2/Khám phá.
* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình
* Mục tiêu:
- HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm
chăm sóc ông bà, cha mẹ đã giành cho mình.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, họp tác.
* Cách tiến hành:
- YC HS hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào.
- GV mời một số Hs kể trước lớp.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em?
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
- Gv khen, tuyên dương hs trả lời đúng.
- Gv kết luận: Trẻ em có quyền có gia đình và được mọi người trong gia đình yêu thương chăm sóc. Cần thông cảm và giúp đỡ với những bạn nhỏ sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của gia đình.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 3 BÀI 4. QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM. (Thời lượng 02 tiết) I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh: Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm. Năng lực điều chỉnh hành vi. Các yêu cầu cần đạt: Nhận biết được sự biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc công bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. - Thực hiện được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. . - Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ yêu thương đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị em; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: VBT Đạo đức 3; tranh ảnh; phiếu giao việc; các bài hát (Cả nhà thương nhau của Phan Văn Minh; máy vi tính, máy chiếu) - Học sinh: VBT Đạo đức 3; tranh ảnh người thân trong gia đình; các tấm bìa nhỏ màu xanh, màu đỏ, màu trắng; bài hát, bài thơ, câu chuyện về chủ đề gia đình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/Khởi động: - GV tổ chức cho hs cả lớp hát bài hát: Cả nhà thương nhau nhạc và lời của Phan Văn Minh. - GV nêu câu hỏi: Bài hát nói lên điều gì ? - GV nêu câu hỏi: Bài hát nói lên điều gì ? - HS phát biểu ý kiến. - GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình mình như thế nào? Trong tiết học Đạo đức hôm nay thầy trò chung ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó nhé. - GV ghi tựa bài: BÀI 4. QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM. 2/Khám phá. * Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình * Mục tiêu: - HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ đã giành cho mình. - HS được phát triển năng lực giao tiếp, họp tác. * Cách tiến hành: - YC HS hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào. - HS thảo luận nhóm - GV mời một số Hs kể trước lớp. 3 - 4 hs kể - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em? - HS thảo luận cả lớp và vài em trình bày. + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? - Gv khen, tuyên dương hs trả lời đúng. - Gv kết luận: Trẻ em có quyền có gia đình và được mọi người trong gia đình yêu thương chăm sóc. Cần thông cảm và giúp đỡ với những bạn nhỏ sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của gia đình. *Hoạt động 2. Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cách tiến hành: - GV giới thiệu và kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” Chiếu tranh minh họa lên bảng lớp. - HS lắng nghe. - GV Nêu câu hỏi Hs thảo luận nhóm: + Chị em Ly làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ + Vì sao mẹ Ly nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất? - Mời đại diện Hs trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV khen hs có câu trả lời đúng. - Gv kết luận: + Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. + Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình. *Hoạt đông 3. Đánh giá hành vi Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiển sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chi em. Cách tiến hành: - GV chia nhóm, Phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống a,b,c,d,đ (SGK trang 15,16) - GV chiếu các tranh này lên bảng lớp - Hs thảo luận nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Mỗi nhóm trình bày một ý kiến nhận xét về một trường hợp. – HS nhóm khác nhận xét cùng chia sẻ. - GV nhận xét tuyên dương. - GV kết luận: + Việc làm của các tình huống a, c, đ là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. + Việc làm trong tình huống b, d là chưa quan tâm đến bà và đến em nhỏ. *Hoạt động 4: Sư tầm tranh ảnh. Hs biết quan tâm, giúp đỡ những người thân trong gia đình và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện,.về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình. 3/Thực hành: *Hoạt động 1: Xử lí tình huống và đống vai. Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể. Cách tiến hành: - Gv chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống (BT4 – trang 16, 17) - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Gv mời các nhóm lần lược lên đóng vai. - Hs lên đóng vai. - Nhận xét tuyên dương. - Gv yêu cầu thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật. - Lớp thảo luận - GV mời đại diện hs trình bày – nhận xét tuyên dương. - Hs trình bày - GV kết luận: + Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại. + Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: - củng cố để hs hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học. - HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sai. Cách tiến hành: - GV nêu ý kiến, Hs suy nghĩ bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu: + Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc. + Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc. + Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Thảo luận nhóm giải thích tại sao em tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó. - Mời hs đại diện nhóm trình bày - Nhận xét tuyên dương - GV kết luận: + Các ý a,c là đùng. + Ý kiến b là sai. - Đại diện nhóm trình bày *Hoạt động 3: Giới thiệu tranh Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs được bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs giới thiệu với bạn bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em - GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - HS đại diện trình bày – Lớp nhận xét tuyên dương. - GV kết luận: Đây là những món quà rất có ý nghĩa vì đó là tình cảm của các em đối với người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người trong gia đình em sẽ rất vui khi nhận được những món quà này. 4/ Vận dụng: Mục tiêu: - HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS kể trước lớp. - GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đối với ông bà, cha mẹ. Vận dụng trong giờ học: Tập nói lời lễ độ - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tập nói những lời lễ độ với ông bà, cha mẹ. Ví dụ như: chào hỏi ông bà, cha mẹ; xin phép ông bà, cha mẹ khi muốn làm một việc gì đó;. . . - Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ. - GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV nhắc nhở HS khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ nên dùng những lời lẽ thể hiện sự lễ độ. Vận dụng sau giờ học: GV dặn dò HS thực hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi: + Ông bà, cha mẹ ốm, mệt. + Ông bà, cha mẹ bận việc. + Ông bà, cha mẹ vừa đi xa về. - Thực hiện, quan sát, nhận xét. 5/Tổng kết - GV nêu câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau khi học bài này? - GV tóm tắt lại những nội dung chính cúa bài học. - GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 17./. - HS trả lời.
Tài liệu đính kèm: