Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 11

Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 11

Toán

TIẾT SỐ 51 : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.

* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3 (dòng 2).

* Điều chỉnh nội dung : Dòng 2 ở bài tập 3 : Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn : 24 - 10 - 2013
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Chào cờ
Toán
TIẾT SỐ 51 : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3 (dòng 2).
* Điều chỉnh nội dung : Dòng 2 ở bài tập 3 : Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS giải bài toán
- GV nêu bài toán như SGK.
- Yêu cầu HS đọc lại bài toán.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
? Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp ?
? Số xe đạp bán ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ?
? Bài toán yêu cầu tính gì ?
? Muốn biết số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta cần biết gì ?
? Đã biết số xe ngày nào ? 
? Số xe ngày nào chưa biết ?
- Vậy ta cần tìm số xe ngày chủ nhật.
- GV yêu cầu HS giải bài toán.
c. Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Vẽ sơ đồ như SGK.
? Bài toán yêu cầu gì ?
? Muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện ta làm như thế nào ?
? Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- GV hướng dẫn tương tự bài 1.
* Bài 3 (dòng 2):
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
à Lưu ý cho HS phân biệt khái niệm gấp và thêm. 
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS đọc.
- HS quan sát.
- 6 xe đạp.
- Gấp đôi.
- Tính số xe bán cả hai ngày.
- Biết số xe mỗi ngày.
- Đã biết số xe ngày thứ bảy.
- Chưa biết số xe ngày chủ nhật.
- HS nghe.
- HS trình bày bài giải.
Bài giải
Số xe đạp ngày chủ nhật là :
6 x 2 = 12( xe)
Số xe đạp bán được cả hai ngày là :
6 + 12 = 18 (xe)
Đáp số : 18 xe đạp
- HS đọc.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- Tính tổng quãng đường từ nhà đến chợ và từ chợ đến bưu điện.
- Chưa biết, ta cần tính trước.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Quãng đường từ chợ đến Bbưu điện tỉnh là
5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến Bưu điện tỉnh là:
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số : 20 km
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS nghe.
- Kết quả : Số cần điền là :
12 ; 10 8 ; 14
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT SỐ 21 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I. MỤC TIÊU
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ : 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút, bảng phụ.
- Mỗi HS mang một ảnh chụp gia đình, họ hàng của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1 : Phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng
* Mục tiêu : Nhận biết mối quan hệ họ hàng qua tranh.
* Bước 1: Thảo luận nhóm
- Trong hình vẽ 1 có những ai ? Gia đình đó có mấy thế hệ ? (Đó là ông bà, bố mẹ và các con. Đây là bức vẽ gia đình 3 thế hệ).
? Ông bà Quang có bao nhiêu người con, đó là những ai ? (Ông bà Quang có 2 người con đó là bố Quang và mẹ Hương).
? Ai là con rể của ông bà ? (Bố bạn Hương).
? Ai là con dâu của ông bà ? (Mẹ bạn Quang).
? Ai là cháu ngoại của ông bà, cháu nội của ông bà ? (Hương và em Hương, Quang và em Quang).
à Kết luận : Đây là bức vẽ gia đình 3 thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con.
* Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ gia đình.
- HS quan sát sơ đồ.
- HS thực hành vẽ sơ đồ theo sự hướng dẫn của GV.
Ông - Bà
Bố - mẹ Quang và Thuỷ
Bố - mẹ Hương và Hồng
H
H
Q
T
? Gia đình có mầy thế hệ ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai ?
? Ông bà sinh được ai ?
? Ông bà có mấy con rể, con dâu ? Là những ai ?
? Con ông bà sinh được mấy người con ?
- HS thi nhau kể trước lớp.
- Lớp theo dõi, bổ sung, nhận xét.
c. Hoạt động 2: Xưng hô đói xử với họ hàng
* Mục tiêu : Biết cách ứng xử, xưng hô với những người trong họ hàng.
* Bước 1:
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi :
? Mẹ Hương thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang ? (Mẹ Hương thuộc họ nội bạn Quang).
? Bố Quang thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương ? (Bố Quang thuộc họ ngoại của bạn Hương).
* Bước 2 : Hoạt động cả lớp. 
? Anh em Quang và chị em Huơng có nghĩa vụ gì đối với những người trong họ hàng nhà mình ? (Anh em Quang và chị em Hương phải yêu thương, quý trọng và lễ phép với những người họ hàng nhà mình.
3. Củng cố, dặn dò 
? Những người trong gia đình cần có tình cảm như thế nào với nhau ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS thực hành lễ phép với những ngời họ hàng nhà mình.
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Chính tả
TIẾT SỐ 19 : NGHE – VIẾT : TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ong/oong (BT 2).
- Làm đúng BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết nội dung BT2. 
- Giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS giải câu đố ở tiết 20. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết. 
