Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 12

Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 12

Tập đọc - kể chuyện

 NẮNG PHƯƠNG NAM

I. MỤC TIÊU:

Tập đọc

 . Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện, lời nhân vật.

 Hiểu cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai niền Bắc - Nam qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ niền Bắc.

Kể chuyện

Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Bài cũ: HS đọc bài Vẽ quê hương, trả lời câu hỏi 1, 2 nội dung bài tập đọc.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.

 2. Luyện đọc

 - GV đọc mẫu

 - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

 - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, GV kết hợp nhắc các em đọc đúng các câu hỏi và câu kể. Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải.

 - Đọc từng đoạn trong nhóm. Ba HS đọc 3 đoạn của bài; một HS đọc cả bài.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 12
 Thứ 2, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng :
Tiết 1,2: Tập đọc - kể chuyện 
 Nắng phương NAm
I. Mục tiêu:
Tập đọc
 . Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện, lời nhân vật.
 Hiểu cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai niền Bắc - Nam qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ niền Bắc.
Kể chuyện
Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: HS đọc bài Vẽ quê hương, trả lời câu hỏi 1, 2 nội dung bài tập đọc.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
 2. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu
 - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, GV kết hợp nhắc các em đọc đúng các câu hỏi và câu kể. Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải. 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm. Ba HS đọc 3 đoạn của bài; một HS đọc cả bài.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: Truyện có những bạn nhỏ nào? ( Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở thành phố Hố Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc)
 HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
 HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
 HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: Phuơng nghĩ ra sáng kiến gì?
 HS trao đổi trong nhóm trả lời: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
 Một HS đọc yêu cầu 5 trong SGK (chọn một tên khác cho chuyện...)
 chú ý: cả 3 tên truyện đều đúng. Điều quan trọng là khi chọn tên, mỗi em cần nêu lí do vì sao em chọn cho truyện tên a, b hay c.
 4. Luyện đọc lại
 HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai thi đọc toàn truyện theo vai.
 Ba nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.
 Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và đọc từng đoạn của câu chuyện Nắng Phương Nam.
 2. Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện.
 Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Một HS đọc yêu cầu của đề bài
 - GV mở bảng phụ đã viết sẵn các ý tóm tắt, mời một HS đọc
 - Từng HS tập kể.
 - Ba HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.
 - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
IV. Củng cố, dặn dò
 Một HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
 Khen những HS đọc bài tốt
Tiết 3: Toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu:
 - Giúp HS : Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, giải toán và thực hiện "gấp", "giảm" một số lần.
II. Các hoạt động dạy học
 GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm một số bài.
 Tổ chức cho cả lớp chữa bài:
 Bài tập 1:
 GV hỏi: Muốn tìm tích ta làm thế nào?
 Năm HS đọc kết quả.
 Bài tập 2:
 Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
 	 Ba HS đọc kết quả bài tìm số bị chia. (Kết quả: 808, 585, 846)
 Bài tập 3: Một HS đọc bài giải.
 Bài tập 4: Một HS trình bày bài giải.
Bài giải
Số dầu 5 thùng là:
150 x 5 = 600 (l)
Số dầu còn lại là:
600 - 345 = 255 (l)
Đáp số : 255 lít dầu
 Bài 5: GV hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
 Ba HS đọc kết quả 3 cột.
III. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét chung giờ học.
Buổi chiều
Tiết 1: Luyện tiếng Việt
Luyện đọc, kể : nắng phương nam
I. Mục tiêu:
 - Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng: ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài.
 - Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: cảm nhận được tình bạm đẹp đẽ, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
 - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. GV giới thiệu nội dung bài luyện đọc.
 2. GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm.
 - 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn 
 HS luyện đọc đoạn trong nhóm, các nhóm thi đọc trước lớp.
 Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc đoạn tốt nhất.
 - Đọc cả bài theo cách phân vai. Mỗi nhóm 3 em tự đọc theo cách phân vai.
 GV kết hợp hỏi các câu hỏi nội dung bài tập đọc. 
 Tuyên dương những nhóm phân vai đọc tốt.
 3. Kể chuyện
 GV nêu nhiệm vụ và giúp HS hiểu yêu cầucủa bài tập.
 Gọi 1 -2 HS khá kể mẫu đoạn 1(Đi chợ tết)
 GV và lớp nhận xét, bổ sung
 Từng cặp HS tập kể.
 Ba HS nối tiếp kể 3 doạn của câu chuyện.
 GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
 Khen ngợi những HS lời kể sáng tạo
III. Tổng kết, dặn dò :
 GV nhận xét chung tiết học.
 Tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
 Phòng cháy khi ở nhà
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những việc nên làm và những việc không nên làm để phòng cháy khi đun nấu khi ở nhà.
 -Kỉ năng tỡm kiếm và xử lí khi xẩy ra cháy 
 - Kỉ năng làm chủ bản thõn, đảm nhận trỏch nhiệm 
 - Kỉ năng tự bảo vệ và ứng phú tỡnh huống 
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
 HS làm việc theo cặp theo gợi ý :
 Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
 	 Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
 Điều gì sẽ xẩy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
 	 Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
 	 - HS trình bày kết quả.
 - Kể một vài thiệt hại do cháy gây ra mà các em chứng kiến hay biết
 được qua thông tin đại chúng.
 - Giỳp HS tỡm kiếm và biết xử lớ thụng tin
 Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai
 Bốn nhóm thảo luận 4 nội dung sau:
 N 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong gia đình mình?
 N 2: Theo bạn những thứ dễ cháy như xăng, dầu hoả... nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
 N 3: Bếp ở nhà bạn còn cha gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
 N 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý những điều gì?
 - Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung, 
 - Rốn kỉ năng đảm nhận trỏch nhiệm đối với việc phũng chỏy chữa chỏy 
 Hoạt động 3: Trò chơi gọi cứu hoả.
 - GV tình huống cháy cụ thể
 - Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của HS 
 -Rốn kỉ năng ứng phú tỡnh huống 
 - GV hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà tầng một ở nông thông, nhà cao tầng ở thành phố...cách gọi 114 để báo cháy ở thành phố, thị xã.
III. Tổng kết dặn dò:
 GV nhận xét chung giờ học.	
 Tiết 3:	Thủ công 
 Cắt dán chữ I, T(tiết2)
I. Mục tiêu 
 HS biết cắt kẻ, dán chữ I, T
 Kẻ cắt dán được chữ I, T
 HS thích cắt, dán chữ.
II. Các hoạt động dạy học
 1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
 2. Hướng dẫn HS thực hành
 GV nêu yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện thao tác kẻ, cắt chữ I, T. 
 GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình: 
	Bước 1: kẻ chữ I, T
	Bước 1: cắt chữ I, T
	Bước 1: dán chữ I, T
 HS thực hành theo nhóm, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS.
 3. Trình bày sản phẩm. 
 4. Đánh giá sản phẩm: 
 GV và HS cùng đánh giá sản phẩm của các nhóm.
 Tuyên dương các nhóm có sản phẩm đẹp.
III. Nhận xét, dặn dò 
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
 Thứ 3, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1: Thể dục
 Ôn các động tác của bài t.d phát triển chung
I. Mục tiêu:
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn ,bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò "Kết bạn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu
 GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
 Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát .
 Chạy chậm thành một vòng xung quanh sân.
 Trò chơi: Chẵn lẻ
 2. Phần cơ bản
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 Tập theo đội hình 3 hàng ngang
 Lần đầu GV làm mẫu và hô, sau đó cán sự làm mẫu, GV hô, HS tập một số lần.
 - Chia nhóm luyện tập.
 GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho HS. Trong tổ các bạn thay nhau hô cho các bạn tập.
 Thi đua giữa các tổ.
 Trò chơi " Kết bạn"
 GV điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. Những em bị lẻ 3 lần sẽ phải nắm tay nhau chạy xung quanh lớp 2 vòng.
 3. Phần kết thúc
 Tập một số động tác hồi tĩnh.
 GV và HS hệ thống lại bài.
Tiết 2: Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu
	Biết đọc ngắt nhịp thơ đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ	Cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
	 Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Ba HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Nắng Phương Nam, trả lời câu hỏi nội dung bài.	
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu bài
	2. Luyện đọc
	- GV đọc mẫu
	- Đọc câu trước lớp: Mỗi HS đọc 2 dòng thơ. GV phát hiện và sửa lối sai cho các em.
	- Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao, kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng. Giúp HS nắm đợc các địa danh ở chú giải: Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xơng, Yêu Thái, Gia Định.
	- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 	- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	HS đọc thầm toàn bài trả lời: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng, đó là những vùng nào? 
	HS đọc thầm lại bài thơ , trả lời: Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
	Theo em ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
	4. Học thuộc lòng bài thơ.
	GV hướng dãn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần.
	Thi đua đọc thuộc lòng trước lớp.
IV. Củng cố, dặn dò
	Bài vừa học giúp em hiểu điều gì?
	Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 6 câu ca dao.
Tiết 4: Toán
 So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục tiêu
 Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.BT 1,2,3
II. Các hoạt động dạy ... ?
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
 Rốn kỉ năng bày tỏ suy nghĩ , chia sẻ 
III.Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét chung tiết học.
 Thứ năm, ngày 18 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1: Thể dục
 Động tác nhảy của bài t.d phát triển chung
I. Mục tiêu
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi "Ném trúng đích" . Yêu cầu biết cáh chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
II. Nội dung và phương pháp
 1. Phần mở đầu
 GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
 Chạy chậm một vòng xung quanh sân tập.
 Trò chơi "Chẵn, lẻ" Nếu em nào bị thừa phải chạy một vòng xung quanh sân tập.
 2. Phần cơ bản
 - Chia tổ ôn luyện 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung: 10 phút
 Các tổ luyện tập theo đội hình 2 hàng ngang, GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sữa chữa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô cho bạn tập.
 Lần cuối thi đua giữa các tổ.
 Học động tác nhảy GV vừa làm mẫu vừa giải thích và hô nhịp chậm, đồng thời tập cho HS bắt chước. Sau đó GV nhận xét rồi tập tiếp lần 2, lần 3,...
 Trò chơi "Ném trúng đích"
 HS chơi theo tổ, GV nhắc nhỡ các em đảm bảo an toàn, kỹ luật trong khi chơi. Tổ nào thắng được biểu dương, tổ nào thua phải thực hiện động tác đi như
 "con vịt" khoảng 8 mét.
 3. Phần kết thúc
 Tập một số động tác hồi tĩnh.
 GV và HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Chính tả 
 Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu
. Nghe - viết chính xác bốn câu ca dao cuối trong bài bài Cảnh đẹp non sông. Trình bày đúng các câu thơ lục bát, thể song thất.
 . Luyện viết đúng một số chữ chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ch / tr hoặc at / ac)
II. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp 3 từ chứa tiếng có vần ooc	
 B. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn viết chính tả.
 - GV đọc bốn câu ca dao cuối trong bài bài Cảnh đẹp non sông.
 - Một HS đọc thuộc lòng lại.
 Cả lớp đọc thầm lại 4 câu ca dao. Chú ý cách trình bày những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả.
 Bài chính tả có những tên riêng nào?
 Ba câu ca dao lục bát trình bày như thế nào?
 Câu ca dao viết theo thể bảy chữ trình bày như thế nào?
 HS viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả.
 - GV đọc - HS viết bài
 - Chấm chữa bài.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 GV nêu yêu cầu bài tập 1, bài tập 2. HS làm vào vở.
 GV theo dõi, chấm chữa bài.
 Bài 1: Ba tổ thi đua viết từ.
 Bài 2: Câu a, cây chuối, chữa bệnh, trông.
	 Câu b, vác, khát, thác	
 III. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kỹ năng viết bài và làm bài chính tả.
Tiết 3: Toán 
 Bảng chia 8
I. Mục tiêu: 
 Dựa vào bảng nhân 8 để lập được bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8.
 Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8).
II. Đồ dùng dạy học: 
 Các tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8.
 Nguyên tắc chung của lập bảng chia 8 là dựa vào bảng nhân 8
 - Cho HS lấy 1 tấm bìa (có 8 chấm tròn) GV hỏi: "8 lấy một lần bằng mấy?", viết lên bảng 8 x 1 = 8. GV chỉ vào tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy 8 chia thành các nhóm mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?" (1 nhóm)
 GV ghi:
	8 : 8 = 1
 HS đọc: 8 nhân 1 bằng 8; 8 chia 8 bằng 1
 - Cho HS lấy hai tấm bìa, hỏi: 8 lấy 2 lần bằng mấy?
 Lấy 16 chia thành các nhóm mỗi nhóm 8 thì được mấy nhóm?
 GV ghi: 8 x 2 = 16; 16 : 8 = 2
 HS đọc 8 nhân 2 bằng 16; 16 chia 8 bằng 2.
 - Làm tương tự đối với 8 x 3 = 24 và 24 : 8 = 3, rồi hướng dẫn tượng tự với các
 Trường hợp tiếp theo.
 - Khi đã có bảng chia 8, GV nên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp HS ghi nhớ ngay bảng chia 8 trong tiết học.
 2. Thực hành:
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài.
 Bài 1, 2: Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi ghi kết quả.
 Bài 3, 4 : HS lần lượt tóm tắt bài toán rối trình bày bài giải. Khi chữa hai bài này GV nên để hai bài giải ở trên bảng để cho HS nêu nhận xét về đặc điểm từng bài toán và từng bài giải của HS. Bài 3 có nội dung "Chia thành phần bằng nhau". Bài 4 có nội dung "Chia theo nhóm"
 Chú ý : Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong bài giải bài tập 3 bài tập 4.
Iv. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung giờ học.
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện toán
 Luyện tập: Tuần 12
I. Mục tiêu
 Luyện tập bảng chia 8; giải toán có lời văn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. Các hoạt động dạy học
 1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 a, Chơi trò chơi "truyền điện" 
 GV chia lớp làm 2 tổ. Hai tổ trưởng bốc thăm quyền nêu phép tính trước, tổ nêu phép tính trước được nêu 1 phép tính bất kì trong bảng chia 8 và chỉ định một bạn tổ kia sẽ trả lời, trả lời đúng sẽ đuợc quyền nêu 1 phép tính và tổ kia trả lời, nếu trả lời sai sẽ bị "điện giật" và bạn khác trả lời thay...( trò chơi diễn ra trong 5 phút)
 b, HS làm bài tập 3 (SGK) vào vở luyện toán.
 Một HS lên bảng trình bày :
Bài giải
Số cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là:
127 x 3 = 381 ( kg)
Số cà chua thu hoạch cả hai thửa ruộng là:
127 + 381 = 508 ( kg)
Đáp số: 508 kg
III. Tổng kết, dặn dò: 
 GV nhận xét chung tiết học.
 Tuyên dương các nhóm làm bài tốt.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 Ôn múa hát sân trường
 Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1: Tập làm văn
 	 Nói viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu
 HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đất nước (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
 Viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5 câu). dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm của cảnh vật trong tranh (ảnh)
-Rốn kỉ năng tư duy sỏng tạo.Tỡm kiếm và xử lớ thụng tin
II. Đồ dùg dạy học
 Cảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước (sưu tầm)
III Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ: HS kể lại truyện vui đã học ở tuần 11 ( Tôi có đọc đâu)
 Hai HS làm lại bài tập 2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở)	
 B. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
 GV kiểm tra sự chuẩn bị tranh (ảnh) HS đã chuẩn bị.
 Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK
 Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.
 - GV hướng dẫn HS nói về cảnh biển Phan Thiết trong ảnh
 - HS tập nói theo cặp. Một vài HS thi nói trước lớp
 - Cả lớp và GV nhận xét. Khen ngợi những HS nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩa, tình cảm của mình đối với cảnh đẹp đất nước.
 -GV chỳ ý cho HS tỡm tũi và xử lớ thụng tin cú trong tranh ảnh 
 Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu của bài tập
 HS viết vào vở bài tập 
 GV theo dõi, uốn nắn sai sót cho HS 
 Một số HS đọc bài trước lớp
III. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét, biểu dương những HS bài viết cú sỏng tạo 
 Về nhà viết lại đoạn văn hay 
Tiết 2: Toán
 	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS học thuộc bảng chia 8 và vân dụng trong tính toán.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:
 HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 8.
 Một HS làm lại bài tập 2 (SGK)
 Nhận xét, đánh giá
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3, 4 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
 Tổ chức cho HS chữa bài: 
 Bài tập 1, 2 : HS nối tiếp đọc kết quả nhẩm.
 Bài 3: Một HS trình bày bài giải
 Bài giải
Số gạo còn lại sau khi bán là:
58 - 18 = 40 (kg)
Số gạo mỗi túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
 Đáp số: 5 kg gạo
 Bài 4: Đổi vở cho nhau kiểm tra xem bạn đã tô màu đúng 1/8 chưa?
III. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét chung giờ học
Tiết 4 	Đạo đức
 Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (t 1)
I. Mục tiêu
 - HS biết: - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tham gia việc lớp, việc trường.
- HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
 - HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
-Rốn kỉ năng lắng nghe, Kỉ năng trỡnh bày ý tưởng . Kỉ năng tự trọng và đảm nhận trỏch nhiệm.
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
 - GV treo tranh yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
 GV giới thiệu tình huống bài tập 1 (SGK) - HS nêu cách giải quyết
 - Đại diện tứng nhóm lên trình bày, cả lớp lắng nghe nhận xét góp ý.
 - GV kết luận: Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn cùng làm.
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
 - GV nêu yêu cầu bài tập 2- HS làm bài cá nhân
 Cả lớp cùng chữa bài tập. HS tự trỡnh bày suy nghĩ của mỡnh 
 GV kết luận: 
 - Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
 - Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 GV lần lượt nêu các ý kiến. HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa đỏ, xanh và rắng.	
 Kết luận: - Các ý a, b, d là đúng
 - ý kiến C là sai Hướng dẫn thực hành
 - Tìm hiểu các gương tích cực tham gia việc lớp việc trường.
 - Tham gia và làm tốt một số việc lớp, việc trường
III, Củng cố dặn dò: 
Vận dụng bài học để tham gia tích cực vào việc trường , việc lớp.
Tiết 4: Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
A ,Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục.
*. GVđánh giá
	- Sỉ số- Chậm, vắng
	- Tổng số điểm 10 trong tuần- Vệ sinh trực nhật.
	- Các hoạt động Đội Sao...- Trang phục HS
*Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
 B, GV triển khai kế hoạch trong tuần 13: 
	- Phát động phong trào "Tháng noi gương chú bộ đội Cụ Hồ"
	- Kiểm tra đồ dùng học tập. Kiểm tra chéo giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_12.doc