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1:Tìm những từ chỉ các hoạt động nghệ thuật.
- HS2:Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật.
 Nhận xét, cho điểm.
1’
I1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
12’
Bài tập 1: 
- 1hs đọc yêu cầu.1 HS đọc đoạn thơ.
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?( làm cho các sự vật, con vật sinh động, gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn).
Bài tập 1: 
+ Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
- (Chị) lúa, (cậu) tre, đàn cò (áo trắng), (bác) mặt trời, (cô) gió.
10’
- 1hs đọc đề bài, HS khác theo dõi trong SGK.
- HS suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- 1 HS làm trên bảng.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Vì sao?
Cả lớp ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng trai man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
a) Vì sao người tứ xứ đổ về rất đông?
Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
c) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
- HS làm bài theo cặp.
- 4 cặp đại diện trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3: Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi:
a) Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. / 
b)Lúc đầu keo vật xem chừng chán  ... nối phụ vừa phải ở chữ Bây)
2 hs lên bảng
Hs khác viết bảng con
Hs phát biểu
Chúng ta vừa ôn lại cách viết hoa một số chữ, cách viết từ, câu ứng dụng. Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng cách viết các chữ đó để viết vào vở cho đúng, đẹp. Cô mời cả lớp mở vở tập viết trang 13
5’
- Yêu cầu hs đọc nội dung phần 1
- Yêu cầu hs viết vở phần 1
- Gv nhắc hs cách ngồi, cầm bút
1 hs đọc bài
Hs làm việc cá nhân 
Hs dừng bút để chuyển viết phần 2
5’
- Yêu cầu hs đọc nội dung bài phần 2
- Yêu cầu hs viết vở phần 2
- Phần còn lại hướng dẫn tương tự
- Thu 4 vở hs viết xong, chấm, chữa
1 hs đọc
Hs làm việc cá nhân
Hs viết bài cá nhân
5’
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc câu ứng dụng và luyện chữ thêm cho đẹp
Phòng gd&ĐT huyện kim sơn
Trường Tiểu học Phát Diệm
Kế hoạch bàI giảng
Tuần: 25	Ngày  tháng  năm 200 
Môn: Toán
Tiết số: 
Lớp: 3B
Tên bài dạy: Luyện tập chung
I - Mục đích, yêu cầu :
Giúp hs:
Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính
Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có hai phép tính.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên Phấn màu
 Học sinh Nháp
III - Hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I - Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra cách chia hai phép tính
a/ 1208 : 4 b/ 6000 : 2 
- Yêu cầu hs thực hiện phép tính chia
- Chữa bài, nhận xét
- Nêu câu hỏi củng cố cách thực hiện từng phép chia
2 hs lên bảng thực hiện phép tính và TLCH 
Nêu cách thực hiện phép chia
Nêu cách nhẩm số tròn nghìn chia cho số có 1 chữ số
II - Bài mới:
1. Giới thiệu:
Bài trước chúng ta đã luyện tập các trường hợp của phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta luyện tập tiếp một số phép nhân, chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và sử dụng các cách nhân, chia đó để giải bài toán có lời văn.
- Yêu cầu hs mở SGK
- Gv ghi đầu bài lên bảng
- Hướng dẫn hs luyện tập
Hs mở SGK
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề bài
- Bài 1 gồm 4 phần với các phép tính nhân chia đều có cách thực hiện tương tự nên trong tiết này cô chỉ hướng dẫn các con luyện tập kỹ hai phần. Đó là phần c và phần d
1 hs đọc yêu cầu bài (đọc cả 4 phần)
Hs đánh dấu vào SGK
Gv ghi bảng bài 1: c, d và nội dung phép tính c, d
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chữa bài
- Củng cố nội dung bài 1: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Để thực hiện được phép nhân, chia trên, ta phải làm gì?
- Nêu cách thực hiện phép nhân
- Nêu cách thực hiện phép chia
- Quan sát các số của 2 phép tính nhân, chia và cho cô biết: Nếu ta có tích số của phép nhân 308 x 7 là 2156 rồi thì ta có thể đọc ngay được thương của phép chia 2156 : 7 được không? Vì sao?
Hs làm việc cá nhân. 
2 hs lên bảng làm bài
1 hs nhận xét bài trên bảng từng phần
1 hs trả lời
1 hs trả lời
1 hs trả lời
2 hs trả lời
Gv chốt: Mối quan hệ giữa nhân và chia
Chuyển ý: Ta đã biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, cô sẽ hướng dẫn các con luyện tập 1 vài trường hợp của phép chia qua bài tập 2
- Yêu cầu hs đọc bài tập 2
- Bài tập này có 4 phép chia, các phép chia này đều có cách thực hiện tương tự như nhau. Trnng tiết này, cô chỉ hướng dẫn các con luyện tập kỹ trường hợp chia ở phần b, d. 
- Gv ghi bảng bài 2: b, d và nội dung phép tính phần b, d
1 hs đọc yêu cầu bài cả 4 phần
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chữa bài
* Chuyển nội dung bài 2: Nêu cách thực hiện phép chia
+ Nêu đặc điểm của hai phép chia
+ Khi thực hiện phép chia có dư, ta lưu ý điều gì?
+ Nhận xét thương của 2 phép chia
- Khi thực hiện phép chia, ở trường hợp này, ta phải lưu ý điều gì?
Hs làm việc cá nhân. 2 hs lên bảng
Hs chữa bài trên bảng. Nhận xét
Hs phát biểu
Hs phát biểu
Hs phát biểu
Hs phát biểu
* Chốt: Từ lần chia thứ hai, nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo. Khi thực hiện phép chia có dư, ta lưu ý số dư nhỏ hơn số chia
* Chuyển ý: Cô vừa hướng dẫn chúng ta luyện tập cách nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng các cách nhân, chia đó để giải bài toán có lời văn. Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài 3
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chữa bài
- Gv hỏi hs nào có lời giải khác
- Gv chốt bài giải đúng
- Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập bài 4
1 hs đọc. 2 hs nhắc lại đề
Hs làm việc cá nhân
1 hs lên bảng giải
Hs nhận xét bài trên bảng về kết quả và cách trình bày
Hs chữa bài vào vở
- Yêu cầu 1 hs đọc đề
- Đề bài cho biết gì? Đề bài yêu cầu đi tìm gì chưa biết?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chữa bài
- Gv chốt bài giải đúng về trả lời và kết quả phép tính
- Gv nêu câu hỏi củng cố nội dung bài.
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
1 hs đọc
Hs trả lời miệng
Hs làm việc cá nhân
1 hs lên bảng giải
Hs nhận xét về kết quả phép tính, lời giải và cách trình bày bài
2 hs trả lời
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung luyện tập bài hôm nay
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Tiết 2 các con sẽ làm nốt phần bài tập a, b của bài 1 và phần a, c của bài 2
Hs trả lời
Thể dục: Tiết số 49
 Trò chơi: Ném trúng đích
 I/. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Ném bóng trúng đích . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở 
đầu
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường, vỗ tay theo nhịp.
-Trò chơi “ Kết bạn”.
2’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
- Cho hs quay khớp cổ tay, khuyủ tay, vai, gối, hông.
Cơ 
bản
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
12’
 8’
- GV chia nhóm LT theo khu vực đã quy định.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Từng tổ cử 5 bạn thi nhảy đồng loạt, tổ nào có số người nhảy lâu nhất tổ đó thắng.
- HS thực hành chơi. 
- GV theo dõi, biểu dương những tổ ném bóng vào rổ được nhiều lần nhất. 
Kết 
thúc
- Thả lỏng.
- GVcùng HS hệ thống bài. 
- Bài về nhà:
Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
2’
2’
1’
- Đi thường theo nhịp bước.
- Hít thở sâu.
Môn: Âm nhạc
Tiết số: 24
Lớp: 3
 Tên bài dạy: Ôn tập 2 bài hát:Em yêu....em,Cùng...trăng.
 Tập nhận ...nốt nhặc trên khuông
 I/. Mục tiêu:
 - Hát thuộc 2 bài hát, tập biểu diễn kết hợp vận động
HS nhận biết một số nốt nhạc trên khuông.
Trò chơi gắn nốt nhạc trên khuông.
 II/. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Nhạc cụ máy nghe , băng nhạc... 
 Học sinh: Vở tập hát.
 III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
T.gian dự kiến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: HS nêu tên các nốt nhạc
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
-GV cho hs ôn 2 bài hát.
-GV gợi ý cho hs vận động phụ hoạ.
-GV nhận xét.
-Cho hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
-Cho hs đứng tại chỗvừa hát vừa nhún chân nghiêng bên trái, bên phảinhịp nhàng nhàng theo nhịp 3.
-GV nhắc lại 7 nốt nhạc đã học
-Cho hs tập ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc trên khuông cùng với hình nốt .
4 . Củng cố dặn dò.
GV hệ thống nội dung bài
Nhận xét giờ học
 về nhà học lại bài.
A, Ôn bài Em yêu trường em.
B, Ôn bài Cùng múa hát dưới trăng.
C,Tập nhận biết nốt nhạc trên khuông
Mĩ thuật: Tiết số: 25
 Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật 
I/. Mục tiêu:
HS nhận biết thêm về hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
HS vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
Thấy được vẻ đẹp của hình chữ nhật đã được trang trí.
 II/. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Một số mẫu thảm, mẫu trang trí hình chữ nhật.
 Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đồ dùng học của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài .
- GV cho HS quan sát 1 só mẫu trang trí HCN.
- Cho HS quan sát tiếp HCN đã được trang trí ( trong vở tập vẽ) để HS nhận biết:
- GV gợi ý HS quan sát bài tập thực hành ở vở tập vẽ để các em thấy:
+ Hoạ tiết chính ở HCN là hình gì?
+ Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
+ Hoạ tiết trang trí ở các góc có dạng hình gì?
GV nhấn mạnh: 
+ Vẽ tiếp các góc cho hoạ tiết hoàn chỉnh.
+ Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+Vẽ màu theo ý thích.
+ Hoạ tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
- HS thực hành vẽ. GV đến từng HS gợi ý, nhắc nhở.
- Cho hs trình bày tranh vẽ.
- Tự đánh giá.
- Chọn ra 1 số bài nhận xét về: 
 + Hoạ tiết
 + Màu sắc.
- GV cùng HS đánh giá. Khen những HS có bài vẽ đẹp. 
 Dặn dò:
- Sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách báo.
- Quan sát con vật quen thuộc.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật.
A, Quan sát, nhận xét 
- Hoạ tiết chính ở giữa.
- Hoạ tiết phụ ở xung quanh các góc.
- Hoạ tiết và màu sắp xếp cân đối theo trục ( dọc, ngang, chéo).
B, Cách vẽ
- Vẽ hoạ tiết đều ( nhìn trục để vẽ).
- Không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết.
- Vẽ màu kín HCN.
C, Thực hành
Thể dục: Tiết số 50
 Ôn bài thể dục PTC- Trò chơi: ném bóng trúng đích
I/. Mục tiêu:
Ôn bài thể dục PTC. Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác, thuần thục.
Chơi trò chơi: Ném bóng trúng đích . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở 
đầu
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường.
-Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”.
2’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
Cơ 
bản
- Ôn bài thể dục PTC với hoa.
- Chơi trò chơi: Ném bóng trúng đích .
3
15’
8’
- GV cho lớp triển khai đội hình đồng diễn thể dục. 
- HS đeo hoa ở ngón tay giữa để thực hiện bài thể dục
- Lần 1: GV tập mẫu.
- Lần 2: GV hô nhịp
- Lần 3: Cán sụ hô, GV đi sửa sai cho HS.
- Lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào 3 vòng tròn
đồng tâm mỗi em được ném 1 – 3 lần.Tổ nào được nhiều điểm, tổ đó thắng.
- GV tổng kết cuộc chơi.
Kết 
thúc
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
Bài về nhà.
- Bài về nhà:ôn bài thể dục PTC.
2’
2’
1’
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_25.doc