Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 01

Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 01

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

 2. Bài mới: Tập đọc :

 a) Phần mở đầu :

- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3.

 b) Phần giới thiệu :

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non “ trang 3

- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“trang 4

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
gggg o0ohhhh
Thứ hai ngày tháng năm 20
 Tập đọc - Kể chuyện 	 Cậu bé thông minh 
 A/Mục tiêu : Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc :”Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2. Bài mới: Tập đọc :
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
 b) Phần giới thiệu :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non “ trang 3 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“trang 4 
*Giáo viên giới thiệu : Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ. 
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài .
(Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi 
- Giọng cậu bé : lễ phép bình tĩnh , tự tin .Nhà vua : oai nghiêm )
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng .
 d) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
-Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
-Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
*Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại : 
-Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
*Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em .
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất .
* Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
-Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
2. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
-Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng. 
 đ) Củng cố dặn dò : 
-Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em “ 
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát hai bức tranh .
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. 
- HS dựa vào chú giải SGK để giải nghĩa từ .
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp HS tập đọc. 
* Hai HS mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* Cả lớùp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
*Học sinh đọc thầm đoạn 2:
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí.
- Học sinh đọc đoạn 3.
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua. 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu be .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua )
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay. 
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- HS quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện. 
- Ba HS nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện. 
- Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn.
- Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé .
- Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh .
Toán : Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số 
I. Mục tiêu : Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 II Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Giáo viên ghiû sẵn bài tập lên bảng như SGK.
-Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
-Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
-Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi 2 HS đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
-Gọi học sinh khác nhận xét
+Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS 
Bài 3:- Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
-Yêu cầu 1HS lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
-Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
-Gọi học sinh khác nhận xét.
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn HS về nhà học và làm bài tập.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Mở SGK và vở bài tập để luyện tập
- 1 em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm và theo dõi bạn.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện 
-Hai học sinh nhận xét bài bạn .
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một học sinh đọc đề bài trong SGK.
- Một em nêu miệng kết quả bài làm :735 
-Vậy số lớn nhất là số : 735 vì chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho .
- Nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
Thể dục : 
Giới thiệu chương trình – Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” 
A/ Mục tiêu Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu:
- Tập trung lớp theo 4 hàng dọc. Phổ biến nội dung yêu cầu bài học . 
-Yêu cầu lớp thực hiện các động tác khởi động.
2.Phần cơ bản:
- Phân công tổ nhóm luyện tập 
- Chọn cán sự môn học .
- Giáo viên nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học .
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện .
- Hướng dẫn trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi “
-Yêu cầu học sinh ôn lại một số động tác đội hình đội ngữ đã học ở lớp 1 và 2 .
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài học 
-Nhận xét đánh giá tiết học
-Kết thúc giờ học bằng cách hô “ Giải tán “
- Lớp trưởng tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng dọc.
- Lắng nghe giáo viên để nắm nội dung bài học 
- Giậm chân tại chỗ , hát và tập bài thể dục phát triển chung ở lớp 2 ( 1 Lần )
- Học sinh thực hiện các động theo giáo viên yêu cầu .
- Các nhóm trở về theo từng khu vực đã được phân để luyện tập .
-Thực hiện trò chơi “Nhanh lên bạn ơi“.
- Cả lớp cùng thực hiện lại các động tác như : dóng hàng , điểm số , quay phải ( trái ) nghiêm ( nghỉ ) , dàn hàng , dồn hàng 
-Học sinh làm các động tác thả lỏng 
-Đi thường theo nhịp và hát bài “Như có Bác Hồ”
Thứ ba ngày tháng năm 20
 Toán : Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ )
 A/ Mục tiêu :Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Chuẩn bị : - Các tài liệu liên quan .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập 5 về nhà .
-Chấm tập 2 bàn tổ 1 .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên nêu bài tập trong SGK. 
- Yêu cầu HS tính nhẩm, điền vào chỗ chấm và đọc kết quả. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi 2 HS đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài.
-Gọi học sinh khác nhận xét.
+GV nhận xét chung về bài làm của HS.
Bài 3 - GV gọi HS đọc bài trong SGK.
-Yêu cầu HS nêu dữ kiện và yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập (về toán ít hơ)
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề 
-Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm cách giải BT.
-Yêu cầu học sinh lên bảng sửa bài. 
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 d) Củng c ... ục tiêu :Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ chép nội dung bài tập 4 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ : -Gọi hai HS lên bảng sửa BT số 1 cột 4 và 5 và cột b của bài 3, bài 5 về nhà .
- Chấm tập 2 bàn tổ 4.-Nhận xét phần bài cu .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
*Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa. 
-Yc HS làm vào vở và đổi chéo để tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Lưu ý HS về tổng của hai số có hai chữ số là số có 3 chữ số.
*Bài 2 :- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi HS đại diện hai nhóm lên bảng làm.
- Gọi 2HS khác nhận xét.
+Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS. 
- GV lưu ý HS về số 93 + 58 
*Bài 3 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
- Yc HS nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời BT.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
*Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề.
- Yc cả lớp theo dõi và tìm cách tính nhẩm.
- Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả nhẩm .
-Cả lớp cùng thực hiện nhẩm và đổi chéo vở chấm chữa bài. 
- Gọi học sinh khác nhận xét.
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng , trừ 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
Hai học sinh lên bảng sửa bài .
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột . 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 2HS lên bảng thực hiện . 
 -2HS nhận xét bài bạn .
-Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- 1 em nêu bài toán trong SGK.
- HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán .
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1HS lên bảng giải bài tập.
 -HS khác nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc đề BT.
- Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm.
-1HS nêu miệng kết quả nhẩm.
 310 + 40 = 350 400 + 50 = 450 
 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350
-HS khác nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài 5còn lại
Chính tả : (nghe viết ) Chơi chuyền 	 
 A/ Mục tiêu : Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Chuẩn bị : - Nội dung hai bài tập 2 chép sẵn vào bảng phụ.
 C/ Lên lớp: 	
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: -Mời 3 học sinh lên bảng .
-Viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai .
-Kiểm tra đọc thuộc lòng 10 tên chữ đã học. 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn nghe viết :
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1 bài thơ 
 -Yêu cầu một học sinh đọc lại 
-Yc đọc thầm và nêu nội dung của từng khổ thơ?
-Mỗi dòng có mấy chữ? Chữ đầu câu viết như thế nào ?
-Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc 
kép ? Vì sao ?
-Ta nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài thơ 
-Yêu cầu viết vào bảng con các tiếng khó 
-Yêu cầu học sinh khác nhận xét bảng 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở 
-Giáo viên đọc lại 1 lượt.
-GV thu vở HS chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập .
-Treo 2 bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên .
-Yc 2 HS đại diện hai nhóm lên điền vần nhanh
-Cả lớp cùng thực hiện vào bảng con.
-HS nhận xét,GV nhận xét đánh giá.
*Bài 3b -Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài 3b.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp, xem trước bài mới.
-3 em lên bảng viết các từ : Dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng. 
-Cả lớp viết vào bảng con .
-2 em đọc thuộc tên theo thứ tự 10 chữ cái 
-Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
 -2 HSnhắc lại tựa bài.
-Cả lớp theo dõi GV đọc bài.-1HS đọc lại.
-Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Khổ thơ 1 tả các bạn đang chơi chuyền, khổ 2:Chơi chuyền giúp tinh mắt,nhanh nhẹn
-Mỗi dòng thơ có 3 chữ. Chữ cái đầu câu viết hoa .
-Các câu đặt trong ngoặc kép là (Chuyền đôi) vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này .
-Ta bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
-Cả lớp nghe và viết bài thơ vào vở .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
-Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
-Lớp chia thành hai dãy .
-Hai em đại diện thi đua điền nhanh vần thích hợp .
-Cả lớp thực hiện điền vào bảng con 
-Hai HS nhận xét chéo bài bạn trên bảng.
-Lớp thực hiện làm vào vở bài tập .
- Một học sinh đọc đề bài .
-Cả lớp làm vào bảng con .
- Khi có lệnh cả lớp đưa bảng .
-Từ cần điền là :ngang ,hạn , đàn , 
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa .
Tập làm văn : Nói về đội thiếu niên tiền phong 
 Điền vào tờ giấy in sẵn
 A/ Mục tiêu :Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B/ Chuẩn bị :- Mẫu đơn phô tô phát cho từng em. 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài :
 3) Hướng dẫn làm bài tập :
 *Bài 1 :-Gọi 2 học sinh đọc bài tập .
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tổ chức của đội TNTPHCM như sách giáo viên .
-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi .
-Gọi đại diện từng nhóm nói về tổ chức của đội TNTPHCM .
-Theo dõi và bình chọn học sinh am hiểu nhất về tổ chức đội .
-Đội thành lập ngày tháng năm nào ? Ở đâu ?
- Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
-Đội được mang tên Bác khi nào ?
*Bài 2 : - Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 
-Hướng dẫn học sinh về đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần như sách giáo viên .
-Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào mẫu đơn đã chuẩn bị trước .
-Gọi 2 học sinh nhắc lại bài viết .
-Giáo viên lắng nghe và nhận xét 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Nhắc học sinh về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi tới các thư viện đọc sách .
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Lắng nghe.
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Học sinh lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về tổ chức đội .
- Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
- Sau đó đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội.
- Lớp nghe và bình chọn người có am hiểu nhất về đội .
- Đội thành lập vào ngày 15 / 5 / 1941 tại Pác Bó tỉnh Cao Bằng với tên gọi ban đầu là Đội quốc .Lúc đầu có 5 đội viên đội trưởng là Nông Văn Dền ( Kim Đồng ) ,Nông Văn Thàn , ( Cao Sơn ) Lí Văn Tịnh ( Thanh Minh ) Lí Thị Mì (Thủy Tiên ) Lí Thị Xậu ( Thanh Thủy ) .Đội mang tên bác vào ngày 30 / 01 / 1970 .
- Một học sinh đọc bài tập.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm .
Thực hành điền vào mẫu đơn in sẵn .
- Ba học sinh đọc lại đơn .
- Lớp theo dõi đánh giá bài bạn theo sự gợi ý của giáo viên. 
- Hai đến ba học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn viết đơn . 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau 
Hát nhạc: 
Học hát bài Quốc ca Việt Nam
A. Mục tiêu: Như chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD.
 B. Chuẩn bị: 
- Băng nhạc bài hát Quốc ca VN, máy nghe, nhạc cụ quen dùng( thanh phách, song loa).
- Tranh ảnh về lễ chào cờ, 1 lá cờ Việt Nam.
C.Lên lớp:
 Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
1/ KT bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: ghi bảng.
* Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca ( lời 1)
- G/thiệu: Quốc ca VN là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì.
- G/ thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.
- Cho HS nghe băng bài hát.
- H/dẫn HS đọc lời ca, giải thích 1số từ khó.
-Dạy HS hát từng câu, nối tiếp đến hết bài.
- Tổ chức cho HS hát thi đua và nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
- Bài Quốc ca được hát khi nào?
- Ai là tác giả bài Quốc ca VN?
- Khi chào cờ và hát quốc ca, chúng ta phải có thái độ ntn?
* Củng cố , dặn dò: 
- Cả lớp hát lại bài Quốc ca.
- Về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của tổ mình.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS quan sát lá Quốc kì và hình ảnh lễ chào cờ.
- HS nghe băng bài hát Quốc ca.
- Đọc lời ca.
- HS hát từng câu theo GV, sau đó luyện hát cả bài.
- Thi hát cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, biểu dương những bạn và nhóm hát đúng, hay.
- Bài Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ.
- Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của bài hát .
- Khi chào cờ và hát Quốc ca cần phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì.
- HS hát lại bài Quốc ca.
- Về nhà tập hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_01.doc