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung của bài : Tác giải nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chièu thổi nhẹ.
? Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giải nghĩ đến gì ? 
? Bài chính tả có mấy câu ? (4 câu).
? Nêu các tên riêng trong bài ? (Gái, Thu Bồn).
* Luyện viết tiếng khó 
- HS luyện viết vào vở nháp.
- GV đọc : trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời,...
- GV quan sát, sửa sai.
* HS viết bài CT
- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn cho HS .
- GV đọc lại bài cho HS soát bài.
c. Chấm, chữa bài
- GV thu vở chấm điểm.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập CT
* Bài tập 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Kính cong, đường cong, làm xong việc, cái xoong.
- HS đổi vở soát lỗi.
* Bài tập 3a: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 nhóm làm vào giấy sau đó dán lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Từ chỉ sự vật bắt đầu bằng s : sông, suối, sắn, sen, sáo, sóc, sói,...
* Từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất bắt đầu bằng x là : mang sách, xô đẩy, xọc,...
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
TIẾT SỐ 52 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
	* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 3, Bài 4 (a, b).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn tìm số ô tô còn lại làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán theo sơ đồ tóm tắt.
? Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Gấp lên một số lần ta thực hiện phép tính gì ?
? Bớt đi một số đơn vị ta thực hiện phép tính gì ?
? Giảm một số đi nhiều lần ta thực hiện phép tính gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào ?
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- 1, 2 HS đọc.
- HS nêu.
- HS nêu.
- Lấy số ô tô lúc đầu rời bến cộng với số ô tô lúc sau rời bến. Lấy số ô tô có trong bến trừ đi số ô tô rời bến.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số ô tô rời bến là :
18 + 17 = 35 (ô tô)
Bến xe còn lại số ô tô là :
45 - 35 = 10(ô tô)
Đáp số : 10 ô tô
- 2 HS đọc bài toán theo sơ đồ tóm tắt.
- HS nêu.
- HS nêu cách giải.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số học sinh khá có là :
14 + 8 = 22 (bạn)
Số học sinh giỏi và khá có tất cả là :
14+ 22 = 36 (bạn)
Đáp số : 36 bạn
- HS đọc.
- Phép nhân.
- Phép trừ.
- Phép chia.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
* Kết quả :
a) 12 x 6 = 72 ; 72 - 25 = 47
b) 56 : 7 = 8 ; 8 - 5 = 3
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
Luyện Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
	- Củng cố cách nhân, cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. 
	- Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: 
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? 
? Bài toán có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào ?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
* Bài 2: 
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài ...  bài đúng.
 -HS đọc kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
a. Nhà sàn, đơn sơ, suối chảy, sáng lưng đồi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 
Tự nhiên và xã hội
TIẾT SỐ 22 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ : 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút, bảng phụ.
- Mõi HS mang một ảnh chụp gia đình, họ hàng của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1
* Muc tiêu: Củng cố lại kiến thức về họ hàng.
* Cách tiến hành :
? Kể tên những ngưỡi trong gia đình em ? 
- HS kể tên những người trong gia đình nhà mình.
? Họ nội em có những ai ?
? Họ ngoại có những ai ?
b. Hoạt động 2: Trò chơi : “Xếp hình gia đình và liên hệ bản thân”
* Mục tiêu: Củng cổ những hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
* Cách tiến hành :
* Bước 1: Trò chơi : “Xếp hình gia đình”
- Phổ biến cách chơi, phát miếng ghép những thành viên trong gia đình.
- Chơi trò chơi: Vẽ sơ đồ và giải thích mối quan hệ họ hàng.
* Bước 2: Liên hệ bản thân
? Liên hệ bản thân gia đình mình đang sống ?
3. Củng cố, dặn dò
? Những ai là họ hàng bên nội ? Những ai là họ hàng bên ngoại ? 
? Những người trong gia đình cần có tình cảm như thế nào với nhau ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 54 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2 (cột a), Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, các tấm bìa (Mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc HTL bảng nhân 8.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài. 
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính ?
? Trong một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện như thế nào ?
- Yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- GV treo bảng phụ.
? Đếm số ô vuông ở mỗi hàng, mỗi cột ?
? Thực hiện phép tính để tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ?
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 8.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2, 3 HS đọc.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện nhẩm và nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Tính từ trái sang phải.
- Ta thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 8 x 3 + 8 = 24 + 8 
 = 32
8 x 4 + 8 = 32 + 8 
 = 40
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số mét dây đã cắt đi là :
8 x 4 = 32(m)
Số mét dây còn lại là :
50 - 32 = 18 (m)
Đáp số : 18 mét
- HS quan sát.
- Mỗi hàng có 8 ô, mỗi cột có 3 ô.
- HS nêu.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS chữa bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
a) Có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật là : 
8 x 3 = 24 (ô vuông)
b) Có 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. 
Số ô vuông trong hình chữ nhật là :
3 x 8 = 24 (ô vuông)
Nhận xét : 8 x 3 = 3 x 8
- HS đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn đối tượng Toán
BẢNG NHÂN 8
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về bảng nhân 8.
- Vận dụng bảng nhân 8 để giải toán.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- 3, 4 HS đọc thuộc bảng nhân 8.
? Nêu nhận xét về các cột thừa số và kết quả của bảng nhân 8 ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: (Dành cho HS Trung bình, yếu)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lần lượt nêu miệng kết quả của từng cặp phép nhân.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
? Nêu nhận xét về kết quả của từng cặp phép nhân ?
? Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích thay đổi thế nào ?
* Bài 2: (Dành cho HS Trung bình, yếu)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
? Muốn tìm một trong hai thừa số ta làm thế nào ?
- HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài 3: (Dành cho HS cả lớp)
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm bài HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài giải
Số bóng điện 6 phòng học đó có là :
8 x 6 = 48 (bóng điện)
Đáp số : 48 bóng điện
3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS đọc bảng nhân 8.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 55 : NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2 (cột a), Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, Phiếu HT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 8.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân
- GV ghi bảng : 123 x 2 = ?
- GV gọi HS đặt tính theo cột dọc. 
? Ta thực hiện tính từ đâu ?
- Yêu cầu HS làm nháp.
- GV gọi HS nêu cách tính (Nếu HS làm sai thì GV mới hướng dẫn HS tính như SGK).
* Tương tự GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính: 326 x 3.
à GV lưu ý cho HS cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
c. Luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
? Nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS tương tự bài 1.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? x là thành phần nào của phép tính ?
? Nêu cách tìm số bị chia ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2, 3 HS đọc.
- HS nghe.
- HS quan sát.
- HS đặt tính.
- Thực hiện từ phải sang trái.
- HS làm nháp và nêu cách tính.
 123
 x 
 2
 246
 123 x 2 = 246.
- HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS nêu.
- HS nêu.
- 5 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
 341 213 212 110 203
x x x x x
 2 3 4 5 3
 682 639 848 550 609
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS đọc bài toán.
- Mỗi chuyến máy bay chở được 116 người.
- 3 chuyến máy bay chở được bao nhiêu người ?
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Ba chuyến máy bay chở được số người là
116 x 3 = 348 (người)
Đáp số : 348 người
- HS quan sát.
- 1 HS đọc. 
- x là số bị chia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x = 707 x = 642
- HS chơi trò chơi.
101 x 5
122 x 4
143 x 2
 505 284 488
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn chữ
ÔN CHỮ HOA G (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa G (2 dòng chữ Gh) ; viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (2 dòng) và câu ứng dụng : Ai về ... Loa Thành Thục Vương (4 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ viết hoa : G, R, Đ.
- Tên riêng và câu ca dao trong bài.
- Vở rèn chữ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết : G, Gò Công. 
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Hướng dẫn HS luyện viết vở nháp
* Luyện viết chữ hoa 
- GV yêu cầu HS quan sát bài viết.
? Hãy tìm các chữ hoa có trong bài ? (G, R, Đ, L, T, A, V).
- GV viết mẫu các chữ, kết hợp nhắc lại cách viết. 
- GV đọc các chữ hoa. 
- HS luyện viết vở nháp (3 lần).
- GV quan sát, sửa sai.
* Luyện viết từ ứng dụng
- GV gọi HS đọc tên riêng. 
- GV giới thiệu về tên riêng Ghềnh Ráng.
- GV viết mẫu tên riêng. 
- HS quan sát.
- HS luyện viết vào vở nháp (2 lần).
- GV quan sát, sửa sai.
* Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng.
? Nêu tên các chữ viết hoa trong câu ca dao ?
- HS viết vào vở.
- GV nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở rèn chữ
- GV nêu yêu cầu của bài viết.
+ Viết các chữ hoa Gh : 2 dòng.
+ Viết tên riêng Ghềnh Ráng : 2 dòng.
+ Viết câu ca dao : 4 lần.
- HS viết bài vào vở.
d. Chấm, chữa bài
- GV thu bài, chấm điểm.
- GV nhận xét bài viết. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc