* Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài “Tôn trọng đám tang”.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Bức thư may mắn”.
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi có trong các bức thư, trong mỗi bức thư có chứa yêu cầu sau:
+ Vì sao cần tôn trọng đám tang? (Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ)
+ Em có tán thành ý kiến “Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết” hay không? Vì sao?
+ Các biểu hiện của việc tôn trọng đám tang là: (Hoạt động cả lớp)
A. Nhường đường; cười đùa; bóp còi xe xin đường.
B. Ngả mũ, nón; cúi đầu; nhường đường.
C. Luồn lách, vượt lên trước; ngả mũ, nón; chạy theo xem, chỉ trỏ.
D. Cúi đầu; bóp còi xe xin đường; ngả mũ, nón.
+ Bức thư may mắn.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài: “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: Học sinh nêu lên được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- GV gọi HS đọc tình huống.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1) Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THỊ QUYÊN Giáo sinh thực hiện: TRẦN THỊ HƯỜNG I. Mục tiêu cần đạt Sau khi học xong bài học, Hs có thể: - Nêu lên được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Tự nhận xét, đánh giá được hành vi của bản thân và hành vi của người khác về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; xử lí được các tình huống liên quan đến việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm của học sinh trong việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong việc thể hiện được những lời nói và hành động tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; phát triển năng lực điều chỉnh hành vi qua việc thực hiện được những việc làm thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II. Chuẩn bị - GV: Bài giảng power point, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài “Tôn trọng đám tang”. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Bức thư may mắn”. - Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi có trong các bức thư, trong mỗi bức thư có chứa yêu cầu sau: + Vì sao cần tôn trọng đám tang? (Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ) + Em có tán thành ý kiến “Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết” hay không? Vì sao? + Các biểu hiện của việc tôn trọng đám tang là: (Hoạt động cả lớp) A. Nhường đường; cười đùa; bóp còi xe xin đường. B. Ngả mũ, nón; cúi đầu; nhường đường. C. Luồn lách, vượt lên trước; ngả mũ, nón; chạy theo xem, chỉ trỏ. D. Cúi đầu; bóp còi xe xin đường; ngả mũ, nón. + Bức thư may mắn. - Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài: “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”. 2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống * Mục tiêu: Học sinh nêu lên được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - GV gọi HS đọc tình huống. - Gv hỏi: + “Trong tình huống có những nhân vật nào?” (Nam, Minh và bác đưa thư) + “Nam và Minh đang làm gì ở nhà?” (học nhóm) + “Khi đang học nhóm thì có gì xảy ra?” (có bác đưa thứ ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà ông đi vắng). + “Khi nhận được thư, Nam đã nói với Minh điều gì?” (Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi). - Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm 4 trong vòng 3 phút cùng thảo luận với nhau: “Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?” và cùng nhau sắm vai để giải quyết tình huống. - Hs các nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết rồi phân vai dựng lại tình huống (gồm: dẫn truyện, bác đưa thư, Nam và Minh). - Gv gọi 2 nhóm lên trình bày bài làm của nhóm qua hoạt động sắm vai. - Gv ghi nhận lại các cách giải quyết của Hs lên bảng. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, hỏi: + Trong những cách giải quyết của các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất? + Nếu Minh nghe theo lời Nam bóc thư ra xem thì ông Tư sẽ nghĩ gì về hai bạn? (Ông Tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép). + Với thư từ, tài sản của người khác chúng ta cần làm gì? (Với thư từ, tài sản của người khác chúng ta không được tự tiện xem). - GV kết luận: + Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. + Với thư từ, tài sản của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn và không xem trộm. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Gấu con du lịch” * Mục tiêu: - HS nêu lên được vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Học sinh có khả năng tự nhận xét, đánh giá được hành vi của người khác về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Bài tập a - GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập a. - GV tổ chức cho học sinh làm bài tập a vào sách giáo khoa, 1 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ và báo cáo kết quả. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. - Gv gọi 2 Hs đọc lại nội dung vừa hoàn thành. Bài tập b - GV gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập b. - Gv tổ chức cho Hs làm bài tập vào SGK trong vòng 2 phút. - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Gấu con du lịch”. Trong lúc gấu con đi du lịch gặp phải các chướng ngại vật. Để giúp gấu con vượt qua được các chướng ngại vật, Hs phải nhận xét được hành vi có trong chướng ngại vật đó nên làm hay không nên làm và vì sao. - Hs và Gv nhận xét. - Gv kết luận: Các hành động nên làm để tôn trọng thư từ tài sản của người khác là: + Giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi mượn sách vở, đồ dùng của người khác. + Xin phép, hỏi mượn khi muốn sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác. + Nhận dùm thư khi hàng xóm đi vắng. - GV hỏi học sinh: • Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là không làm những việc xâm phạm đến thư từ, tài sản của họ như: bóc thư, xem thư, tự ý sử dụng mà chưa được cho phép, ) • Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (Cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác vì đó là tài sản riêng của họ.Tự ý xem, sử dụng chúng là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật.) • Chúng ta nên và không nên làm gì đối với thư từ, tài sản của người khác? (Nên: giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi người khác cho mượn, hỏi mượn khi cần, Không nên: Tự ý sử dụng khi chưa được phép, xem trộm nhật kí,) - GV kết luận: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tùy ý xem thư từ, sử dụng tài sản của người khác là thiếu tự trọng và vi phạm pháp luật. - Gọi 1 – 2 học sinh nhắc lại nội dung bài 4. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế * Mục tiêu: Học sinh có khả năng tự nhận xét, đánh giá được hành vi của bản thân. - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau trong vòng 3 phút theo câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa? + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì? Của ai? + Việc đó xảy ra như thế nào? - Mời HS báo cáo, những em khác có thể hỏi nhóm bạn để làm rõ điều mình quan tâm. - GV tổng kết, khen ngợi HS đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 5. Hoạt động 5: Củng cố * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại nội dung bài học. - Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rùa con tìm mẹ”. - GV cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi giúp rùa nhận được lời gợi ý của các con vật để tìm được mẹ: + Tôn trọng thư từ của người khác là: (Câu B) A. Xem thư khi người nhận không có mặt. B. Không bóc hoặc xem trộm thư của người khác. C. Bóc thư ra xem rồi dán lại như cũ. + Những ai cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (Câu C) A. Trẻ em. B. Người lớn. C. Tất cả mọi người. + Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (Câu C) A.Vì thư từ, tài sản của mỗi người là của riêng họ, tự ý xâm phạm là vi phạm pháp luật. B. Vì tôn trọng thư từ, tài sản của người khác thể hiện chúng ta là người có hiểu biết, ứng xử có văn hóa. C. Cả A và B đều đúng. * Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò Hs sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Dặn dò HS chuẩn bị bài “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)”.
Tài liệu đính kèm: