Giáo án Đạo đức 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Đạo đức 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Đạo Đức

Kính yêu Bác Hồ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Học sinh ghi nhớ

+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.

+ Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.

2. Thái độ:

+ Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

+ Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi đã làm tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi chưa thực hiện được điều đó.

3. Hành vi:

+ Luôn luôn rèn luyện và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.

 

doc 57 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1&2
Thứ hai , ngày 4 tháng 9 năm 200
Đạo Đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh ghi nhớ
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
+ Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.
2. Thái độ:
+ Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
+ Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi đã làm tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”. Không đồng tình với những bạn thiếu nhi chưa thực hiện được điều đó.
3. Hành vi:
+ Luôn luôn rèn luyện và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
+ Năm điều bác Hồ dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS nhớ được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, cĩ cơng lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Ghi nhớ tình cảm của thiếu nhi và Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2, vở bài tập đạo đức, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
 + Giáo viên thu kết quả thảo luận.
+ Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
+ Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về bác theo những câu hỏi gợi ý sau:
1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
2. Quê Bác ở đâu?
3. Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
4. Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta?
5. Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Câu trả lời đúng:
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm phủ chủ tịch.
Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ chủ tịch.
Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
+ Các nhóm chú ý lắng nghe, bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.
+ 3à4 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, bổ sung.
+ Kết luận
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/05/1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời hoạt động CM của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba, Ông Ké ...
Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu.
Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với bác”
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lịng kính yêu Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
+ Ycầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1. Qua câu chuyện, em cảm thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
2. Em cảm thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.
+ Học sinh cả lớp chú ý lắng nghe. Gọi 1 học sinh đọc lại truyện.
+ 3 à 4 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời đúng:
1. Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ, điều này được thể hiện ở chi tiết: Khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
2. Bác Hồ cũng rất yêu quí các cháu thiếu nhi, Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu ...
+ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi.
Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Hỏi: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?
 + Những ai đã thực hiện được theo 5 điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?
+ Nhận xét tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh ngoan như thế.
+ Thảo luận cặp đôi.
+ 2 à 3 đôi dọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.
+ Chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học đúng giờ ...
+ Dành cho thiếu nhi.
+ 2à3 học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
+ 3à4 học sinh trả lời.
+Lớp chú ý lắng nghe.
Thứ hai , ngày 11 tháng 9 năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS có ý hướng phấn đấu để rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình: đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích lý do.
+ Thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Sử lý tình huống.
Mục tiêu: HS tự nhận xét về sự hiểu biết của mình về 5 điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành:
¨ Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
¨ Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
¨ Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
¨ Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
¨ Ai cũng kính yêu bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Thi hái hoa dân chủ
Mục tiêu: HS biết thêm thông tin về Bác Hồ về gia đình và thân thế, sự nghiệp của Bác.
Cách tiến hành:
Vòng 1. Các đội lựa chọn các câu trả lời đúng bằng cách lựa chọn A,B,C,D. Đúng được 1 điểm, sai không được điểm.
1. Trong các tên gọi sau, tên gọi nào là của Bác Hồ?
A. Nguyễn Sinh Sắc. C. Nguyễn Sinh Khiêm.
B. Nguyễn Sinh Cung. D. Nguyễn Sinh Tư.
2. Tên nào sau đây không phải tên gọi của bác?
A. Nguyễn Tất Thành. C. Nguyễn Văn Tư.
B. Nguyễn Ái Quốc. D. Hồ Chí Minh.
3. Bác Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào năm nào?
A. 1954. C. 1950.
B. 1945. D. 1956.
4. Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường nào?
A. Hà Nội. C. Ba Đình.
B. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Quảng trường Cách mạng tháng 8.
5. Tìm cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ chấm trong câu:
 “ ......................... đều kính yêu bác Hồ”.
A. Thiếu nhi. C. Các chiến sĩ bộ đội.
B. Các Ông, bà già. D. Mọi người dân Việt Nam.
Vòng 2. Bốc thăm và trả lời câu hỏi. (mỗi đội được bốc thăm một lần)
Bác Hồ sinh vào năm nào và ở đâu?
Tại sao Bác lại mang nhiều tên và hãy kể 5 tên gọi khác nhau của Bác.
Bác đã có công như thế nào với dân tộc Việt Nam?
Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các cháu thiếu nhi?
Vòng 3. Hát, múa, kể chuyện bác Hồ.
Mỗi đội cử đại diện để tham dự (Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho các đội).
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 3&4
Thứ , ngày tháng năm 200
Đạo Đức
 GIỮ LỜI HỨA.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác.
+ Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác.
2. Thái độ:
+ Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa.
3. Hành vi:
+ Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Câu chuyện “Chiếc vòng bạc – trích trong tập Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất”.
+ 4 bộ thẻ xanh đỏ.
+ 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiếât 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
+ Giới thiệu: “Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồđối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với bác. Hôm nay, qua câu chuyện :Chiếc vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính khác của Bác, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta”.
+ Giáo viên kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
+ Yêu cầu 1à 2 học sinh kể hoặc đọc lại.
+Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
2. Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác?
3. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
+ Yêu cầu học sin ... hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khỏe cuộc sống của chúng ta.
+ Chia nhòm, nhận 4 tờ báo cáo. Học sinh lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm (ý nào trùng rồi thì thôi không viết lại).
+ Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho giáo viên.
+ Dưa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.
+ Vài học sinh trả lời.
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận tim cách xử lý tình huống và sắm vai thể hiện.
 Tình huống 1. Em và nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bỗ Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuông1 sông cho nó trôi bập bềnh, Nam còn nói: “Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo”. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
 Tình huống 2. Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: “Oâi dào, nước này chẳng cạn được dâu, cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
+ Yêu cầu học sinh trình bày cách xử lý.
Kết luận: Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện bảo vệ nguồn nước.
 Nước là một trong những nguồn sống của chúng ta, vì thế tiết kiệm và bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên trái đất.
+ Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp.
Tình huống 1. Em giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt, em sẽ cùng Nam vớt hộp đó lên và vứt vào thùng rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam).
Tình huống 2. Em sẽ dừng lại xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ, nếu nhỏ tạm thời em nhờ người khác bịt lại rồi đi báo người thợ sửa chữa, hoặc em có thể nhờ người khác ngay. Em sẽ giải thích cho bạn An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước để bạn cùng thực hiện.
+ Một vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Tuần 30 & 31
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo Đức
 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
2. Thái độ:
+ Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Đồng tình ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3. Hành vi:
+ Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Giấy khổ to, bút dạ, tranh ảnh.
+ Phiếu thảo luận nhóm, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi:
1. Trong tranh, các bạn nhỏ đang làm gì?
2. Làm như vậy có tác dụng gì?
3. Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người.
4. Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
Kết luận: 
+ các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
+ Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khỏe.
+ Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
+ Học sinh chia thành các nhóm, nhận các tranh vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
à Tranh 1. Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây trồng. Tranh 2. Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn, được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn. Tranh 3. Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khỏe mạnh, cứng cáp. Tranh 4. Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
+ Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Họat động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên tronfg nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồ nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật/cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với cây trồng, vật nuôi. Ý kiến của các thành viên được ghi vào bản báo cáo.
+ Học sinh chia thành nhóm thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm.
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ cây
+ Yêu cầu các nhóm dán báo cáo của nhóm mình lên bảng theo 2 nhóm.
- Nhóm 1: Cây trồng.
- Nhóm 2: vật nuôi.
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
+ Rút ra các kết luận:
+ Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
+ Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo, dễ chết, vật nuôi gầy gò, dễ bệnh tật.
+ các nhóm dán báo cáo lên bảng.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Hướng dẫn thực hành
 Yêu cầu học sinh về nhà quan sát và thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ghi chép lại những việc em đã làm theo mẫu sau:
1. Nhà em có vật nuôi ..................
2. Những việc em, gia đình em đã làm để chăm sóc con vật đó là ..........................
3. Nhà em có cây trồng .....................
4. Những việc em, gia đình em đã làm để chăm sóc cây trồng đó là ..........................
Tiết 2
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra.
+ Thu các phiếu điều tra của học sinh, yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra.
+Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
2. Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó có tác dụng gì?
3. Ngược lại, nếu không chăm sóc cây trồng, vật nuôi sẽ như thế nào?
+ Nộp phiếu điều tra cho giáo viên. Một số học sinh trình bày lại kết quả điều tra.
à Nhà em có nuôi ..... và trồng cây ..... để ...... hoặc làm gì?
à Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh tránh bị bệnh.
à Nếy không, cây trồng, vật nuôi dễ mắc bệnh, chậm lớn.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câi 1 và xử lý tình huống ở câu 2.
Câu 1. Viết chữ T vào ô ¨ trước ý kiến em tán thành, viết chữ K vào ô ¨ trước ý kiến em không tán thành.
¨ cần chăn sóc và bảo vệ các con vật của gia đình mình.
¨ Chỉ cần chăn sóc những loại cây do con người trồng.
¨ Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng
¨ Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được.
¨ Cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục.
Câu 2. Nhà bạn Dũng nuôi được mấy chú gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì, vì sao?
Kết luận:
+ Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi.
+ Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên liên tục mới có hiệu quả.
+ Chia nhóm. Thảo luận và trả lời câu hỏi 1&2.
à K.
à K.
à T.
à K.
à T.
à Em sẽ rào vườn lại, hoặc rào luống rau lại để gà không vào đó mổ rau. Thường xuyên tưới nước cho luống cải, chăm sóc cho cải chóng lớn. Cho gà ăn và chăm sóc chúng.
+ Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống.
+ Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận xử lý các tình huống sau.
+ Tình huống 1. Hai bạn Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau. Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu, Đào liền nhanh nhẹn ngắt hết những chiếc lá có sâu và vứt sang chỗ khác ở xung quanh. Nếu em là Lan, em sẽ nói gì với Đào?
+ Tình huống 2. Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ Minh đem chôn hết gà đi và giấu diếm không cho mọi người biết gà nhà mình bị dịch cúm. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với mẹ để tránh lây dịch cúm gà?
+ Theo dõi nhận xét cách xử lý của các nhóm.
Kết luận chung: vật nuôi, cây trồng có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi một cách thường xuyên.
+ Nhận xét và kết thúc tiết học.
+ Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống và phân vai thể hiện.
à Em sẽ nhắc Đào để gọn những lá lúa có sâu vào một chỗ rồi đem về nhà giết đi, nếu vứt lung tung, sâu sẽ lây sang nhà khác. Sau đó sẽ nói với bố mẹ phun thuốc trừ sâu.
à Em sẽ nói với mẹ làm sạch chuồng gà, cho gà uống phòng bệnh, chôn thật kĩ gà chết và báo với nhhân viên thú y để có cách phòng dịch bệnh.
 Một vài nhóm sắm vai thể hiện tình huống 1 & 2.
+ các nhóm khác theo dõi bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Dao Duc.doc