Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 27

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 27

Tập đọc – Kể chuyện

Ôn tập - Kiểm tra tâp đọc và học thuộc lòng

I/. Mục tiêu:

 1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc.

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: Học sinh trả lời được 1 trong 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 2. Ôn tập về nhân hoá:

- Tập sử dụng cách nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

II/. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập hai (gồm cả các văn bản thông thường); 6 tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.

* Học sinh: Sách Tiếng Việt; Vở bài tập.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008
Tập đọc – Kể chuyện
Ôn tập - Kiểm tra tâp đọc và học thuộc lòng
I/. Mục tiêu:
 1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: Học sinh trả lời được 1 trong 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2. Ôn tập về nhân hoá: 
- Tập sử dụng cách nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II/. Đồ dùng dạy học: 
* Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập hai (gồm cả các văn bản thông thường); 6 tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.
* Học sinh: Sách Tiếng Việt; Vở bài tập.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1’
18’
1.Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu nội dung học tập trong tuần: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của học kỳ II
- Mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc: 
- 1/4 số h/s lên bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’.
- Đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
- Nhận xét, cho điểm
1. Kiểm tra tập đọc
15’
5’
3. Bài tập 2:
- 1 hs đọc yêu cầu đề bài.
- HS quan sát tranh, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Hs trrao đổi theo cặp
- Hs thi kể theo tranh.
- 2 hs kể toàn truyện.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại nội dung từng tranh.
IV. Củng cố và dặn dò
- Câu chuyện Quả táo giúp em hiểu điều gì?
2. Bài tập 2:
Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra tập đọc + HTL.
Chính tả
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 I/. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
Tiếp tục ôn về nhân hoá: Các cách nhân hoá.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
 - Bảng lớp chép bài thơ Em thương.
 - Phiếu viết nội dung BT2.
Học sinh: - Sách Tiếng Việt.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
1’
1.Giới thiệu bài: 
- Mục đích, yêu cầu của tiết học.
25’
2.Kiểm tra tập đọc: 
1. Kiểm tra tập đọc
- 1/4 số h/s lên bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’.
- Đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
- Nhận xét, cho điểm. 
 10’
3. Bài tập 2:
- 1 hs đọc bài thơ Em thương
- Cả lớp theo dõi.
- HS đọc bài thơ và làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2. Bài tập 2
a) Sự vật được nhân hoá là:
Làn gió, Sợi nắng.
- Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
- Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b) Làn gió: giống 1 người mồ côi.
Sợi nắng: giống 1 người gầy yếu.
c) Tác giả bài thơ rất yêu thương,
thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
4’
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những hs học tốt.
- Nhắc những hs chưa kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị nội dung để làm tốt bài tập thực hành (đóng vai chi đội trưởng trình bày báo cáo BT2 tiết ôn tập sắp tới).
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
I/. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện về trình bày báo cáo (miệng) – báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II/. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26. 
 - Bảng lớp viết nội dung cần báo cáo
 Học sinh: - Sách Tiếng Việt.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1’
1.Giới thiệu bài: 
- Mục đích, yêu cầu của tiết học.
20’
2.Kiểm tra tập đọc: 
1. Kiểm tra tập đọc
- 1/4 số h/s lên bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’.
- Đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
- Nhận xét, cho điểm. 
15’
3. Bài tập 2: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20?
(Những điểm khác :
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là cô tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”.
Bài tập 2: Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua :Xây dựng Đội vững mạnh
+ Nội dung báo cáo: Về học tập, về lao động,thêm nội dung về công tác khác).
- GV nhắc HS thay lời “Kính gửi” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa...” (vì là báo cáo miệng).
