Giáo án Đạo đức 3 kì 1

Giáo án Đạo đức 3 kì 1

TIẾT ĐẠO ĐỨC

BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

1. HS biết:

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc.

- Biết được tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhivà tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2. HS hiểuvà thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Vở bài tập Đạo đức.

- Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ 
I. MỤC TIÊU:
1. HS biết:
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc.
Biết được tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhivà tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. HS hiểuvà thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Vở bài tập Đạo đức.
Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
Ghi chú
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu
Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác.
- GV kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác
- GV kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi
Hoạt động 3: - Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Dặn dò: ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi.
- Thảo luận lớp:
+ Em còn biết gì thêm về Bác Hồ? 
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- HS thảo luận
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Các nhóm thảo luận.
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
1. HS biết:
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc.
Biết được tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhivà tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. HS hiểuvà thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Vở bài tập Đạo đức.
Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
Ghi chú
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: 
- GV giúp HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- GV khen những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
Hoạt động 2:
- GV khen những HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay.
Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên
- GV: Kính yêu và biết ơn Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
- HS tự liên hệ theo từng cặp
- HS trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ.
- HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
- HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên.
- Các câu hỏi:
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
- Cả lớp cùng đọc đồng thanh câu thơ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: GIỮ LỜI HỨA( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
2. HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
Ghi chú
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc.
- GV kể chuyện (vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh).
- GV kết luận: Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- GV chia lớp thành các nhóm.
GV kết luận: 
- Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn.
- Tình huống 2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn
Hoạt động 3: Tự liên hệ
- BT3: Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? 
- 1- 2 HS kể hoặc đọc lại truyện
- Thảo luận cả lớp:
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
Tình huống 1: BT 2.
- Theo em, bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó?
- Nếu là Tân, em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Tình huống 2: BT 2.
- Các nhóm thảo luận.
- Thảo luận cả lớp:
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao?
- HS tự liên hệ.
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: GIỮ LỜI HỨA( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
2. HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1 : Phiếu bài tập :(12 phút)
-GV treo bảng phụ có ghi bài tập .
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập .
-GV phát phiếu bài tập yêu cầu học sinh làm 
- 1 HS lên bảng làm bài .
Bài tập :
* Hãy ghi vào ô o chữ Đ trước những hành vi đúng ,chữ S trước những hành vi không biết giữ lời hứa .
o a). Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về.Đến giờ hẹn ,Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui .
o b). Giờ sinh hoạt lớp tuần trước , Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học .Cường tỏ ra hối hận , hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp học .
o c). Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Quy học xong thì trên ti vi có phim hoạt hình .Thế là Quy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình.
o d). Tú hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Dung, con chú hàng xóm. Và em đã dành cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc diều . Đến chiều, Tú mang diều sang cho bé Dung . Bé mừng rỡ cảm ơn anh Tú .
*Kết luận:Các việc làm a,d là giữ đúng lời hứa.
-Các việc làm b, c là không giữ lời hứa .
Hoạt động 2: Thảo luận :(8 phút)
-GV cho HS thảo luận nhóm bàn . Các nhóm tự phân vai để xử lý các tình huống : 
Em đã hứa cùng bạn làm việc gì đó , nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai :(ví dụ : hái trộm quả trong vườn nhà khác , đi tắm sông, ) Khi đó em sẽ làm gì ?
-Yêu cầu các nhóm lên đóng vai .
-GV nhận xét và tuyên dương .
-GV nêu câu hỏi tình huống .
-Yêu cầu HS trả lời .
H: Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừøa trình bày không ? Tại sao ?
H: Theo em , có cách giải quyết nào tốt hơn không ?
*GV chốt ý :Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.(8 phút)
-GV treo bảng phụ ghi các ý kiến .Yêu cầu 1 HS đọc .
-GV nêu câu hỏi . Yêu cầu HS trả lời và giải thích .
Em có tán thành các ý kiến dưới đây không ? Tại sao ?
a) Không nên hứùa hẹn với ai bất cứ điều gì ?
b) Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được 
c) Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không thì không quan trọng .
d) Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, tôn trọng .
đ) Cần xin lỗi và giải thích rõ lý do khi không thể thực hiện được lời hứa .
e) Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi .
3.GV kết luận .
-Đồng tình với các ý kiến b, d ,đ.
-Không đồng tình với các ý kiến a, c,e. 4.Củng cố ,Dặn dò:(1-2 )
-3 HS đọc câu ca dao . Giáo dục HS .
-Về nhà sưu tầm và trao đổi với các bạn trong lớp về câu chuyện hoặc tấm gương biết giữ lời hứa.
-Học sinh theo dõi .
-2 HS đọc bài tập trên bảng phụ .
-1 em lên bảng làm .Cả lớp làm vào phiếu bài tập .
-HS thảo luận nhóm bàn .
-Đại diện một số nhóm lên đóng vai .Các nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm đóng hay nhất .
-HS theo dõi .
-HS trả lời .
-1 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS theo dõi .
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. MỤC TIÊU: 
1. HS hiểu:
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
-Nêu được ich lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
2. HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà....
3. HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Vở bài tập Đạo đức 3.
2. Tranh minh hoạ tình huống (hoạt động 1, tiết 1).
3. Một số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai (hoạt động 2, tiết 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Bài cũ: (1-2’)Giữ lời hứa.
H.Thế nào là giữ lời hứa?
H. Vì sao phải giữ lời hứa?
H. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
2/ Bài mới: (25-28’)Giới thiệu bài, ghi đề, 1 HS nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
*Cách tiến hành:
-GV nêu tình huống.
-Gặp bài toán khó, loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, an đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
Nếu là Đai, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
-YC HS tìm cách giải quyết.
-GV kết luận:Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
*Mục tiêu :HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
*Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau:
-Điền những từ: Tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a)Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của  ... àm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
3. HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sỹở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Phiếu giao việc hoặc bảng phụ dùng cho hoạt động 2, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Khởi động 
Hoạt đông 1 : Phân tích truyện 
Cách tiến hành : 
- GV kể chuyện : Một chuyên đi bổ ích 
- Đàm thoại : 
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ? 
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ? 
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào với các thương binh, liệt sĩ ? 
- GV kết luận : Thương binh, liệt sÜ là những người hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ . 
Hoạt động 2 . Thảo luận nhóm 
Cách tiến hành :
Chia nhóm -giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và nhận xét các việc làm sau :
a) Nhân ngày 27 tháng 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sỹ . 
b) Chào hỏi lễ phép các chú thương binh 
c) Thăm hỏi, giúp dỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
d) Cười đùa, làm những việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường . 
Kết luận : Các việc a, b, c là những việc nên làm ; việc d không nên làm . 
Hướng dẫn thực hành :
- Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương .
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sĩ thiếu nhi như: Trần Quốc Toản, Lý tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng 
- HS hát bài “ Em nhớ các anh” nhạc và lời của Trần ngọc Thành 
- HS đàm thoại theo câu hỏi :
- Các nhóm TL
-Thảo luận lớp : Đại diện mỗi nhóm báo cáo .
- HS các nhóm khác nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày , các nhóm khác bổ sung – nhận xét .
* HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ. 
Lớp lắng nghe.
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ( TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU:
1. HS hiểu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
2. HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
3. HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sỹở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Phiếu giao việc hoặc bảng phụ dùng cho hoạt động 2, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Khởi động 
Hoạt đông 1 : Phân tích truyện 
Cách tiến hành : 
- GV kể chuyện : Một chuyên đi bổ ích 
- Đàm thoại : 
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ? 
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ? 
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào với các thương binh, liệt sĩ ? 
- GV kết luận : Thương binh, liệt sÜ là những người hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ . 
Hoạt động 2 . Thảo luận nhóm 
Cách tiến hành :
Chia nhóm -giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và nhận xét các việc làm sau :
a) Nhân ngày 27 tháng 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sỹ . 
b) Chào hỏi lễ phép các chú thương binh .
c) Thăm hỏi, giúp dỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
d) Cười đùa, làm những việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường . 
Kết luận : Các việc a, b, c là những việc nên làm ; việc d không nên làm . 
Hướng dẫn thực hành :
- Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương .
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đặc biệt là của các anh hùng, liệt sĩ thiếu nhi như: Trần Quốc Toản, Lý tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng 
- HS hát bài “ Em nhớ các anh” nhạc và lời của Trần ngọc Thành 
- HS đàm thoại theo câu hỏi :
- Các nhóm TL
-Thảo luận lớp : Đại diện mỗi nhóm báo cáo .
- HS các nhóm khác nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày , các nhóm khác bổ sung – nhận xét .
* HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ. 
Lớp lắng nghe.
TIẾT ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I MỤC TIÊU 
- Củng cố về những kiến thức và những kĩ năng học từ bài 1 đến bài 8.
- HS biết liên hệ thực tế và thực hiện các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học thông qua các bài tập tình huống cụ thể. 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ và phiếu bài tập
III CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 
 Khởi động: HS hát bài: “ Em nhớ các anh ” nhạc và lời của Trần Ngọc Thành.
 1. Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống nội dung các bài học. ( 15 – 17 phút )
a. Mục tiêu: Củng cố, ôn tập về những kiến thức và những kĩ năng học từ bài 1 - bài 8.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã học.
- GV treo các câu hỏi trên bảng phụ HS thảo luận nhóm đôi trong 8 phút.
- Nội dung câu hỏi:
1. Tình cảm của bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
2. Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao phải giữ lời hứa?
3. Thế nào là tự làm lấy công việc của mình? Tự liên hệ bản thân.
4. Vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà, anh chị em?
Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ cùng nhau?
Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
Thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
Thế nào là thương binh, liệt sĩ? Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ? 
- HS thảo luận trên lớp.
c. Kết luận: Chốt kiến thức trọng tâm của mỗi bài học.
 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. ( 10 – 12 phút )
a. Mục tiêu: HS phân biệt hành vi.
b. Cách tiến hành: GV phát phiếu bài tập – HS tiến hành làm bài tập trong 5 phút.
Em hãy điền Đ vào câu có hành vi đúng, điền S vào câu có hành vi sai.
1. Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ là việc làm của người lớn. 
2. Chào hỏi lễ phép khi gặp người hàng xóm.
3. Tham gia việc trường, việc lớp mang lại niềm vui cho em.
4. Niềm vui, nỗi buồn là việc riêng của mỗi người, không nên chia sẻ cùng ai.
5. Quan tâm, chăm sóc người thân là quyền và bổn phận của mỗi người.
6. Mỗi người tự làm lấy việc của mình, không nên giúp đỡ người khác.
GV gọi HS chữa bài.
 * Kết luận: Các hành vi việc làm đúng: 2, 3, 5.
Củng cố dặn dò: Ôn tập các bài đã học, chuẩn bị bài sau.
TIẾT ĐẠO ĐỨC
BÀI 9: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. HS biết được:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
3. HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
NỘI DUNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
 Khởi động 
Hoạt đông 1 : Phân tích thông tin 
Cách tiến hành : 
-Chia nhóm : Phát cho mỗi nhóm một vài bứa ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. 
- Thảo luận nhóm đôi tìm nội dung ý nghĩa của các hoạt động đó.
-Trình bày
* Kết luận :Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới ; thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng chính là quyền trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. 
 Hoạt động 2 . Du lịch thế giới .
Cách tiến hành :
GV hướng dẫn các em đóng vai trẻ em của một nước Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của một số dân tộc đó, cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
 GV kết luận : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điêù kiện sống  nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.  
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
Cách tiến hành : 
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, 
 * Kết luận : Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia hoạt động :
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế .
- Tìm hiểu về cuộc sống, học tập của thiếu nhi các nước khác .
- Tham gia các cuộc giao lưu .
- Viết thư, gửi ảnh, gửi quà cho các bạn.
- Lấy chữ kí, quyên góp ủng hộ thiếu nhi các nước châu Á đang bị sóng thần cuối tháng 12 năm 2004 và thiếu nhi các nước có chiến tranh I-rắc  
Hướng dẫn thực hành :
- Hoạt động các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, bài báo, về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .
- Vẽ tranh, làm thơ,  về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế 
Hát bài Liên hoan thiếu nhi thế giới 
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp : HS nêu .
- Các nhóm đóng vai trẻ em của một nước Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của một số dân tộc đó, cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Lớp lắng nghe.
- HS các nhóm thảo luận 
- HS tự liên hệ về lớp mình, trường mình hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc 3 ki 1 CMK.doc