Giáo án Đạo đức 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Đạo đức 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I:MỤC TIÊU:

 - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.

 - Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

 Biết chi sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

 *Kĩ năng sống

 Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

 -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.

II:CHUẨN BỊ

 GV:đồ dùng dạy học (nếu có)

 HS:Sách giáo khoa

 

doc 71 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Đạo đức
Tuần 1: tiết:1
Ngày dạy: 29/8/ 2018
Bài: KÍNH YÊU BÁC HỒ
I:MỤC TIÊU:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II:CHUẨN BỊ 
 GV:đồ dùng dạy học (nếu có)
 HS:Sách giáo khoa
III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Không có
3. Bài mới 
 a ) Giới thiệu bài 
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài mới đó là bài”Kính yêu Bác Hồ”
 Giáo viên ghi tựa bài
 b) Các hoạt động	
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Học sinh biết Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước.
 *Tiến hành
 Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm quan sát các bức tranh,4 bức tranh và tìm hiểu nội dung đặt tên cho từng bức tranh C
*Các nhóm thảo luận
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát trình bày.
 Bác sinh ngày tháng nào?
 Quê Bác ở đâu?
 Bác Hồ có những tên gọi nào?
Giáo viên nhận xét học sinh trình bày.
Hoạt động 2:Kể chuyện các cháu vào đây với Bác.
Mục tiêu:Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 *Tiến hành
1.Giáo viên kể chuyện:Các cháu vào đây với Bác.
Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại truyện
*Thảo luận
 Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Học sinh trình bày ,giáo viên nhận xét
Hoạt động 3:Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy.
Mục tiêu:Học sinh ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy.
 *Tiến hành
 Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc năm điều Bác Hồ Dạy.
Giáo viên chia lớp tìm hiểu năm điều Bác Hồ dạy.
Các nhóm thảo luận năm điều Bác Hồ dạy.
Sau đó giáo viên gọi từng nhóm lên trình bày.giáo viên nhận xét.
KL:Năm điều Bác Hồ dạy,thiếu nhi, nhi đồng.
*Hướng dẫn học sinh thực hành
Ghi nhớ thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
Sưu tầm tấm gương cháu ngoan Bác Hồ
4.Củng cố
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học
5. Dặn dò nhận xét
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế
Lớp ổn định
+Không có
+Học sinh nhắc lại
+Học sinh thảo luận
+Học sinh quan sát
+Học sinh trình bày
19/5/1890
+Ở làng Sen ,xã Kiêm Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Ai Quốc
+Học sinh kể 
+Học sinh đọc
+Các cháu rất yêu quý quan tâm Bác,Bác rất yêu quý cháu
+Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
+Học sinh trình bày
+Học sinh đọc
+Học sinh tìm hiểu
+Nhóm trình bày
+Học sinh trả lời
+Học sinh trả lời
Tuần 2: tiết: 2
 Ngày dạy:5/9/ 2018
Bài :KÍNH YÊU BÁC HỒ (TT)
I:MỤC TIÊU:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II:CHUẨN BỊ 
 GV:đồ dùng dạy học (nếu có)
 HS:Sách giáo khoa
III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học,giáo viên nhận xét.
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
Hôm nay chúng ta học đạo đức bài mới đó là bài”Kính yêu Bác Hồ (tt)”
 Giáo viên ghi tựa bài
 b) Các hoạt động
Hoạt động 1:Học sinh tự liên hệ
Mục tiêu:Giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện năm điều Bác Hồ dạythiếu niên nhi đồng.
 *Tiến hành
 Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh,em đã thực hiện điều gì trong năm điều Bác Hồ dạy thực hiện thế nào?Còn điều nào chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định gì trong thời gian tới ?
 Học sinh tự liện hệ theo từng cặp
Giáo viên gọi học sinh trình bày trước lớp
KL:Giáo viên khen ngợi thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 2:Trình bày tự giới thiệu liên hệ(tranh ảnh,bài báo)Sưu tầm được.
Mục tiêu:Giúp học inh biết thêm những thông tin về Bác Hồ,về tình cảm giữa Bác Hồ và Thiếu nhi.
 *Tiến hành
 Học sinh nhóm trình bày kết quả sưu tầm được 
( Dưới nhiều hình thức,hát,kể)
Giáo viên nhận xét lớp thảo luận sưu tầm được.
Hoạt động 3:Trò chơi phóng viên
Mục tiêu:Củng cố lại bài học
 *Tiến hành
Một số học sinh trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên.
*Câu hỏi
 Xin bạn vui lòng có tên gọi của Bác Hồ có tên gọi nào khác?
 Quê Bác ở đâu?
 Vì sao thiếu nhi kính yêu Bác Hồ?
Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy?
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở đâu?Khi nào?
KL:Bác Hồ là vĩ lãnh tự vĩ đại của dân tộc VN.Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập.
Cả lớp đọc thầm bài thơ
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
4. Củng cố.
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học
5. Dặn dò nhận xét.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế
Lớp ổn định
+Học sinh đọc
+Học sinh nhắc lại
+Học sinh thảo luận
+Học sinh liên hệ
+Học sinh trình bày
+Học sinh thảo luận
+Học sinh trình bày
+Học sinh lần lượt trả lời
+Ở xã Kiêm liên – huyện ..
+Học sinh đọc
+Học sinh trả lời
+Học sinh trả lời
 Tuần 3: tiết:3
 Ngày dạy:12/9/ 2018
Bài: GIỮ LỜI HỨA
I:MỤC TIÊU:
 - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa .
 - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
 - Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
*Kĩ năng sống
 Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
 -Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình.
II:CHUẨN BỊ 
 GV:đồ dùng dạy học (nếu có)
 HS:Sách giáo khoa
III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học,giáo viên nhận xét.
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài mới đó là bài”Giữ đúng lời hứa”
 Giáo viên ghi tựa bài
 b) Các hoạt động	
Hoạt động 1:Thảo luận truyện chiếc vàng bạc
Mục tiêu:Học sinh biết thếnào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ đúng lời hứa
 *Tiến hành
1.Kể chuyện minh hoạ bằng tranh chiếc vàng bạc.
Giáo viên gọi vài học sinh kể lại chuyện 
 Học sinh thảo luận
Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại bé sau hai năm đã đi xa?
 Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
 Qua câu chuyện trên em có rút ra điều gì ?
 Người biết giữ đúng lời hứa xẽ đánh gía như thế nào?
KL:Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác không quên lời hứa.
Hoạt động 2:Xử lí tình huống.
Mục tiêu:Biết vì sau cầnphải giữ lời hứa và cân làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
 *Tiến hành
Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống.
Tình huống1:Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán nhưng Tân vừa chuẩn bị đi thì ti vi rất hay
Hoạt động 3:Liên hệ thực tế
Mục tiêu:Học sinh biết đánh giá việc giữ lời hứa của bạn thân.
 *Tiến hành
Theo em bạn Tân có thể xử lí thế nào trong tình huống đó?
Nếu là Tân em xẽ chọn cách nào ứng xử ? Vì sao?
Tình huống 2:Hằng có quyển chuyện mới, Thanh mượn đen về nhà xem và hứa xẽ gìn giữ cận thận, nhưng về nhà Thanh sơ ý để cho bé nghịch làm rách truyện.
Theo em Thanh có thể làm gì?Nếu là Thanh em xẽ chọn cách nào?Vì sao?Em cảm thấy thế nào ,khi thực hiện điều đã hứa. 
4. Củng cố
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
5. Dặn dò nhận xét
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế
Lớp ổn định
+Học sinh đọc
+Học sinh nhắc lại
+Học sinh thảo luận
+Học sinh kể
+Bác mua chiếc vòng bạc
+Giữ đúng lời hứa
+Phải biết giữ đúng lời hứa
+Mọi người quý trọng
+Học sinh thảo luận
+Tân cần sang nhà bạn ,cần giữ đúng lời hứa.
+Học sinh liên hệ
+Học sinh trả lời
+Học sinh trả lời
Tuần 4: tiết: 4
Ngày dạy: 19/9/ 2018
Bài :GIỮ LỜI HỨA (TT)
I:MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa 
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
 - Quý trọng những người biết giữ lời hứa
*Kĩ năng sống
 Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
 -Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình
II:CHUẨN BỊ 
 GV:đồ dùng dạy học (nếu có)
 HS:Sách giáo khoa
III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học, giáo viên nhận xét.
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
Hôm nay chúng ta học đạo đức bài mới đó là bài”Giữ lời hứa(tt)”
 Giáo viên ghi tựa bài
 b) Các hoạt động
Hoạt động 3:Thảo luận theo nhóm
 Mục tiêu:Học sinh biết thế nào là giữ lời hứa với mọi người
 *Tiến hành
Bài4:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại yêu cầu của đề bài
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh những hành vi.
 Giáo viên cho học sinh thảo luận những tình huống,và đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét học sinh giải thích hành vi đúng, sai.
Câu a,b đúng.Câu ,b.c,sai.
Hoạt động 4:Đóng vai
Mục tiêu:Biết ứng xử việc có liên quan đến việc giữ đúng lời hứa.
 *Tiến hành
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm thảo luận đóng vai.
VD:Hải trộm một quả trong vườn nhà khác,đi tắm sôngkhi đó em sẽ làm gì?
Học sinh thảo luận đóng vai
Cả lớp trao đổi thảo luận.
Theo em giải quyết cách nào tốt hơn.
KL:Em cần xin lỗi bạn,giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm,đều sai trái.
Hoạt động 5:Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu:Củng cố học sinh nhận thức và thái độ đúng về việc giữ đúng lời hứa.
 *Tiến hành
Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến và chọn câu đúng.
a.Không nên hứa hẹn với ai điều gì ?
b.Chỉ nên hứa với điều mình có thểthực hiện được.
c.Có thể hứa với mọi điều còn thực hiện được hay không ,không quan tâm.
d.Người biết giữ lời hứa mọi người tin cậy.
đ Cần xin lỗi giải thích lí do không thể thực hiện lời hứa.
e.Cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi
Giáo viên nhận xét học sinh trả lời
4. Củng cố
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học
5. Dặn dò nhận xét
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế
Lớp ổn định
+Học sinh đọc
+Học sinh nhắc lại
+Học sinh thảo luận
+Học sinh đọc
+Học sinh trình bày
+Học sinh thảo luận
+Học sinh trình bày thảo luận
+Học sinh đọc lại
+Học sinh chọn
+Học sinh trả lời
+Học sinh trả lời
Tuần 5: tiết:5
Ngày dạy: 26/9/ 2018
Bài :TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I:MỤC TIÊU:
 - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy ... inh biết cách bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi.
 *Tiến hành
 - Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả sau.
 - Các cây trồngcó được chăm sóc như thế nào ?
- Hãy kể tên các vật nuôimà em biết ?
- Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
- Nhóm thảo luận các câu hỏi,đại diện nhóm trình bày,giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:Đóng vai
Mục tiêu:Học sinh biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
 *Tiến hành
- Giáo viên chia lớp và yêu cầu học sinh thảo luận.
Tình huống1:Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản,có phải của lớp mình đâu bạn tưới?
Tình huống 2:Dương đi thăm ruộng thấy bờ ao cá bị vỡ, nước chảy ào ào, nếu là Dương em sẽ làm gì ?
- Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi,giáo viên nhận xét. 
KL:Cây trồng và vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người,vì vậy chúng ta cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi cây trồng.
4. Củng cố.
 - Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 - Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học
 GD:Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn,bảo vệ môi trường,bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường,giảm độ.
 - Ô nhiễm môi trường,giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
5. Dặn dò nhận xét
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế
Lớp ổn định
+Học sinh đọc
+Học sinh nhắc lại
+Học sinh thảo luận
+Học sinh trình bày
+Học sinh thảo luận
+Học sinh trả lời
+ Chăm sóc cây 
+ Cây trồng và vật
 Tuần: 32
Tiết:32
Ngày dạy: / /2019
Bài :NHỮNG TIẾT NÀY DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 MÔN: ĐẠO ĐỨC (địa phương) 
 Tuần 32: BÀI: GIÚP ĐỠ CÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
 I. Mục tiêu 
 -Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
 -Biết được số lương những người thương binh, liệt sĩ ở địa phương (xã Trung Bình) 
 -Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
 -Học sinh biết làm các công việc phù hợp với bản thân để giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. 
 -Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thươnh binh, gia đình liệt sĩ. 
 II. Chuẩn bị: 
GV: Thông tin viết sẵn ở bảng phụ: Báo cáo số lượng cụ thể của Uỷ ban nhân dân xã Trung Bình về các thương binh và gia đình liệt sĩ.
 + liệt sĩ : 	 : gia đình 
 +Thương binh 	 :	 người cịn sống
 +Tù đày 	 : người
 +Mẹ VNAH 	 :	 mẹ
 +Anh hùng LLVT : người:.
 HS: Phiếu điều tra tìm hiểu và biết được số lượng người thương binh, gia đình liệt sĩ nơi em đang sống; hoạt động đền ơn đáp nghĩa của các em, của gia đình và của địa phương. 
 III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học,giáo viên nhận xét.
 Gọi 2 HS kiểm tra bài” Bảo vệ môi trường”- Tuần 31
 -HS1: Xử lý tình huống: Mẹ em đem bao rác thải định vứt xuống hồ. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -HS2: Em hãy kể tên một số việc đã làm để bảo vệ môi trường?. 
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu bài: Để đất nước Việt Nam trở thành một đất nước hoà bình, độc lập như ngày hôm nay, cha ông ta đã hi sinh biết bao nhiêu xương máu. Chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ? Với bài đạo đức địa phương” Giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ”, có công các em sẽ tìm hiểu để rõ hơn những việc đúng đắn để bản thân mỗi người thể hiện.
 Giáo viên ghi tựa bài
 b) Các hoạt động
*Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS biết được những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc
- GV đưa bảng phụ thông tin báo cáo số lượng cụ thể của UBND xã Trung Bình về các thương binh và gia đình liệt sĩ
GV nêu câu hỏi: 
1.Người thế nào gọi là thương binh?
2.Người thế nào gọi là liệt sĩ?
3.Nêu số lượng thương binh, gia đình liệt sĩ ở xã Trung Bình.
*Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho dân tộc. 
- Bảng thông tin số liệu của thương binh, liệt sĩ của cả xã. Cụ thể ở từng ấp em sống có số lượng TBLS là bao nhiêu, chúng ta sẽ tìm ở hoạt động 2
*Hoạt động 2: Tìm hiểu số lượng người thương binh, gia đình liệt sĩ ở xã, ấp nơi em đang sống (hoạt động nhóm) 
*Mục tiêu: Nắm được số lượng những người thương binh, liệt sĩ ở xã, ấp nơi em đang ở. 
-. GV cho học sinh hoạt động nhóm 4.Học sinh hoạt động theo nhóm Ấp.
Câu hỏi:Thảo luận: Em tìm hiểu số thương binh liệt sĩ ở ấp mình?
* Vậy chúng ta cần phải Làm gì để đền đáp công lao ấy?
*Hoạt động 3:Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương (Hoạt động nhóm đôi)
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ra ý nghĩa về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
GV cho HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi xem ở địa phương, gia đình em và bản thân em đã làm gì để giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ
 -GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở học sinh tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương bằng những việc làm thiết thực của mình
*Hoạt động 4: Trò chơi: DÒNG CHỮ KỲ DIỆU”
GV nêu luật chơi, sau khi nghe gơi ý HS phất cờ để giành quyền trả lời. Nếu nêu đúng dòng chữ thì đội đó thắng. Nếu sai thì quyền trả lời giành cho đội còn lại
-Thành ngữ nói về việc biết ơn đối với ông cha ta. Gồm16 chữ cái
- Đây là một việc làm của tất cả mọi người hiện nay đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Gồm 13 chữ cái
-GV cùng HS nhận xét, tặng đội thắng chiến thắng.
Hỏi: Vậy bản thân em đã làm gì để thể hiện việc đền ơn đáp nghĩa?
GV liên hệ thêm: Các em nên thăm viếng TBLS, tuổi nhỏ thì giúp sức nhỏ. Ngồi việc thăm viếng các gia đình TB, LS các em cần phải thăm hỏi các bà mẹ anh hùng, gia đình có công cách mạng,
	4. Củng cố
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 Kỉ niệm ngày TB, LS vào ngày tháng nào? (27/7/)
-Ở xã em có nghĩa trang liệt sĩ không? Ở ấp nào? (Có nghĩa trang liệt sĩ không ) 
5. Dặn dò nhận xét
-Đạo đức địa phương -Tuần 33
+Lớp ổn định
+Hs trả lời
+Hs nhắc lại
+HS dựa vào bảng thông tin trả lời
1. Người bị thương khi tham gia chiến đấu
2. Người đã hi sinh khi tham gia chiến đấu
3. HS dựa vào bảng thông tin trả lời
-HS làm việc theo nhóm 4. Viết số liệu vào bảng nhóm
- Đại diện 3 nhóm ở 3 ấp lên trình bày
- 1 số HS nêu tên các thương binh, liệt sĩ ở từng ấp:
Ấp Chợ:
Ấp Nh Thờ
Ấp Bưng Lức
Ấp Mỏ Ó
+Hs trả lời
-HS ngồi cùng bàn hoạt động nhóm trao đổi với nhau
- Đại diện nhóm trình bày. 
-HS lớp nhận xét bổ xung: 
+Tổ chức ngày kỉ niệm TBLS.
+Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.
+Thăm viếng các gia đình TBLS
 -HS được chia thành 2 đội: 
+UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
+ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
- Đội Cờ Đỏ và đội Sao Vàng, mỗi đội có cờ nhỏ để phát giành quyền trả lời.
-HS nêu:
-HS nêu: 
 Tuần: 33
Tiết:33
Ngày dạy: / /2019
 MÔN: ĐẠO ĐỨC (địa phương) 
 BÀI: GIÚP ĐỠ CÁC THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ(TT)
I. Mục tiêu 
 -Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
 -Biết được số lương những người thương binh, liệt sĩ ở địa phương (xã Trung Bình) 
 -Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
 -Học sinh biết làm các công việc phù hợp với bản thân để giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. 
 -Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. 
 II. Chuẩn bị: 
 GV: Chuẩn bị bảng phụ ( để ghi bảng )
 HS: chuẩn bị số liệu đã sưu tầm được.
 III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học,giáo viên nhận xét.
 - Gọi 2 HS kiểm tra bài” Giáo viên hỏi lại nội dung bài đạo đức địa phương.
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
- Để đất nước Việt Nam trở thành một đất nước hoà bình, độc lập như ngày hôm nay, cha ông ta đã hi sinh biết bao nhiêu xương máu. Chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ? Với bài đạo đức địa phương” Giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ”, có công các em sẽ tìm hiểu để rõ hơn những việc đúng đắn để bản thân mỗi người thể hiện.(TT)
 Gv ghi tự bài
 b) Các hoạt động
*Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS về nhà sưu tầm được các gia đình thương binh liệt sĩ.
 Từng nhóm báo cáo về nhà sưu tầm được gia đình thương binh liệt sĩ.
 GV nhận xét nhóm báo cáo
*Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho dân tộc. 
 Giáo viên có thể cung cấp thêm về gia đình thương binh liệt sĩ ở xã mình để cho hs hiểu rõ hơn
*Hoạt động 2: Tìm hiểu số lượng người thương binh, gia đình liệt sĩ ở xã, ấp nơi em đang sống (hoạt động nhóm) 
*Mục tiêu: Nắm được số lượng những người thương binh, liệt sĩ ở xã, ấp nơi em đang ở. 
- GV cho học sinh hoạt động nhóm 4.Học sinh hoạt động theo nhóm Ấp.
Câu hỏi:Thảo luận: Em hãy tìm hiểu số thương binh liệt sĩ ở ấp mình?
* Vậy chúng ta cần phải làm gì để đền đáp công lao ấy?
*Hoạt động 3:Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương (Hoạt động nhóm đôi)
*Mục tiêu: Gip học sinh hiểu ra ý nghĩa về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
 GV cho HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi xem ở địa phương, gia đình em và bản thân em đã làm gì để giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ
-GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở học sinh tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương bằng những việc làm thiết thực của mình
-GV cùng HS nhận xét, tặng đội chiến thắng. 
 Hỏi: Vậy bản thân em đã làm gì để thể hiện việc đền ơn đáp nghĩa?
GV liên hệ thêm: Các em nên thăm viếng TBLS, tuổi nhỏ thì góp sức nhỏ. Ngồi việc thăm viếng các gia đình TB, LS cc em cần phải thăm hỏi các bà mẹ anh hùng, gia đình có công cách mạng,
 4. Củng cố.
 Hôm nay chúng ta học đạo đức bài gì ?
 Kỉ niệm ngày TB, LS vào ngày tháng nào? (27/7/)
-Ở xã em có nghĩa trang liệt sĩ không? Ở ấp nào? (Có nghĩa trang liệt sĩ không ) 
5. Dặn dò nhận xét
-Đạo đức địa phương -Tuần 34
+Lớp ổn định
 +Hs trả lời
+Hs nhắc lại
+HS làm việc theo nhóm 4. Viết số liệu vào bảng nhân
+Đại diện 3 nhóm ở 3 ấp lên trình bày 
+1 số HS nêu tên các thương binh, liệt sĩ ở từng ấp:
Ấp Chợ:
Ấp Nh Thờ
Ấp Bưng Lức
Ấp Mỏ Ó
+HS ngồi cùng bàn hoạt động nhóm trao đổi với nhau
+Hs thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. 
-HS lớp nhận xét bổ xung: 
+Tổ chức ngày kỉ niệm TBLS.
+Tu sửa nghĩa trang liệt sĩ.
+Thăm viếng các gia đình TBLS
+Hs trả lời
+HS được chia thành 2 đội: 
- Đội Cờ Đỏ và đội Sao Vàng, mỗi đội có cờ nhỏ để phát giành quyền trả lời.
+Hs trả lời
+Hs trả lời
+Hs nêu
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc