Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 12

Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 12

Toán

TIẾT SỐ 56 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- HS biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.

* Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 3, 4), Bài 2, Bài 3, Bài 4, Bài 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, Phiếu HT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn : 01 - 11 - 2013
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013
Chào cờ
Toán
TIẾT SỐ 56 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
* Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 3, 4), Bài 2, Bài 3, Bài 4, Bài 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, Phiếu HT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
? Muốn tính tích ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? x là thành phần nào của phép tính ?
? Nêu cách tìm số bị chia ?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- GV đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán giải bằng mấy phép tính?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 5:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Thực hiện phép nhân các thừa số.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Thừa số
423
105
241
Thừa số
2
8
4
Tích
846
840
964
- HS đọc.
- x là số bị chia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705 
- 2, 3 HS đọc bài toán.
- Mỗi hộp có 120 cái kẹo.
- 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- 1,2 HS đọc bài toán.
- Có 3 thùng, mỗi thùng 125l, lấy ra 185l.
- Còn lại bao nhiêu lít dầu.
- Bài toán giải bằng hai phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số lít dầu có trong ba thùng là :
125 x 3= 375 (l)
Số lít dầu còn lại là :
375 - 185 = 190 (l)
Đáp số : 190 lít dầu
- Viết theo mẫu.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT SỐ 23 : PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
* Các KNS được giáo dục :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy.
- Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Kĩ năng tự bảo vệ : Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hìnhtrang 44, 45 SGK, sưu tầm tren báo về những vụ hỏa hoạn.
- Liệt kê những vật dễ cháy cùng với nơi cất chúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp đôi
* Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
* Cách tiến hành :
- HS làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình1, 2 trang 44, 45 trả lời câu hỏi. 
- HS quan sát các tranh SGK để thảo luận trả lời các câu hỏi.
? Em bé trong hình 1 có thể gặp khó khăn gì ?
? Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1 ?
? Bếp củi hình 1 hay hình 2 an toàn ? Vì sao ?
+ Trong hình 1: Bếp có rất nhiều chất gây cháy: Can dầu hoả; củi rải rác quanh bếp dễ bén lửa, diêm đổ quanh đè dầu, một em bé đang chơi quanh đèn.
+ Bếp củi hình 2 : An toàn hơn. Vì xung quanh bếp không có chất dễ cháy, bếp gọn gàng.
* Bước 2: Trình bày kết quả
- HS trình bày kết quả theo cặp.
- Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 3: Làm việc cả lớp
? Kể một vài thiệt hại do cháy gây ra ? 
- HS thi nhau kể.
* Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu
* Cách tiến hành :
* Bước 1: Động não
? Cái gì có thể gây dễ cháy trong nhà bạn ? Chúng được cất ở đâu ? 
? Theo em là an toàn chưa ?
* Bước 2: Thảo luận và đóng vai
- Tập đóng vai theo tình huống nhóm xây dựng thành tiểu phẩm.
- Đại diện trình bày kết quả.
- HS thực hành báo động cháy.
- HS hát bài “Lính cứu hoả”.
- HS nêu: Số điện thoại cứu hoả là 114.
- Chơi trò chơi gọi “Cứu hoả”.
? Tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn cháy nhà ?
* Bước 3: Làm việc cả lớp
3. Củng cố, dặn dò
- Cả lớp hát bài “Lính cứu hoả”.
? Nêu số điện thoại trực của cứu hoả ?
- Trò chơi gọi cứu hoả.
- Dặn dò HS thực hành thật cẩn thận khi đun nấu, bếp phải được vệ sinh sạch sẽ, không để các thứ dễ cháy gần bếp, tắt bếp khi đã sử dụng xong.
Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013
Chính tả
TIẾT SỐ 21 : NGHE – VIẾT : CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TÊU
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ooc (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho HS viết: Nhà sàn, đơn sơ, suối chảy.
- HS viết vào vở nháp, 2 HS viết trên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài CT một lần.
- 2 HS đọc lại bài CT.
- GV giúp HS nhận xét.
? Bài CT có mấy câu? (3 câu).
? Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?( Huế, Cồn Hến, Hương. Vì đó là tên riêng).
? Nêu cách trình bà bài văn xuôi? (Dòng đầu phải lui vào một ô).
* Luyện viết tiếng khó
- GV đọc : Hương, Huế, Cồn Hến, nghi ngút. 
- HS viết vào vở nháp.
- 2 HS đọc lại các từ đó.
* GV đọc cho HS viết CT
- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết,
- GV đọc lại cho HS soát lỗi. HS dùng bút chì để sửa.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5-7 bài, nêu nhận xét.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập CT
* Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
* Bài tập 3a: 
- HS đọc câu đố. 
- HS nêu lời giải.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng : Trâu - trầu - trấu.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về xem lại bài viết và chuẩn bị bài học sau.
Toán
TIẾT SỐ 57 : SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ 
I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
* Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ, Phiếu HT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn thực hiên so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- GV nêu bài toán (như SGK).
- Yêu cầu HS lấy một sợi dây dài 6 cm. Cắt đoạn dây đó thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn dài 2cm.
? Cắt được mấy đoạn ?
? Vậy 6cm gấp mấy lần so với 2cm ?
? Tìm phép tính tương ứng?
- Vậy số đoạn dây cắt ra chính là số lần mà đoạn thẳng AB gấp đoạn thẳng CD.
- GV hướng dẫn cách trình bày bài giải.
à Đây là bài toán dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
? Vậy muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
c. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
? Nêu số hình tròn màu xanh? Màu trắng?
? Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm như thế nào ?
? Hình a có số hình tròn xanh gấp mấy lần số hình tròn trắng ?
- Tương tự HS trả lời phần b và c.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- HS đọc lại bài toán.
- HS thực hành theo GV.
- Cắt được 3 đoạn.
- Gấp 3 lần.
- 6 : 2 = 3 (đoạn).
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là :
6 : 2 = 3 (lần)
Đáp số : 3 lần
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- HS nêu.
- Hình a có 6 hình tròn xanh, 2 hình tròn trắng.
- Ta lấy số hình tròn xanh chia cho số hình tròn trắng
- Số hình tròn xanh gấp số hình tròn trắng số lần là: 6 : 2 = 3 (lần)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài.
- 1,2 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số cây cam gấp số cây cau số lần là :
20 : 5 = 4 (lần)
Đáp số : 4 lần
- 1, 2 HS đọc bài toán.
- Một con lợn nặng 42kg, một con ngỗng nặng 6kg.
- Con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- Lấy số lớn chia cho số bé.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013
Luyện Toán
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ 
I. MỤC TIÊU
	- Bi ... S khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
* Các KNS dược giáo dục :
- Kĩ năng hợp tác : Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
- Kĩ năng giao tiếp : Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình SGK trang 46, 47.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
? Để phòng cháy khi nhà chúng ta cần phải làm gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Muc tiêu: Biết một số hoạt động diễn ra trong các giờ học.
* Cách tiến hành
* Bước 1:
? Kể tên một số giờ hoạt động diễn ra trong giờ học ? 
- HS kể.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bước 2: Trình bày, trả lời câu hỏi trước lớp
? Hình 1 thể hiện hoạt động gì ?
- QS cây hoa trong giờ TNXH.
? Hình 2 thể hiện hoạt động gì ? 
- Kể chuyện theo tranh trong giờ Tiếng Việt.
? Hình 3 thể hiện hoạt động gì ?
- Thảo luận nhóm trong giờ đạo đức.
? Hình 4 thể hiện hoạt động gì ?
- Trình bày sản phẩm trong giờ thủ công.
? Hình 5 thể hiện hoạt động gì ?
- Làm việc cá nhân trong giờ Toán. 
? Hình 6 thể hiện hoạt động gì ? 
- Tập thể dục.
* Kết luận: Trong giờ học các em được tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
c. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập
* Mục tiêu: Biết kể tên các môn học HS được học ở trường. Biết nhận xét thái độ của bản thân và của bạn.
* Cách tiến hành
* Bước 1: Thảo luận nhóm
? Công việc chính HS làm ở trường là gì ? Kể tên môn học em được học ở trường ? 
+ Toán, Tiếng Việt, TNXH, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh, Thủ công, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật. 
+ Công việc chính của HS ở trường là học.
- HS liên hệ với tình hình học tập ở lớp mình.
* Bước 2: Báo cáo kết quả
3. Củng cố, dặn dò
- HS liên hệ tình hình học tập của lớp.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 59 : BẢNG CHIA 8
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
* Bài tập cần làm : Bài 1 ( cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. 
- Bảng phụ, Phiếu HT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8
- GV gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng ?
- Tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa ?
? Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa ?
? Vậy 8 chia 8 được mấy ?
- GV ghi bảng: 8 : 8 = 1.
* Tương tự lập các phép chia khác để hoàn thành bảng chia 8.
- Luyện HTL bảng chia 8.
c. Hứng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
? Tính nhẩm là tính như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét,chữa bài.
* Bài 2: 
- GV hướng dẫn tương tự như bài 1.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS thi đọc HTL bảng chia 8.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- 8 được lấy 1 lần.
 8 x 1 = 8.
- Có 1 tấm.
- 8 : 8.
- 8 : 8 = 1.
- HS đọc.
- HS lập bảng chia 8.
- HS thi đọc bảng chia 8.
- Tính nhẩm.
- HS trả lời.
- HS nhẩm vào vở.
- HS nêu kết quả.
- HS chữa bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1, 2 HS đọc bài toán. 
- Tấm vải dài 32m cắt thành 8 mảnh bằng nhau.
- Mỗi mảnh dài bao nhiêu mét ?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Mỗi mảnh vải có số mét là :
32 : 8 = 4 (m)
Đáp số : 4 mét
- 1, 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số mảnh vải cắt được là:
32 : 8 = 4 (mảnh)
Đáp số : 4 mảnh
- HS thi đọc HTL.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn đối tượng Toán
BẢNG CHIA 8
I. MỤC TIÊU
	- Củng cố về phép chia va phép nhân trong bảng chia 8, nhân 8. 
	- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
	- Áp dụng giải bài toán có lời văn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- 3, 4 HS đọc thuộc bảng chia 8.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: (Dành cho HS Trung bình, Yếu)
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu nào ?
- HS làm bài bài vào vở và nêu kết quả. 
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
* Bài 2: (Dành cho HS Trung bình, Yếu)
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV gọi một số HS đọc lời giải. 
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài giải
Lợn mẹ nặng gấp lợn con số lần là:
56 : 8 = 9 (lần)
Đáp số : 9 lần
* Bài 3: (Dành cho HS Khá, giỏi)
- HS đọc bài toán. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
? Muốn biết bác An còn lại bao nhiêu ki-lô-gam khoai thì phải biết gì ?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm bài HS. 
- GV gọi một số HS đọc lời giải trước lớp. 
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài giải
Số ki-lô-gam khoai bác An bán đi là :
72 : 8 = 9 (kg)
Số ki-lô-gam khoai bác An còn lại là :
72 - 9 = 63 (kg)
Đáp số : 63kg khoai
3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS đọc bảng nhân.
- 2HS đọc bảng chia 8. 
? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 60 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
- Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ, Phiếu HT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 8.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
? Tính nhẩm là tính như thế nào ?
? Khi biết kết quả của 8 x 6 = 48 có tính ngay kết quả của 48 : 8 được không ?
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 4 HS làm bài trên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán giải bằng mấy phép tính ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán nào ?
? Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào ?
? Muốn tìm 1/8 số ô vuông trước hết ta cần biết gì ?
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS thi đọc nối tiếp bảng chia 8
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2, 3 HS đọc.
- HS nghe.
- Tính nhẩm.
- HS trả lời.
- Được vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- HS nhẩm và nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- 4 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- 1, 2 HS đọc bài toán.
- Có 42 con thỏ, bán đo 10 con, số còn lại nhốt đều vào 8 chuồng.
- Mỗi chuồng nhốt mấy con thỏ ?
- Bài toán giải bằng hai phép tính. 
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán là :
42 - 10 = 32 (con thỏ)
Số con thỏ có trong mỗi chuồng là :
32 : 8 = 4 (con)
Đáp số : 4 con thỏ
- Tìm 1/8 số ô vuông của mỗi hình.
- Tìm một phần mấy của một số.
- Lấy số đó chia cho số phần.
- Ta cần biết số ô vuông của mỗi hình.
- HS đếm số ô vuông rồi tính 1/8 số ô vuông của mỗi hình.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS chữa bài.
a) 1/8 số ô vuông của hình a là :
16 : 8 = 2 (ô vuông)
b) 1/8 số ô vuông của hình b là :
24 : 8 = 3 (ô vuông)
- HS thi đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn chữ
ÔN CHỮ HOA H
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng chữ hoa H (2 dòng) ; viết đúng tên riêng Hàm Nghi (2 dòng) và câu ứng dụng : Hải Vân  vịnh Hàn (4 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ viết hoa H, N, V. 
- Các chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở rèn chữ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sợ chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết vở nháp
* Luyện viết chữ hoa 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ : H, N, V.
- HS tập viết vào vở nháp 3 lần.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
* Luyện viết từ ứng dụng 
- GV gọi 2 HS đọc từ ứng dụng.
- GV : Hàm Nghi (1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp,
- GV đọc : Hàm Nghi cho HS viết vào vở nháp 2 lần.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
* Luyện viết câu ứng dụng 
- GV gọi 2 HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu cao dao.
- GV đọc : Hải Vân, Hòn Hồng cho HS viết vào vở nháp 2 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở rèn chữ
- GV nêu yêu cầu.
+ Viết các chữ hoa H : 2 dòng.
+ Viết từ Hàm Nghi : 2 dòng.
+ Viết câu ứng dụng : 4 lần.
- HS viết bài vào vở. 
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS.
d. Chấm, chữa bài
- GV thu bài, chấm điểm. 
- GV nhận xét bài viết.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc