Giáo án chuẩn Tuần 13 Lớp 3

Giáo án chuẩn Tuần 13 Lớp 3

Tiết 1: TOÁN

SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

I.Mục tiêu:

- Kiến thức : Học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

- Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện tính chia.

- Thái độ : HS yêu thích môn học .

II.Đồ dùng dạy học:

Tranh vẽ minh họa bài toán sách giáo khoa.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Tuần 13 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 13
(Từ ngày 12 -16/11/ 2012)
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
12/11
1
Toán
So saùnh soá beù baèng moät phaàn maáy soá lôùn
2
Đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( t2)
3
Âm nhạc
4
Mỹ thuật
5
SHĐT
Thứ 3
13/11
1
Tập đọc
Ngöôøi con cuûa Taây Nguyeân
2
TĐ- KC
3
Toán
Luyeän taäp
4
Anh văn
5
TN-XH
Một số hoạt động ở trường(tt).
Thứ 4
14/11
1
Toán
Bảng nhân 9.
2
Tập đọc
Cửa Tùng
3
TD
4
Chính tả
Nghe - vieát : Ñeâm traêng treân Hoà Taây
5
Thủ công
Cắt, dán chữ H, U
Thứ 5
15/11
1
Toán
Luyện tập
2
Tập viết
Ôn chữ hoa:I
3
Thể dục
4
Luyện từ và câu
Töø ñòa phöông. Daáu chaám hoûi, chaám than
5
TN-XH
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Thứ 6
16/11
1
Toán
Gam
2
Chính tả
Nghe – viết : Vàm Cỏ Đông
3
Tập làm văn
Viết thư .
4
Anh văn
5
SHCT
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: TOÁN 
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I.Mục tiêu:
- Kiến thức : Học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện tính chia. 
- Thái độ : HS yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ minh họa bài toán sách giáo khoa.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc bảng chia 8 
- Nhận xétvà cho điểm HS
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài :Nêu mục tiêu tiết học 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn 
* Ví dụ
- GV nêu ví dụ và sơ dồ SGK
- Hỏi : Muốn tìm đoạn CD gấp mấy lần đoạn AB ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét kết quả và nêu:Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
*Bài toán
- Mời HS đọc bài toán SGK
+Mẹ bao nhiêu tuổi ?
+ Con bao nhiêu tuổi ?
+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
+ Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài như SGK
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn 
Kết luận : Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, ta cần tìm được số lớn gấp mấy lần số bé.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
*Bài 1
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS đọc dòng đầu tiên của bảng
- Hỏi: 8 gấp mấy lần 2 ?
- Vậy 2 bằng 1 phần mấy của 8 ?
- Tương tự HS làm tiếp các phần còn lại .
- HDHS nhận xét , chữa bài.
*Bài 2
- Gọi 2HS đọc đề bài 
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Y/c hs làm bài
- HD lớp nhận xét , chữa bài .
-GV cho điểm 
*Bài 3
- Gọi 2 HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự làm bài , 3 HS lên bảng chữa bài .
- Nhận xét chữa bài 
 3/ Củng cố, dặn dò 
- Muốn so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn ta làm thế nào ?
- Về nhà làm thêm bài trong VBT
- Nhận xét tiết học 
-2,3HS 
- HS đọc ví dụ
-Làm phép chia : 6 : 2 .
- HS thực hiện phép chia và nêu kết quả
- HS nhắc lại
-2 HS đọc
- 30 tuổi
- 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con là 30 : 6 = 5 ( lần)
- Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
- HS nhắc lại 
- 2, 3 HS đọc
- HS đọc lại 
-HS đọc
- Gấp 4 lần
- Bằng ¼ của 8
- Lớp làm vào vở, 2HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài
-HS đọc , lớp đọc thầm
- So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài 
 Giải:
Số quyển sách ở ngăn dưới gấp số quyển sách ở ngăn trên số lần:
 24 : 6 = 4 (lần ) 
Vậy số số quyển sách ở ngăn trên bằng ¼ Số quyển sách ở ngăn dưới .
 Đáp số: ¼
 -HS đọc 
- HS làm bài và sửa bài.
- Hs làm vào vở.
-HS nhắc lại.
-HS nghe và thực hiện 
*******************
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG(tt)
I. Mục tiêu : 
- Biết HS phải có bổn phận tham gia việc trường , việc lớp .
- Tham gia và làm được các công việc của lớp, của trường.
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức. Có ý thức bảo vệ, sử dụng nguồn điện, nguồn nước và tận dụng cac nguồn chiếu sáng ở lớp, trường một cách hiệu quả, tiết kiệm; biết nhắc nhở các bạn cùng tam gia sử dụng và tiết kiệm hiệu quả năng lượng. 
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng ; Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .
II. Đồ dùng dạy học 
 - Nội dung câu chuyện”Tại con chích chòe" - Hoạt động 1.
 - Các bài hát - Hoạt động 3 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ
- Kể một số biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp , việc trường.
- GV nhận xét, đánh giá
2- Bài mới
* Giới thiệu : Nêu mục tiêu của tiết học 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện”Tại con chích choè”
- GV kể hoặc đọc truyện”Tại con chích choè”- Bùi Thị Hồng Khuyên - Lạc Sơn - Hoà Bình. 
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau: 
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạnTưởng? Vì sao?
+ Nếu em là bạn Tưởng em sẽ làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
- Kết luận: 
*Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
-Yêu cầu HS viết ra giấy nhũng việc em đã tham gia với lớp,với trường trong tuần vừa qua. 
- Nhận xét. 
- Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà GV nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với HS. 
- Hỏi: Em hiểu thế nào là”Tích cực” tham việc lớp, việc trường?
-Tích cực tham gia việc trường , việc lớp có tác dụng gì ?
- Nhận xét, kết luận: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường là hoàn thành tốt công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình, ngoài ra có thể giúp bạn khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Hoạt động 3: Thi văn nghệ.
- Gợi ý nội dung (Hát): 
 + Em yêu trường em- Nhạc và lời: Hoàng Vân. 
 + Điều hay ấy chính cô dạy em- Nhạc: Nga. 
- GV nhận xét , tuyên dương .
3/ Củng cố – dặn dò :
-Giáo dục ý thức giữ vệ sinh trường ,lớp .
-HS về ôn bài , chuẩn bị tiết đạo đức sau .
-Nhận xét tiết học .
-2HS
- HS đọc lại. 
- Tiến hành thảo luận theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung .
- Làm việc cá nhân. 
- Vài HS tự liên hệ trước lớp. 
- HS dưới lớp nghe, nhận xét.
-HS phát phiểu
- Thảo luận cả lớp. 
- HS khá , giỏi phát biểu 
- Mỗi tổ cử ra một đại diện tham gia. 
- Mỗi đại diện sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp. 
-HS nghe và thực hiện
********************
Tiết 3: ÂM NHẠC
*********************
Tiết 4: MĨ THUẬT
*********************
Tiết 5: SHĐT
*********************
Thứ ba, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tiết 1-2 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
A - Tập đọc
1.Kiến thức :- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
2.Kĩ năng :- HS đọc đúng các từ : bok pa, càn quét, hạt ngọc, huân chương 
- Bước đầu biết thể hiện tìn cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
3.Thái độ : GD tấm gương đạo đức HCM qua sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp- người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội. 
B - Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện ( HS khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật )
II. Đồ dùng dạy - học
-Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ :Cảnh đẹp non sông .
-HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
-GV nhận xét , cho điểm 
-2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi 
2. Dạy - Học bài mới
* Giới thiệu bài:
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa .
-Giới thiệu bài .
-HS quan sát tranh 
- Nghe GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt .
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu 
- Luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn HS chia đoạn 2 thành 2 phần :
HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nối từng câu.
- HS luyện đọc từ khó nối tiếp 
+Phần 1: Núp đi dự Đại hội về... cầm quai súng chặt hơn.
+ Phần 2 : Anh nói với lũ làng ... Đúng đấy !
- HD đọc từng đoạn 
-Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu 1HS đọc phần chú giải cuối bài. 
- Đọc đồng thanh lời phần đầu đoạn 2.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài 
- Gọi 1HS đọc lại cả bài trước lớp.
+ Hỏi: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
-Mời 1HS đọc đoạn 2
+ Hỏi: Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ?
+ Hỏi: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ? 
+ Hỏi: Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp? 
+Hỏi: Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ?
- HS luyện đọc nối từng đoạn
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS đọc trước lớp
- HS đọc chú giải.
-HS cả lớp đọc 2 lần
 - HS đọc trước lớp , lớp đọc thầm
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
-HS đọc
- HS phát biểu
- HS phát biểu 
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đ/c Núp và làng Kông Hoa đâu.
- Lũ làng vui quá, đứng hết dậy nói: Đúng đấy! Đúng đấy.
- Mời 1HS đọc đoạn 3
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? 
+Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
-Mời HS đọc toàn bài , nêu nội dung chính của bài 
-GV nhận xét , nêu nội dung chính của bài 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu đoạn 1 , HDHS luyện đọc 
-Cho HS phân vai luyện đọc đoạn 1.
-GV nhận xét , tuyên dương HS đọc tốt .
-HS đọc thầm 
- HS trả lời
- HS phát biểu 
-HS đọc thầm , thảo luận theo cặp và phát biểu.
-HS theo dõi 
-HS luyện đọc trong nhóm đôi
-HS thi đọc trước lớp
Kể chuyện
* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu 1 HS kể mẫu.
- Hỏi: Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai ?
- Hỏi: Ngoài anh hùng Núp, các em còn có thể 
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- HS khá ,giỏi kể lại nội dung đoạn 1
- Kể bằng lời của anh hùng Núp.
kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
* Hoạt động 5 : HS kể 
 - Chia HS thành nhóm nhỏ để HS kể chuyện 
-Mời HS kể trước lớp 
- Lớp nhận xét , bình chọn bạn kể tốt 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
3 .Củng cố, dặn dò 
-Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. 
-HS tập kể theo nhóm 2
-Vài HS kể trước lớp 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS nghe và thực hiện 
- Nhận xét tiết học 
- HS về tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe và thực hiện 
** ... ilôgam 
- Y/c hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học 
- GV giới thiệu chiếc cân đĩa,1 quả cân 1 kg, 1 túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg
- Thực hành cân gói đường và y/c hs quan sát 
- Gói đường như thế nào so với 1 kg ?
- Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg,hay cân nặng không chẵn số lần của kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam 
- Giới thiệu quả cân 1 g, 2g,5g,10g, 20g 
- Giới thiệu 1kg=1000 g
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho hs đọc cân nặng của gói đường 
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân
-Kết luận :Gam là một đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg . Gam víêt tắt là g , đọc là gam 
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
*Bài 1
- Gv chuẩn bị 1số vật nhẹ hơn 1kg và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân
-GV theo dõi và hướng dẫn thêm 
*Bài 2
- Gv dùng cân đồng hồ thực hành cân quả đu đủ và cây bắp cải trước lớp .
*Bài 3
- Viết lên bảng 22g + 47g và y/c HS tính
- Em đã tính như thế nào để tìm ra 69 g?
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượngta làm như thế nào?
 - Y/c 4 HS tự làm các phần còn lại
-GV nhận xét , kết luận.
*Bài 4
- Gọi 2-3 HS đọc đề bài
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
+Vở hộp cân nặng bao hiêu gam ?
- Cân nặng của cả hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm như thế nào?
-1HS .
-2hs
 -HS nghe giới thiệu 
- kg
-HS quan sát 
- Nhẹ hơn 1kg
- Chưa biết
-HS nhắc lại 
-HS nhận biết và nhắc lại .
-HS nhắc lại 
-HS theo dõi và đọc kết quả 
-HS theo dõi 
-HS nhắc lại.
- HS thực hành cân và đọc số cân
-HS quan sát và đọc số cân-HS thực hành cân .
- HS tính
- HS nêu cách tính .
- HS phát biểu
- Lớp làm bảng con 
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
-HS đọc đề bài
- 455gam
-58 gam
- HS nêu
- Y/c hs tự làm bài,1 HS lên bảng làm bài
-GV nhận xét , kết luận.
*Bài 5( HS khá, giỏi làm thêm)
- Cho HS tự làm bài tập và sửa bài 
- GV nhận xét, công nhận kết quả đúng
3/ Củng cố , dặn dò 
-1kg bằng bao nhiêu gam ?
- Về nhà ơn bài chuẩn bị tiết Luyện tập.
- Nhận xét tiết học
- Hs cả lớp làm vào nháp.
 Giải:
Số g sữa trong hộp có là:
 455 – 58 = 397(g)
 Đáp số: 397 g
-1HS lên bảng sửa bài.
- HS sửa bài vào vở.
-HS nhắc lại 
-HS nêu HS nghe và thực hiện 
*************************
Tiết 2: CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT :VÀM CỎ ĐÔNG
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức :-Nghe viết đúng bài chính tả. 
-Làm đúng bài tập diền tiếng có vần it / uyt ( BT2).Làm đúng BT3 b 
2.Kĩ năng : Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ 
3.Thái độ :Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
Bảng con.
III/ Các hoạt động Dạy –Học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ktra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng chữa bài tập 3a .
- GV nhận xét cho điểm HS
2/Dạy học bài mới.
*Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học 
-Y/C HS đọc đề bài
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả
-GV đọc mẫu bài thơ Vàm Cỏ Đông
-Mời 1HS đọc lại bài chính tả .
-Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào? 
-Dòng Sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp?
- Chúng ta cần làm gì để dòng sơng luôn đẹp?
-Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ?
-Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- HD HS viết từ khó :Vàm Cỏ Đông ,có biết ,mãi gọi , tha thiết, phe phẩy.
-Y/C HS đọc các từ vừa viết .
-GV đọc cho HS viết 
- GV cho HS soát lỗi
-GV thu 4-6 bài chấm và nhận xét , chữa lỗi
 * Hoạt động 2 :HD HS làm bài tập chính tả 
 Bài 2:
-Gọi 2HS đọc Y/C của bài .
-Y/C HS tự làm bài ,4 HS lên bảng làm bài 
-Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
-GV kết luận và cho điểm HS.
Bài 3 b
-Gọi 2HS đọc Y/C của bài .
- Y/C HS tự làm bài 
-GV nhận xét , tuyên dương HS bài tốt . 
 3/ Củng cố -dặn dò
-Nhắc lại cách trình bày thơ tứ tuyệt .
- Dặn dò: Viết lại chữ sai; Chuẩn bị tiết sau viết bài: Người liên lạc nhỏ .
-3 HS lên bảng thực hiện.
-HS theo dõi .
-2 HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe 
-HS đọc lại ,cả lớp theo dõi 
-Tác giả gọi mãi dòng sông vơi lòng tha thiết . 
-HS nêu 
-HS phát biểu 
-... mỗi khổ thơ có 4 dòng ,một dòng có 7 chữ .
-HS phát biểu 
-Lớp viết vào bảng con.
-HS đọc
-HS nghe - viết lại bài thơ .
-HS dùng viết chì để soát lỗi .
- HS sửa lỗi
-HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm bài và sửa bài
 -HS cả lớp theo dõi và tự sửa lỗi .
-HS đọc , lớp đọc thầm
 -HS làm và nêu các từ vừa tìm được .
-HS sửa bài vào vở 
-HS theo dõi
-HS nghe và thực hiện 
******************
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN 
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức :Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý 
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết thư.
3.Thái độ :Yêu quý mọi người.
4. Giáo dục các kĩ năng sống: Giao tiếp: ứng xử văn hóa, thể hiện sự cảm thông , tư duy sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy – học
- Bì thư , giấy viết thư 
-Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy – Học bài mới
a). Giới thiệu bài
- Ghi đề bài lên bảng.
b). Hướng dẫn viết thư
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- HDHS phân tích đề :
+ Bài yêu cầu ta làm gì?
+ Nội dung chính của bức thư viết gì?
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em viết thư để làm gì? 
- Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần.
- Hướng dẫn: + Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do và sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. 
+ Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
+ Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- GV theo dõi giúp đỡ HS
- Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp.
 - HD lớp nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại cách trình bày một lá thư 
- Nhận xét tiết học.
 - HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn,chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS mở bài học.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận nội dung yêu cầu của bài tập.
- Vài HS nêu
- HS phát biểu 
- HS nêu lại cách trình bày 1 bức thư.
-HS nghe giảng.
-HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân vào giấy .
-4 đến 5 HS đọc.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
-HS nghe 
-HS nghe và thực hiện 
Ví dụ :
Cà Mau, ngày 19 tháng 11 năm 2009
 Hoàng thân mến!
 Mình biết là Hoàng sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này vì bạn và mình chưa hề được gặp nhau. Hoàng à, vừa qua tớ đọc báo Toán Tuổi thơ, thấy bạn mới được kết nạp vào Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ vì có thành tích học tập tốt và giải được nhiều bài toán hay, mình khâm phục cậu lắm và muốn được làm bạn với cậu. Vì thế tớ mới viết thư này tới làm quênvới bạn.Tớ tự giơiù thiệu nhé. Tên tớ là Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 3d, Trường Tiểu học Sông Đốc 5, Huyện Trần Văn Thời , Tỉnh Cà Mau.
 Đầu tiên, mình chúc Hoàng luôn mạnh khoẻ, đạt nhiều điểm chín, điểm mười. Hoàng ơi, dạo này bạn có hay gửi bài dự thi cho Toán Tuổi thơ nữa không? Chắc là co ù. Vì Hoàng rất say mê đọc báo mà. Ở trong này, cả lớp tớ đều mê báo Toán, mỗi tháng cứ đến ngày 25 là lớp tớ lại sôi nổi hẳn lên vì được đọc báo mới. Mà cũng sắp đến ngày sinh nhật của báo rồi. Hoàng ơi ! mình có một ý kiến thế này, chúng mình cùng thi đua học tập để mừng sinh nhật báo nhé. Bọn mình cùng cố gắng để đạt được nhiều điểm tốt. Riêng mình sẽ cố gắng hơn để được là thành viên của Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ. Hoàng hãy giúp đỡ mình với nhé!
 Mình rất vui vì có thêm một người bạn như Hoàng. Bạn nhớ viết thư cho mình sớm nhé. Tạm biệt bạn !
 Thân ái
 Nguyễn Quỳnh Anh
**********************
Tiết 4 ANH VĂN
**********************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / NỘI DUNG
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 * Ưu điểm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
------------o0o-------------
Kí duyệt
Khối trưởng
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc