Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 25

Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 25

Tập đọc – Kể chuyện

HỘI VẬT

I . MỤC TIÊU

 A . Tập đọc

 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : nổi lên, nước chảy, vật, quắm đen, thoát biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (tứ xứ, sới vật, khon lường, chán ngắt, giục giã nhễ nhại, )

Hiểu nội dung truyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một, trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 25
Thứ 
Môn
Tên bài dạy
Hai
Tập đọc
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Hội vật 
Hội vật
Thực hành xem đồng hồ (T2) 
Tôn trọng thư từ, tài sản (T1)
Ba
Tập đọc 
Chính tả
Toán 
Tự nhiên xã hội 
Thể dục
Hội đua voi ở Tây Nguyên 
Nghe viết: Hội vật
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
Động vật
Bài 49
Tư
Luyện từ và câu
Tập viết 
Toán
Aâm nhạc 
Nhân hoá - Ôn cách đặt câuvà trả lời câu hỏi 
Ôn chữ hoa S
Luyện tập 
Năm
Tập đọc 
Toán
Tự nhiên xã hội
Thủ công
Thể dục
Ngày hội rừng xanh
Luyện tập
Côn trùng
Đan hoa chữ thập đơn 
Bài 50 
Sáu
Tập làm văn 
Chính tả 
Toán 
Mĩ thuật
Sinh hoạt lớp
Kể về lễ hội 
( Nghe viết) Hội đua voi 
Tiền Việt Nam 
 Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
Thứ hai
Tập đọc – Kể chuyện 
HỘI VẬT
I . MỤC TIÊU
 A . Tập đọc 
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : nổi lên, nước chảy, vật, quắm đen, thoát biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu 
Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (tứ xứ, sới vật, khon lường, chán ngắt, giục giã nhễ nhại, )
Hiểu nội dung truyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một, trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.. 
 B . Kể chuyện 
 1 . Rèn kĩ năng nó i:
 Dựa vào trí nhớ và câu hỏi gợi ý, HS kể được từng đoạn của câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 2 . Rèn kĩ năng nghe
II . CHUẨN BỊ 
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)
Bảng phụ viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Tập đọc
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm mới :Lễ hội và bài học
Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài tập đọc ngày hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. 
- GV ghi tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc 
a.Đọc mẫu
+ GV treo tranh bài : nêu nội dung
+ GV đọc diễn cảm toàn bài : 
+ Tóm tắt nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. 
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
*Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. 
- Giải nghĩa các từ trong SGK
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ Bài có mấy đoạn ? 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài. 
*Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV nhận xét cách đọc của HS 
(GV đi đến từng nhóm động viên tích cực đọc)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
*Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? 
GV nhận xét , tóm ý
*Yêu cầu HS đọc đoạn 2
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ? 
GV nhận xét , tóm ý
*Yêu cầu HS đọc đoạn 3
+Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? 
GV nhận xét , tóm ý
*Yêu cầu HS đọc đoạn 4,5
+ Ông cản ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ? 
+Theo em vì sao ông cản ngũ thắng ? 
GV tổng kết bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn đọc đoạn 3.
- GV hướng dẫn đọc đúng một số câu, đoạn văn .
B.Kể chuyện 
*GV nêu nhiệm vụ :Dựa vào trí nhớ và câu hỏi gợi ý, kể được từng đoạn của câu chuyện Hội vật – kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
* Hướng dẫn kể chuyện 
- GV nhắc các em chú ý : để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật. 
- GV nhận xét .
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
C. Củng cố – Dặn dò
- Về tập kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên” 
- 2HS đọc 2 đoạn của bài “Tiếng đàn”
vá trả lời câu hỏi
- 3 HS nhắc lại 
HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
 có 5 đoạn 
- 2 HS đọc lại câu được hướng dẫn trước lớp.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp 
- HS nhận xét - 
HS đọc theo nhóm bàn
5HS thi đọc đoạn tiếp nối đoạn.
Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1:
... tiếng trồng dồn dập, người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ quây kín quanh sới vật ; trèo lên những cây cao để xem..
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 , trao đổi nhóm đôi
 Quắm đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu chống đỡ. 
- 1HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3
 Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ sẽ ngã và thua cuộc. 
- 1HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 4 + 5, HS trao đổi nhóm đôi: 
 Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm lấy khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như con ếch có buột sợi rơm ngang bụng. 
 Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm Đen, để cho Quắm Đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. Nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông: chân ông khoẻ tựa như cột sắt, Quắm đen không thể nhấc nổi. Trái lại, với thế võ này, ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khoẻ. 
- Vài HS thi đọc đoạn 
- Một HS đọc cả bài
- HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý. 
- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện 
- HS nhận xét bổ sung.
- 5 HS khá kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. 
-Một HS kể toàn bộ chuyện 
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
Toán
Tiết 121 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TT)
I . MỤC TIÊU : 
Giúp HS
Tiếp tục củng cố biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi cố La Mã.
Có hiểu biết vể thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Đồng hồ điện tử.
Đồng hồ thật (loại chỉ có 1 kim ngắn và một kim dài).
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Bài cũ :
- GV nhận xét – Ghi điểm 
3 . Bài mới:
Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học“ Luyện tập “ - Ghi tựa.
Hướng dẫn thực hành 
Bài 1 : Xem và trả lời các câu hỏi 
Bài 2 : Vào buổu chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian ? 
Bài 3 : Trả lời các câu hỏi sau.
4 . Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
-Về nhà ôn bài và làm lại bài tập 
- GV nhận xét tiết học. 
- 3HS làm bài tập.
- HS1 làm bài 1 cột 2.
- HS2-3 giải bài 2-3.
- 3 HS nhắc tựa 
- HS đọc yêu cầu bài.
- 6HS lần lượt trả lời 6 câu hỏi , giải thích cách làm
a) An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b) An đến trường lúc 7 giờ 12 phút.
c) An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
d) An ăn cơm chiều lúc 17 giờ 45 phút.
e) An đang xem truyền hình lúc 20 giờ lúc 20 giờ 8 phút.
g) An đang ngủ lúc 21 giờ 55 phút. 
- HS nhận xét bài của bạn.
HS nêu yêu cầu, trao đổi nhóm đôi, thi đua báo kết quả: Các đồng hồ có cùng thời gian:
H-B ; I-A ; K-C ; L-Gø ; M-D; N-E. 
- Nhận xét bài bạn
- HS đọc yêu cầu bài, trả lời câu hỏi, làm bài vào vở:
+ Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
+ Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5phút.
+ Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút hoặc giờ (nửa giờ)
Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC(Tiết 1)
I . MỤC TIÊU 
 1 . HS hiểu 
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Vì sao càn tôn trọng thư tư,ø tài sản của người khác.
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2 . HS biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sảncủa những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng .
3 . HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II . CHUẨN BỊ 
Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò đóng vai (hoạt động 1, tiết 1).
Phiếu thảo luận nhóm (hoạt động 2, tiết 2)
Phiếu học tập (hoạt động 1, tiết 2)
Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,  để chơi đóng vai(hoạt động 2, tiết 2)
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra
3 . Bài mới : 
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học, – Ghi tựa.
Hoạt đông 1 : Xử lí tình huống 
Mục tiêu: HS Biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành : 
* GV yêu cầu ca ... g Yến ”
- GV nêu tên trò chơi, Hướng dẫn cách chơi 
- GV cho HS chơi thử 1-2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình. 
- Khuyến khích thi đua giữa các tổ.
- HS tham gia chơi chủ động đúng luật 
*GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 ) 
3)Phần kết thúc :
- Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu 
- GV hệ thống bài 
Dăn dò : Về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
-GV hô “giải tán”, HS hô: “khoẻ”.
- Lớp triển khai đội hình thể dục.
- HS tập 8 động tác 1 – 2lần (nhịp 2 x 8)
- Các tổ tập luyện theo khu vựa đã qui định, các em nhảy và đếm số lần cho bạn, sau tăng tốc độ và làm sao nhảy được nhiều lần. 
- HS chơi thử. Sau đó cho các em chơi chính thức. 
HS tích cực chơi một cách chủ động, chú ý đừng để phạm quy.
Thứ sáu 
Tập làm văn 
KỂ VỀ LỄ HỘI 
I . MỤC TIÊU
Dựa vào quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh.
II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC 
Hai bức ảnh lễ hội trong SGK(ảnh phóng to) Thêm một số tranh, ảnh thể hiện rõ hơn hai lễ hội trên. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định
2 .Kiểm tra bài cũ : 
- GV nhận xét - Ghi điểm 
B .Dạy bài mới 
Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em sẽ dựa vào quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK, các em chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh.
- Ghi tựa
Hướng dẫn HS kể
-GV viết bảng lớp 2 câu hỏi :
+ Quang cảnh trong từng bức tranh như thế nào ? 
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? 
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ nội dung tranh.
-Tổ chức cho HS làm việc theo cặp. 
-Tổ chức cho HS kể trước lớp, GV sửa cho HS cách dùng từ đặt câu
- GV tuyên dương những HS quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
4 . Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học 
Biểu dương những HS kể hay.
Chuẩn bị trước nội dung tiết Tập làm văn tới (Kể về một ngày hội mà em biết).
-3HS kể lại chuyện Người bán quạt may mắn. 
-3HS nhắc lại 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Quan sát từng tranh
- Từng cặp HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Cả lớp nhận xét (về lời kể, diễn đạt) bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
CHÍNH TẢ 
Nghe– viết:HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN. 
I . MỤC TIÊU
 -Nghe viết lại chính xác, trình bày đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. 
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr/ch hoặc ưt/ưc
II . ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
Bảng lớp viết nội dung (bài tập 2b)
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra bài cũ : 
GV nhận xét – sửa sai 
3 .Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu- Ghi tựa
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết chính tả 
a.Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc 1 lần đoạn văn. 
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+Yêu cầu HS tìm những chữ khó khi viết.
b.GV đọc để HS viết
c.Chấm chữa bài 
-Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt : nội dung bài chép (đúng /sai),chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/ xấu).
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b 
GV yêu cầu HS đọc đề.
HS làm đến đâu GV sửa đến đó .
- GV chốt lại lời giải đúng 
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
Gió đừng làm đứt giây tơ.
4 . Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học, nhắc nhở về đọc lại BT2a ghi nhớ chính tả để không viết sai.
-3HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con các từ : bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức, 
- 3HS nhắc tựa 
-2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết những từ các em dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả.
- HS viết bảng con các từ dễ viết sai: 
- HS nghe viết bài
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở 
- HS đọc đềbài
- 1HS lên bảng viết bảng quay - lớp làm vở nháp
-Cả lớp viết vào vở.
MĨ THUẬT
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu
HS nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí.
-Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
-Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II.Đồ dùng dạy học 
-Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ.
_Phấn màu để vẽ.
-Một số bài vẽ trang trí khác nhau.
III.Các hoạt động lên lớp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: GV đưa các mẫu vật hình chữ nhật cho HS quan sát, giới thiệu nội dung bài.
GV ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
-Yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí có trong vở Tập vẽ để HS nhận biết.
-Gợi ý HS quan sát bài tập thực hành để các em thấy:
+Hoạ tiết vẽ chưa xong,
+Cần nhìn mẫu để vẽ: các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
Hoạt động 2:Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
-GV yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ 3, đặt câu hỏi gợi ý:
+Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật làgì?
+Bông hoa có bao nhiêu cánh?
+Hoạ tiết trang trí các góc có dạng gì?
-GV vẽ trên bảng, nhấn mạnh: cần vẽ tiếp các hoạ tiết cho hoàn chỉnh; hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau;
vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
GV theo dõi nhắc nhở HS:
+Vẽ hoạ tiết phải đều,
+Không nên vẽ quá nhiều màu. Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt;
+Không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết; 
+Nên vẽ màu kín hình chữ nhật.
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá
Tổ chức cho HS chọn ra một số bài, nhận xét.
GV nhận xét 
Dặn dò
Sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách, báo.
Quan sát con vật quen thuộc.
Chuẩn bị giấy màu.
 HS quan sát
HS nhắc tựa.
HS quan sát nhận biết được: Hoạ tiết chính to đặt ở giữa; hoạt tiết phụ ở xung quanh và ở các góc; hoạ tiết và màu sắp xếp cân đối theo trục.
HS quan sát, nêu:
bông hoa
có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau; các cánh hoa đối xứng theo từng cặp.
dạng hình tam giác.
HS thực hành
HS nhận xét` sản phẩm của bạn
Toán
Tiết 125 : TIỀN VIỆT NAM
 I . MỤC TIÊU 
 Giúp HS : 
Nhận biết các tờ giấy bạc : 2000đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
Bước đầu biết đổi tiền.
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Cácc tờ giấy bạc : 200 đồng, 500 đồng, 10000 đồng và các loại đã học.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định 
2. Bài cũ 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
3 . Bài mới 
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu - Ghi tựa
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000đồng, 10000 đồng .
- GV giới thiệu khi mua bán hàng ta thường sử dụng tiền và hỏi :
+Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào ? 
GV nói : “ Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp một số tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. 
GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như : 
Màu sắc của tờ giấy bạc.
Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000
Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000
Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000.
Hoạt động 2:Thực hành 
Bài 1 :
-GV hướng dẫn cách làm:đếm và cộng tất cả số tiền có trong mỗi con lợn.
-Tổ chức cho HS làm bài.
Bài 3 
-Hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu
-Tổ chức cho HS làm bài
4 . Củng cố – Dặn dò 
- Hỏi lại bài 
- Về tập xem đồng hồ. 
3 HS làm bài tập về nhà
1 tổ nộp vở bài tập 
- 3 HS nhắc lại 
HS quan sát, nhận xét
.
HS nêu yêu cầu.
HS đếm và cộng số tiền trong mỗi con lợn – Ghi bảng con:
6200 đồng 
8400 đồng
4000 đồng
HS nêu yêu cầu
a) Trong các đồ vật đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay (1000đồng)
b) Mua một quả bóng và một chiếc bút chì thì hết 2500 đồng 
c) Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng.
SINH HOẠT LỚP
 Nội dung : 
Tháng chủ điểm “Kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ”
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt 
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm ,tuyên dương ,khuyến khích và nhắc nhở .
3 .Kế hoạch tuần tới :
Thực hiện LBG tuần 26 -Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
 Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
Giáo dục cho HS về ngày Quốc tế phụ nữ.
Đóng góp quĩ vì bạn nghèo đợt 2.
Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt 
* Lưu ý : -Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
Những HS còn vi phạm nội qui lớp học phải sửa chữa, khắc phục.
Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn.
Chuẩn bị tốt cho thi giữa kì 2 
4. Tổ chức một số trò chơi tập thể mà HS yêu thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_cac_mon_lop_3_tuan_25.doc