Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012

Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu :

1.Tập đọc :

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tập đọc : CẬU BÉ THÔNG MINH
NS : 17/8/2011
Thứ hai
NG : 18/8/2011
I/ Mục tiêu :
1.Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.	
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định : KT SGK của HS
2/ Bài cũ :
3/ Bài mới :
a. Giới thiệu chủ điểm Măng non 
Các em sẽ được học chủ điểm Măng non.
- GV giải thích ND chủ điểm.
 Bài học : Cậu bé thông minh
b. Luyện đọc :
- Rèn đọc : om sòm, láo, sứ giả, sắt
c. GV đọc mẫu
- Tìm hiểu bài
H : Bài này có những nhân vật nào ?
+ YCHS đọc thầm đoạn 1
+ Rèn đọc đoạn
H : Nhà vua nghĩ gì để tìm người tài ?
 H : Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
+ HS đọc đoạn 2 : 
H : Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài vô lý ?
 + HS đồng thanh đoạn 3
H : Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
a. Yêu cầu sứ giả về xẻ thịt chim
b. Yêu cầu sứ giả về bắt chim đem tới
c. Yêu cầu sứ giả về nuôi một con chim
H : Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
H : Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Đọc trong nhóm – Đọc thi đua
Đọc lại toàn bài (Đọc phân vai)
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ : Trong phần môn kể chuyện các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2- HDHS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV nhận xét tuyên dương
4/ Củng cố : Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao?
5/ Dặn dò :
- Về nhà luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho gia đình nghe
- HS viết bài vào vở
GV nhận xét tiết học
HS để SGK lên bàn
HS QS tranh minh hoạ chủ điểm Măng non
HS theo dõi ở SGK
- 2 HSK, G đọc
- HS luyện đọc từ khó.(-)
- HS đọc vỡ câu, đoạn
- HS đọc thầm đoạn 1
Lệnh cho mỗi làng..... đẻ trứng.
 Vì gà trống không đẻ trứng được
- Đặt câu với từ “kinh đô” 
** Trong 2 câu “Được lệnh vua.với cha”. Tìm 2 từ trái nghĩa nhau
4 HS đọc
Cậu nói......(Bố đẻ em bé)
* Tìm từ gần nghĩa với “om sòm”
- Cả lớp đọc
Cậu yêu cầu sứ giả về...xẻ thịt chim.
Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
** Tìm từ gần nghĩa với “trọng thưởng”
 HS đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
- 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất, (đọc đúng, thể hiện tình cảm của các nhân vật) 
- 3 học sinh đọc lại cả bài.
- HSQS 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện nhằm kể chuyện
- 3HS nối tiếp nhau kể 3đoạn của câu chuyện.
- 4 - 5 Học sinh kể 1 đoạn 
- HS nhận xét xem các bạn kể, bạn nào kể hay nhất.
Cả lớp
HS lắng nghe
Tuần 1
 TOÁN : 
 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
NS : 17/8/2011
Thứ hai
NG : 18/8/2011
I/ Mục tiêu : 
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II/ ĐDDH: 
- GV chép sẵn bài tập 1 lên bảng phụ.
- Học sinh : SGK, vở, bút.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn đinh : KT SGK, VBT
2/ Bài cũ :
3/ Bài mới : Đọc, viết, so sánh số có ba chữ số 
- Cho học sinh tự luyện tập dưới hình thức tính chất cá nhân.
+ Bài 1: Đọc, viết số
+ Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
+ Bài 3: Điền dấu ( >, < , =)
Lưu ý cách so sánh các số có 3 chữ số
+ Bài 4: Xác định số lớn nhất, bé nhất
4/Củng cố :
- Củng cố về cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
5/ Dặn dò : Về nhà làm bài 4, 5/ SGK. HS viết bài vào vở.
- HS để SGK, VBT trên bàn
- HS mở VBT /3 
+ HS nêu yêu cầu đề bài, nhóm 2
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài trên bảng, tự chữa bài.
+ HS nêu yêu cầu đề bài, HS làm vở BT
** Cho 3 chữ số 1,2,3. Hãy viết các số có 3 chữ số và xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - HS nêu yêu cầu của bài
+ HS nêu yêu cầu đề bài 
- Nhóm 4 : trò chơi tiếp sức, mỗi đội luân phiên nhau làm 1 bài
- HS làm BC
- HS TB, yếu
Tuần 1
 TOÁN : 
 CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Không nhớ)
NS : 17/8/2011
Thứ ba
NG : 19/8/2011
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách tính, cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II/ ĐDDH : 
- Học sinh: vở, SGK, bảng con... 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài cũ : 
+ Viết các số : Ba trăm ba mươi ba, Bảy trăm linh một.
+ Đọc các số : 777, 404, 505
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
+ Bài 1: Tính nhẩm. (Cột a,c)
Củng cố kĩ năng tính nhẩm
+ Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
Củng cố kĩ năng đặt tính cộng, trừ (Không nhớ) . 
 Bài 3 : Rèn kĩ năng giải toán có lời văn, 	
 Bài 4 : Rèn kĩ năng giải bài toán, 
4. Củng cố : viết 3 số có 3 chữ số
 5. Dặn dò : Về làm bài tập : 3/4 SGK
 **: Cho các số : 542, 500, 42 và các dấu phép tính +,-, = yêu cầu HS lập được các phép tính
HS viết trên bảng con, 2 HS lên bảng viết
HS nêu miệng
HS mở VBTT/ 4
+ HS nêu yêu cầu đề bài - truyền điện . Nhận xét 
+ HS nêu yêu cầu đề bài, HS làm BC 
 - 1 vài HS lên bảng làm.
HS đọc đề bài – Thảo luận nhóm 2
 1HS lên bảng giải, lớp làm vở BTT.
 HS đọc đề bài
- 2 HS lên bảng giải - Lớp giải vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- HS đối chiếu bài trên bảng với bài của mình .
HS ghi vào bảng con
- Cả lớp
Tuần 1
Chính tả : (Tập chép) CẬU BÉ THÔNG MINH
NS : 17/8/2011
Thứ ba
NG : 19/8/2011
I/ MỤC TIÊU :
- Chép lại chính xác và trình bày đúng qui định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập (BT) 2/b, điền đúng 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV: Chép sẵn đoạn văn, nội dung bài tập 2b.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
- Học sinh : Vở viết, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định : GV nhắc 1 số yêu cầu của giờ học chính tả, đồ dùng cho giờ học (vở, bút, bảng, vở bài tập...) 
2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn học sinh tập chép :
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
 GV hướng dẫn học sinh nhận xét .
H: Đoạn này chép từ bài nào ?
H : Đoạn chép có mấy câu ?
H: Chữ đầu câu viết như thế nào ? 
- Rèn viết đúng : chim sẻ, kim khâu, sắt, xẻ, thịt, bảo, cỗ.
- GV gạch chân những tiếng dễ viết sai (HS khi chép bài, không gạch chân các tiếng này)
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài tập 2/b: Điền vào chỗ trống an/ang.
(đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng) 
+ Bài tập 3: Điền chữ và tên còn thiếu...
- GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Viết vào vở những chữ và tên còn thiếu.
- HD học sinh viết bài vào vở
+ Chấm, chữa bài : HD cách chữa bài
- Chấm bài : GV chấm 5 bài, nhận xét từng bài
4/ Củng cố - dặn dò : 
Đánh vần một số chữ sai qua bài chấm
 HS để SGK +vở CT lên bàn
- 3 HS nhìn bảng đọc đoạn chép.
..Cậu bé thông minh
3 câu.
.Viết hoa
 Nhóm 2 
- HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở bài tập
- HS đọc bài tập của mình.
HS đọc yêu cầu bài
- 1HS làm mẫu một dòng
- Cả lớp viết lại vào vở bài tập 10 chữ và tên chữ theo thứ tự.
- HS chép bài vào vở
HS tự chữa lỗi bằng bút chì vào cuối bài chép
- 1 số em
Tuần 1
Toán: 	LUYỆN TẬP
NS : 17/8/2011
Thứ tư
NG : 22 /8/2011
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số,
- Biết toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ)
II/ ĐDDH: HS : Vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài cũ : Làm bài 3,4/ SGK
BC : 667- 317
- GV nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn học sinh thực hành.
Bài 1: Củng cố cách đặt tính 
- GV chấm bài trên bảng.
 Bài 2 : GV ghi đề lên bảng.
- Hỏi : x gọi là gì ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào 
+ Muốn tìm số hạng ta làm như thế nào 
 Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
GV chấm bài trên bảng
4. Củng cố :
-Củng cố về tìm số bị trừ , số hạng chưa biết.
# BTTN : Chọn chữ cái trước kết quả đúng ghi vào bảng con
a. x – 25 = 153	 b. x – 25 = 153
 x = 153 + 25 x = 153 - 25
 x = 178	 x = 128
 5.Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2,3,4/SGK.
- HS viết bài vào vở.Nhận xét tiết học. 
** Tìm x : x – 322 = 135 + 310
 204 + x = 679 – 34
2 HS làm- Nhận xét bài trên bảng. 
BC
HS mở vở BTT
BC - một số HS lên bảng làm
Nhận xét bài trên bảng
HS nêu yêu cầu đề bài:
Là thành phần chưa biết của phép tính
Ta lấy hiệu cộng với số trừ
Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết (-) nhắc lại.
2 HS lên bảng làm, lớp giải vào vở BTT 
2Học sinh đọc đề bài
HS nêu
 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở
 Nhận xét bài trên bảng.
HS trả lời
HS làm bảng con
HS giải
Tuần 1
Luyện từ và câu : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH
NS : 17/8/2011
Thứ tư
NG : 22/8/2011
I/ MỤC TIÊU :
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật.(BT1)	 
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thính và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3)
II/ ĐDDH :
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong bài tập 1 	 
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn của bài tập tập 2 a.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài
b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Bài tập 1:
- Gọi HS lên bảng làm mẫu
+ Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1.
 Lưu ý HS : Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
- GV nhận xét chấm điểm. Chốt lại lời giải đúng.
 + Bài tập 2 :
GV gợi ý:
a) Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
- Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- GV kết luận : Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
+ Bài tập 3:
- Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 ? Vì sao ?
4. Củng cố :
BTTN : Chọn chữ cái trước câu có hình ảnh so sánh
a/ Ban đêm đèn điện sáng rực hai bên đường.
(b) Ban đêm đèn điện sáng như sao sáng.
5. Dặn dò : Làm lại bài trên lớp.
Viết bài vào vở. Nhận xét tiết học
HS để SGK + vở BT lên bàn
2 HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp đọc thầm theo.
1HS lên bảng làm, lớp  ...  152 +265, 492 + 136
3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài :
b/ Giới thiệu phép cộng : 435 + 127
- GV nêu phép tính 435 + 127 = ?.
=> Lưu ý: Nhớ 1 chục vào tổng các chục.
c/ Giới thiệu phép cộng 256 + 162
- Thực hiện tương tự như trên . 
* Lưu ý : Ở hàng đơn vị không có nhớ, ở hàng chục có nhớ sang hàng trăm .
d/Thực hành :
+ Bài 1a/ VBTT: (cột 1,2,3)
- GV hướng dẫn 
+ Bài 1b/ VBTT : (cột 1,2,3)
- Bài này gồm các phép cộng các số có ba chữ số có nhớ 1 lần sang hàng trăm
+ Bài 2/ VBTT : (2 bài đầu)
 + Bài 4:
 - Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
- GV nhận xét chấm điểm
** Tìm x : 
200+ 65 < x + 125 < 134 + 133
4. Củng cố :
BTTN : Chọn chữ Đ, S vào kết quả sau
 527 615 452
 +145 + 218 +156
 662 (S) 833 (Đ) 508 (S)
5. Dặn dò : 
Về nhà làm bài 3,4/ 5- SGK
2HS
BC
 HS đặt tính dọc rồi tính (Bảng lớp, bảng con)
- Học sinh nêu lại cách tính
HS mở SGK/ VBTT.
+ Học sinh nêu yêu cầu đề bài
BC, vài em lên bảng làm
- HS đọc kết quả, lớp nhận xét - đối chiếu.
 + Học sinh nêu yêu cầu đề bài
- Học sinh làm vào vở BT
+ Học sinh đọc yêu cầu bài
- HS làm vào vở-2HS lên bảng làm- HS đổi chéo vở rồi chữa bài.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài, nhóm 2, 1HS lên bảng làm - cả lớp làm vào vở 
HS làm BC
- Cả lớp
Tuần 1
Tập làm văn : 	
 NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
NS : 17/8/2011
Thứ sáu
NG : 24/8/2011
I/ MỤC TIÊU :
- Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh(BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
II/ ĐDDH :
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2. Ổn định :
3. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài
b/ Hướng dẫn HS thực hành :
a) Bài tập 1:
- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5 đến 9 tuổi sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng) lẫn thiếu niên (9 đến 14 tuổi sinh hoạt trong các đội TNTP.
+ Thảo luận câu hỏi.
** Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu ?
H : Những đội viên đầu tiên của đội là ai ?
+ Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
b) Bài tập 2: 
- GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( gồm các phần)
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà...
Độc lập...)
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và chữ ký của người làm đơn.
- GV nhận xét - ghi điểm.
4.Củng cố :
Nhắc lại cách viết mẫu đơn
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
- Em nào chưa hoàn thành về nhà làm tiếp.
Chép bài vào vở.
Nhận xét tiết học
HS để SGK + VBT trên bàn
HS mở SGK/ 11
- 1HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 Học sinh thảo luận nhóm đôi.
 Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
...15/5/1941,tại Pắc Bó - Cao Bằng.
Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
- Lúc đầu chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng). Bốn đội viên khác là : Nông văn Thành (Bí danh Cao Sơn); Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh; Lý Thị Mì (bí danh Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu (Bí danh Thanh Thuỷ)
- Về những lần đổi tên của Đội: 
+ Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc. 15/5/1941)
+ Đội thiếu nhi tháng 8 (15/5/1951).
+ ĐTNTP (2/1956).
+ ĐTNTPHồChí Minh ( 30/1/1970)
- Học sinh có thể nói thêm về huy hiệu Đội... Bài hát của Đội là Đội ca...
+ 1 HS đọc yêu cầu đề bài . Cả lớp đọc thầm theo.
HS nêu, lớp nhận xét
- HS làm vào vở bài tập.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp nhận xét. 
HS trả lời theo ý của mình
- HS lắng nghe
Tuần 1
Toán : 	LUYỆN TẬP 
NS : 17/8/2011
Thứ sáu
NG : 24/8/2011
I/ MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện phép các cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
II/ ĐDDH : 
 - Học sinh : Vở, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2. Bài cũ : Làm bài 3,4/ SGK
Đặt tính rồi tính: 642 - 412
 532 - 164
- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Bài 1/BTT: Củng cố cách tính thực hiện cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- GV chấm bài trên bảng, nhận xét
+ Bài 2/ BTT: Rèn cách đặt tính
GV nhận xét bài làm
+ Bài 3/ BTT: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV chấm bài trên bảng
+ Bài 4: Nhẩm
- GV nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố : 
Chọn ghi vào BC chữ cái có phép tính đúng 
a/ 123 + 321 = 444
b/321 – 123 = 208
5. Dặn dò :
Về nhà làm bài tập 2,3/6-SGK
* HSG : Điền số còn thiếu vào ô trống :
 ¨ 4 8 ¨ ¨ 1
 + 3 7 - ¨ 9 - 1 9 
 8 ¨ 6 0 7 ¨
2 em làm bài 3, 1 em làm bài 4
BC, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài trên bảng. 
HS mở SGK/ 6
 HS nêu yêu cầu đề bài, 4 HS lên bảng làm, lớp giải vở BTT
- Nhận xét bài trên bảng,đối chiếu với bài làm của mình.
HS nêu yêu cầu đề bài, BC
HS đọc đề bài, nhóm 2
HS trả lời, 1 HS lên bảng giải ,cả lớp giải vào vở
 Nhận xét bài trên bảng.
 HS tự chấm bài.
Truyền điện, thi đua giữa các nhóm
HS ghi vào bảng con
- Cả lớp
Tuần 1
Chính tả :(Nghe – viết ) CHƠI CHUYỀN
NS : 17/8/2011
Thứ sáu
NG : 24/8/2011
I/ MỤC TIÊU :
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/ oao vào chỗ trống (BT2)
- Làm đúng BT(3) a/b.
II/ ĐDDH:- Bảng phụ viết bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV đọc : rèn luyện, siêng năng, dân làng, làn gió, , đàng hoàng.
- GV nhận xét sửa sai.
3.Bài mới :
a/ Giới thiệu bài: 
b/Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- GV đọc một lần bài thơ.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ.
- Khổ thơ 1 nói điều gì ?
- Khổ thơ 2 nói điều gì ?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? 
+ Hướng dẫn từ khó : hòn cuội , mềm mại, dây chuyền, dẻo dai
+ Thảo luận bài tập 2,3: 
 - Bài 2: GV treo bảng phụ lên bảng.
 - Bài 3 /a: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n
- GV nhận xét
 3/ b : 
 + Viết BC : hòn cuội , mềm mại, dây chuyền, dẻo dai
c/ Đọc cho HS viết: 
- GV theo dõi, uốn nắn.
d)Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- GV chấm 5 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
4.Củng cố :
GV cho HS đọc lại những chữ sai
5. Dặn dò : Về nhà viết lại những từ sai.
HS đánh vần những tiếng gạch chân
HS nhận xét 
- Học sinh đọc thầm 
- HSTL.
- HSTL
3 chữ
Viết hoa
- Đọc cá nhân – đ thanh
HS thảo luận nhóm 2
..ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
..lành, nổi, liềm.
ngang, hạn, đàn.
BC
HS viết bài
- Học sinh đổi vở chấm chéo.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì 
HS làm BT
Tuần 1
Tự nhiên và xã hội :	
 NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
NS : 17/8/2011
Thứ sáu
NG : 24/8/2011
I/ MỤC TIÊU : 
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh .
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
II/ ĐDDH : - Các hình trong SGK-Trang 6, 7
Gương soi nhỏ .
III. Các kĩ năng sống được giáo dục :
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.
Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không thở bằng miệng.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2.Kiểm tra bài cũ:
 BTTN : Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Cơ quan hô hấp gồm :
A. Mũi, hai lá phổi
(B). Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
C. Khí quản, phế quản và hai lá phổi
 GV nhận xét việc học bài cũ.
3. Bài mới : 
- Giới thiệu bài : Nên thở như thế nào ? 
 + HĐ1: Thảo luận cả lớp
a) Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
b) Cách tiến hành :
- GV HD HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong lỗ mũi của mình và trả lời câu hỏi:
H: Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
H2: Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ?
H3: Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
H4: Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
=> GV kết luận
 + HĐ 2 : Làm việc với SGk.
a) Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hítn thở không khí có nhiều khói, bụi,đối với sức khoẻ.
b) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình, 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành 
+ Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp cùng suy nghỉ trả lời câu hỏi 
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ?
* GV kết luận : Khi được hít thở bầu không khí trong lành, cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ khí ô xy cho máu đi nuôi cơ thể nên chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu..Nếu phải hít thở không khí bị ô nhiễm , cơ thể ta sẽ ngột ngạt, khó chịu, có hại cho sức khỏe.
+ Liên hệ giáo dục :
- Nơi em ở có không khí trong lành hay có nhiều khói bụi ?...
** Làm thế nào để ngăn cản khói, bụi và có không khí trong lành ?
4. Củng cố : Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng ?	
BTTN : Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi họng ?
A. Cần lau sạch mũi 
B. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các loại nước sát trùng khác
(C). Cả hai ý trên
5. Dặn dò :
Thực hiện những điều đã học.
Viết bài vào vở.
Nhận xét tiết học
- HS làm BC – 1 HS lên bảng
HS mở SGK
HS trả lời
....bụi đen, dịch nhầy
HS trả lời
- HSTL
- HS nhắc lại
HS làm việc theo cặp- quan sát các hình 3, 4, 5.
khoan khoái, dễ chịu
ngột ngạt, khó chịu
-
 HS trình bày câu hỏi trên
- HS trả lời.
HS nhắc lại
- HS giỏi trả lời
- ghi ý đúng vào bảng con
- Cả lớp
SINH HOẠT TẬP THỂ
I/ Nhận xét tuần qua :
 - Ổn định nề nếp lớp, chia chỗ ngồi, chia tổ, bầu ban cán sự lớp.
 - Vở sách đầy đủ, bao bọc cẩn thận, có nhãn vở. Vệ sinh lớp học sạch sẽ
 - Ổn định nề nếp ra vào lớp, nề nếp thể dục giữa giờ.
II/ Công tác đến :
- Chuẩn bị khai giảng năm học mới : tham gia các trò chơi dân gian - Nắm và chọn đối tượng để bồi dưỡng ngay từ đầu năm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2011_2012.doc