Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 32+33

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 32+33

I. MỤC TIÊU:

HS nắm được: ích lợi của rừng

- Rừng là tài nguyên quý cần đợc bảo vệ và chăm sóc.

- Có ý thức bảo vệ rừng.

- Có thái độ đồng tình với những ngời bảo vệ rừng, không dồng tình với những người phá hoại rừng.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:( 1 phút)

Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học

Hoạt động 2: Nghe kể: Bảo vệ rừng ( 6 phút)

- GV kể chuyện: Ông Tám rừng thông

- 3 HS đọc lại chuyện.

 Hoạt động 3: Đàm thoại (13 phút)

+ Câu chuyện có những nhân vật nào? ( ông Tám và Út - đứa cháu nội của ông)

+ Vì sao ông Tám mấy ngày qua không về ăn cơm nhà mà ở lại lán? (ông ở lại lán canh vì mấy ngày nay trời nắng oi bức. Rừng khô héo, ông ở lại để kiểm tra và bảo vệ rừng khỏi bị cháy)

+ Em hãy nêu những việc làm của ông Tám để phòng chống cháy rừng?

(Ông đặt tấm biển "đề phòng cháy rừng- tuyệt đối không mang lửa vào rừng" ở ngay đầu lối đi vào rừng. Ông căn dặn từng người cần cận thận với thần lửa. Hằng ngày ông đi dạo quanh bìa rừng để kiểm tra, tối đến theo dõi bản tin thời tiết .)

+ Tại sao út lại hăng hái theo ông vào rừng? (Út rất vui khi đợc cùng ông tham gia phòng chống cháy rừng vì nó đã được nghe cô giáo dạy cần phải bảo vệ rừng)

+ Em học tập ở bạn Út điêu gì?

 

doc 3 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 32+33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 3
 ( Nếu dạy kộo nhằm tiết đạo đức cỏc dỡ cứ bờ cỏc tiết theo thứ tự 3 tuần như thế này khỏi chồng chộo nhau nhộ)
Tuần 32
Đạo đức
Bảo vệ rừng
I. Mục tiêu: 
HS nắm được: ích lợi của rừng 
- Rừng là tài nguyên quý cần đợc bảo vệ và chăm sóc.
- Có ý thức bảo vệ rừng.
- Có thái độ đồng tình với những ngời bảo vệ rừng, không dồng tình với những người phá hoại rừng. 
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:( 1 phút)
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học 
Hoạt động 2: Nghe kể: Bảo vệ rừng ( 6 phút)
- GV kể chuyện: Ông Tám rừng thông 
- 3 HS đọc lại chuyện.
 Hoạt động 3: Đàm thoại (13 phút)
+ Câu chuyện có những nhân vật nào? ( ông Tám và út - đứa cháu nội của ông)
+ Vì sao ông Tám mấy ngày qua không về ăn cơm nhà mà ở lại lán? (ông ở lại lán canh vì mấy ngày nay trời nắng oi bức. Rừng khô héo, ông ở lại để kiểm tra và bảo vệ rừng khỏi bị cháy)
+ Em hãy nêu những việc làm của ông Tám để phòng chống cháy rừng?
(Ông đặt tấm biển "đề phòng cháy rừng- tuyệt đối không mang lửa vào rừng" ở ngay đầu lối đi vào rừng. Ông căn dặn từng người cần cận thận với thần lửa. Hằng ngày ông đi dạo quanh bìa rừng để kiểm tra, tối đến theo dõi bản tin thời tiết .)
+ Tại sao út lại hăng hái theo ông vào rừng? (út rất vui khi đợc cùng ông tham gia phòng chống cháy rừng vì nó đã được nghe cô giáo dạy cần phải bảo vệ rừng)
+ Em học tập ở bạn út điêu gì?
Hoạt động 4: Tìm hiểu rừng ở địa phương (13 phút)
Hỏi: + Rừng ở đia phơng em có rộng không?
 + Nơi em ở có gần rừng không?
 + Em có hay vào rừng không?
 + Rừng ở địa ph ương em trồng những loại cây gì?
 ( HS nói theo thực tế hiểu biết của các em)
 + Em hãy cho biết rừng có những ích lợi gì? (rừng chống xói mòn đất đai, rừng để lọc bầu không khí trong lành giúp ta có nhiều khí ô xi để thở. Rừng là tài nguyên quý , ở đó có nhiều động vật quý hiếm, có nhiều cây gỗ quý, cây thuốc quý, rừng là môi trờng thiên nhiên đẹp ,)
 + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? ( không săn bắn thú rừng , không chặt phá rừng bừa bãi, trồng và chăm sóc rừng thờng xuyên, không mang lửa vào rừng , không đốt rẫy, không đốt ong,trồng thật nhiều cây rừng, tuyên truyền cho mọi ngời cùng bảo vệ rừng) 
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- 1 HS nhắc lại các việc nên làm để bảo vệ rừng. 
- GV nhắc nhở các em thực hiện tốt việc bảo vệ rừng
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------ 
Tuần 33 ( Lớp 3A Khuyờn đó kộo lờn dạy bài này ở Tuần 32)
 Đạo đức
 Bảo vệ rừng (tiết 2)
 I. Mục tiêu : 
HS biết được: 
- Rừng là tài nguyên quý cần được bảo vệ và chăm sóc
- Có ý thức bảo vệ rừng
 II.Hoạt động dạy học 
1, Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học 
2, Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (theo nhóm đôi) (15 phút)
GV cho hs liên hệ thực tế bản thân, gia đình trong công tác phòng ,chống cháy rừng và bảo vệ rừng
 + Em và người nhà có hay mang lửa vào rừng không?
+ Em và mọi người có nên đốt ong, đốt than ở rừng không ? đốt ong, đốt than gây hại gì ?
 + Khi vào rừng thấy lửa cháy em sẽ làm gì ?
 + Mọi ngời cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
 Gv nhận xét và bổ sung ý kiến của hs
3, Hoạt động 3: Cho HS đóng vai về tiểu phẩm có nội dung “ Phòng chống cháy rừng” (15 phút)
 Từng nhóm HS thảo luận và đóng vai trớc lớp
- GV và hs nhận xét tình huống mà các bạn đóng vai
4, Hoạt động 4. Củng cố dặn dò: (2phút)
- GV kết luận: Rừng là tài nguyên quý, cần được chăm sóc và bảo vệ. Rừng đem lại nhiều lợi ích: điều hòa khí hậu, chống xói mòn đầu nguồn, rừng là môi trường sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú của các loài động ,thực vật. 
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc nhở HS thực hiện tốt ND bài học 
 + Khi vào rừng có nên mang theo lửa vào rừng không?
------------------------------------------------------------------- 
Tuần 34 
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:Giáo dục An toàn giao thông
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết tên gọi và tác dụng của một số biển bảo giao thông đường bộ.
- Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
II- Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: (5p) Khởi động , giới thiệu bài: Cả lớp hỏt bài “ Chỳng em với an toàn giao thụng”
 - Giáo viên nêu yêu cầu giờ học dẫn dắt vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 2: (23p) Giáo viên hướng dẫn học sinh một số biển bảo cần biết.
a. Biển bảo nguy hiểm:
- Hình tam giác.
- Viền đỏ, nền màu vàng.
- ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết.
Giáo viên đưa tranh vẽ các biển báo nguy hiểm và chỉ cho học sinh nhận biết và gọi tên.
Ví dụ: Đường hai chiều.
Đường bộ giao nhau với đường sắt (có rào chắn và không có rào chắn).
Học sinh lên chỉ và gọi tên hình.
b. Biển chỉ dẫn:
- Đặc điểm của biển chỉ dẫn.
- Hình chữ nhật hoặc hình vuông
- Nền màu xanh lam.
Giáo viên đưa tranh và hướng dẫn học sinh nhận biết.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò; Tổng kết: (7p)
*Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- GV hướng dẫn HS chơi.
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ để thực hiện tham gia giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_3233.doc