- HS làm việc theo tổ: 
+Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua (về học tập, lao động và công tác khác).
+ Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng (dựa vào ý kiến đã thống nhất) báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn: báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, đàng hoàng, tự tin; bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.
4’
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập – Kiểm tra.
 Tập viết
 Ôn tập- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
I/. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
Nghe - viết đúng bài thơ “Khói chiều”.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 tập 2
 Học sinh: - Sách Tiếng Việt.
 - Vở bài tập
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1’
1.Giới thiệu bài: 
- Mục đích, yêu cầu của tiết học
17’
2.Kiểm tra tập đọc: 
1. Kiểm tra tập đọc:
- 1/4 số h/s lên bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’.
- Đọc theo chỉ định trong phiếu
- Trả lời câu hỏi nội dung bài đọc.
- Nhận xét, cho điểm 
 15’
3. Bài tập 2:
a) Hướng dẫn hs chuẩn bị
- GV đọc bài thơ. 2 HS đọc lại.
+ Tìm những câu thơ tả cảnh “Khói chiều”. 
( Chiều chiều ... bay lên).
2. Bài tập 2:
Viết chính tả.
+ Từ khó: xanh rờn, chăn trâu, ngoài bãi, thơm ngậy, quẩn.
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói? 
(Khói ơi ... mắt bà).
+ Hãy nêu cách trình bày một bài thơ lục bát. ( Câu 6 tiếng viết lùi vào 2 ô, câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô li con).
- Cho HS luyện viết từ khó, dễ sai.
b) HS nghe, viết bài vào vở.
c) Chấm, chữa 5-7 bài, nhận xét.
- Cuối giờ thu vở chấm bài của cả lớp.
5’
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL trong SGK Tiếng Việt 3, tập hai (8 tuần đầu) để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tới.
	Luyện từ và câu
 Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
I/. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng các bài thơ, văn có yêu cầu học thuộc lòng (từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 3, tập hai).
Ôn luyện viết báo cáo: Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
II/. Đồ dùng dạy học: 
* Giáo viên: - 7 phiếu – mỗi phiếu viết tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL (Bộ đội về làng, Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo, Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ, Ngày hội rừng xanh, Đi hội chùa Hương).
 * Học sinh: - Sách Tiếng Việt. 
 Vở bài tập.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1’
1.Giới thiệu bài: 
- Mục đích, yêu cầu của tiết học
20’
2.Kiểm tra tập đọc: 
1. Kiểm tra tập đọc:
- 1/3 số h/s lên bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’.
- Đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi nội dung bài học thuộc lòng.
- Nhận xét, cho điểm.
 15’
3. Bài tập 2:
- 1hs đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV nhắc lại:
- Nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- Học sinh viết báo cáo.
- Một số hs đọc bài viết của mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- Nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
Bài tập 2:
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tiết 3, hãy viết báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách theo mẫu
4’
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học . 
- Yêu cầu những hs chưa có điểm học thuộc lòng về nhà tiếp tục luyện đọc; 
- Làm thử bài luyện tập ở tiết 8 để kiểm tra giữa học kì II.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008
Tập làm văn
 Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
I/. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng. 
2. Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (r/d/gi; l/n; tr/ch; uôt/uôc; ât/âc; iêt/iêc; ai/ay).
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: - 7 phiếu – mỗi phiếu viết tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL (Bộ đội về làng, Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo, Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ, Ngày hội rừng xanh, Đi hội chùa Hương).
 - Giấy để viết thư
 Học sinh: - Sách Tiếng Việt
 - Vở bài tập
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Giới thiệu bài: 
- Mục đích, yêu cầu của tiết học
2.Kiểm tra tập đọc: 
1/3 số h/s
1’
- Bốc thăm chọn bài và xem lại khoảng 2’
- Đọc theo chỉ định trong phiếu
- Câu hỏi nội dung bài học thuộc lòng
- Nhận xét, cho điểm
Hs lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng 
Học sinh đọc 1 đoạn hoặc cả bài
Học sinh trả lời
6’
10’
3. Bài tập 2: Chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau
Làm bài.
Nhận xét, đánh giá, chốt lời giải đúng
Lời giải:
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nâu là gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, rồi làm bài
Cả lớp nhận xét
2’
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những hs chưa có điểm kiểm tra HTL về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Làm thử bài luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II
Phòng gd&ĐT quận hai bà trưng - hà nội
Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Kế hoạch bàI giảng
Tuần: 27	Ngày ... tháng ... năm 200...
Môn: Tiếng Việt
Tiết số: 
Lớp: 3B
Tên bài dạy: Ôn tập giữa kỳ II 
I/. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng. 
2. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ
II/. Đồ dùng  ... hi số 10.000
- Lần lượt gắn thêm từng tấm bìa, mỗi lần là một lần cộng thêm
+ Bảy chục nghìn, tám chục nghìn, chín chục nghìn, mười chục nghìn.
+ Bảy mươi nghìn, tám mươi nghìn, chín mươi nghìn, một trăm nghìn.
- Ghi số 100.000 lên bảng. 
- Hs nhận xét cấu tạo số 100 000.
+ Số 100.000 gồm sáu chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0.
1. Giới thiệu số 100.000
22’
2. Luyện tập
2. Luyện tập
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài, cho điểm.
Chốt: Nêu quy luật của từng dãy số.
- 1hs đọc đề bài.
- 1hs lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài, cho điểm.
Bài1: 
a) 50000 ; 60000 ; 70000 ; .......... ; 90000 ; .......... 
b) 17000 ; 18000 ; ......... ;.......... ; 21000 ; ...........
c) 16500 ; 16600 ; .......... ; ......... 
Bài2: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
Chốt: Nêu cách tính
- 1 h/s đọc đề bài.
- 3 h/s lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
Chốt: Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau.
Bài3: Số?
Số liền trước
Sốđã cho
Số liền sau
12534
43905
62370
2’
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài: 
“So sánh các số trong phạm vi 100.000”
 Đạo đức: Tiết số: 28
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)
I.Mục tiêu: 
Hs hiểu 
 - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
 - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm
3. Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II.Tài liệu và phương tiện:
Giáo viên: Phiếu học tập, các tấm bìa màu.
Học sinh Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Xem ảnh
- Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào ?
- Hs quan sát các bức ảnh trong vở bài tập đạo đức.
- Hs thảo luận theo nhóm đôi. 
Chốt: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt .
1.Xem ảnh
+ ảnh 1 : Nước sạch đã về với bản làng.
+ ảnh 2 : Tưới cây xanh trên đường Trần Khát Trân.
+ ảnh 3 : Rau muống trên mặt hồ.
10’
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai ? Tại sao ? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao ? 
- Một số nhóm trình bày.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
Chốt: Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
đ) Không vứt rác trên sông, hồ, biển.
8’
2’
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
c) ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào ?
- GV tổng kết, khen những HS có ý thức sử dụng nước ở nơi mình sống.
Củng cố, dặn dò:
a) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b) Nước sinh hoạt nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
c) ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào ?
Thủ công: Tiết số 26
Trang trí lọ hoa gắn tường 
(Tiết 2)
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
7’
Hoạt động 3:
- GV y/c HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- 4 H/s vừa thực hành trên bảng vừa nhắc lại
các bước gấp.
- Hs quan sát để ghi nhớ.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3:Làm thành lọ hoa gắn tường.
3. Thực hành:
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
20’
- GV tổ chức cho HS thực hành làm lọ hoa gắn tường cá nhân.
- Trong khi hs thực hành ,gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- GV gợi ý: Có thể cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
3’
Nhận xét dặn dò
- Nhận xét: về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của h/s.
- Dặn dò : Chuẩn bị như tiết này để học: Làm lọ hoa cắm tường (tiết 3).
Tự nhiên xã hội: Tiết số 53
 Chim
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên Các hình trang 102, 103 SGK,
 Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Hs quan sát hình các con chim trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý:
- Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
- Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước 2. Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
*Chốt: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
1. Cấu tạo ngoài của chim
- lông vũ, mỏ, hai cánh và hai chân.
10’
5’
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại:
- Phân các loài chim theo nhóm: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay, ...
- Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
Bước 2. Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết.
- Tìm hiểu thêm những thông tin về các hoạt động bảo vệ những loài chim quí hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương ...
 Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: “Thú”.
 Tự nhiên xã hội: Tiết số 54
Thú
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên: Các hình trang 104, 105 SGK,
 Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.
 Học sinh : Sách giáo khoa
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Hs quan sát các hình trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý:
- Kể tên các con thú nhà mà bạn biết.
- Trong số các con thú nhà đó:
+ Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ?
+ Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
+ Con nào đẻ con?
....
Bước 2. Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
1. Đặc điểm của các loài thú.
- Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
*Chốt: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
10’
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo, ...
- ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
2.Lợi ích:
- Lợn, trâu, bò, chó, mèo, ... cung cấp thực phẩm, sữa, trông nhà, bắt chuột, ...
5’
* KL: Lợn, trâu, bò, chó, mèo, ... cung cấp thực phẩm, sữa, trông nhà, bắt chuột, ...
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị học bài: “Thú (tiếp theo)”.
Thứ tư ngày 19 tháng năm 2008
Mĩ thuật: Tiết 27
 Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả
Mục tiêu:
HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
Vẽ được hình lọ hoa và quả.
Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
Chuẩn bị:
 * GV: Một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
 Hình gợi ý cách vẽ.
 * HS: Vở tập vẽ; bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
5’
20’
5’
1’
Hoạt động 1:
- GV bày 1 số mẫu lọ và quả, hướng dẫn HS quan sát.
- HS quan sát để nhận biết:
Hoạt động 2:
- GV giới thiệu cách vẽ qua mẫu:
Hoạt động 3:
- 2 HS lên bảng vẽ.
- Dưới lớp HS vẽ vào vở.
- Nhắc nhở Hs quan sát mẫu để vẽ các nét chi tiết cho giống.
Hoạt động 4:
Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm, tự đánh giá.
- Lớp đánh giá:
+ Hình vẽ so với phần giấy thế nào?
+ Hình vẽ có giống mẫu không?
- HS xếp bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xet, xếp loại.
- Tuyên dương bài vẽ đẹp, sáng tạo.
Dặn dò:
- Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.
1. Quan sát, nhận xét:
- Hình dáng của các lọ và quả.
- Vị trí của lọ hoa và quả.
Độ đậm nhạt ở mẫu.
2. Cách vẽ:
+ Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy.
+ Phác nét tỉ lệ lọ và quả.
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ màu.
3. Thực hành:
Thứ ba ngày 13 tháng 5 năm 2008
Thể dục: Tiết số 69
Ôn nhảy dây - Tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 3 người
 Trò chơi: Chuyển đồ vật
 I. Mục tiêu: Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Y/c thực hiện động tác tương đối. 
Tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 3 người. Y/c thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích.
Chơi trò chơi tích cực, chủ động.
 II. Phương tiện - Địa điểm:
Sân bãi sạch, an toàn. 
Bóng và sân cho trò chơi.
Hoạt động dạy – học:
Phần
Nội dung
LVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở
đầu
- Tập trung HS.
- Phổ biến nội dung. Y/c giờ học.
- Khởi động.
2’
1’
2’
- HS tập hợp 3 hàng dọc.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 120 – 150 m.
- Khởi động khớp.
Cơ
bản
Kết 
thúc
a) Tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 3 người.
b) Chơi trò chơi:
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân.
12’
8’
2’
1’
1’
1’
- GV tập hợp HS. Từng HS tập tung và bắt bóng 1 số lần.
- Từng nhóm 3 người đứng theo hình tam giác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. 
- GV HD cách di chuyển: tiến, lùi, sang phải, trái. 
- Gv nêu tên trò chơi.
- Chia HS thành các đội đều nhau.
- Nhắc lại cách chơi.
- Giải thích những trường hợp phạm quy.
- HS chơi thử.
- HS chơi. GV làm trọng tài.
- Tổng kết cuộc chơi.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Đi vòng tròn, hít thở sâu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_27.doc