Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 31

Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 31

Tập đọc - Kể chuyện

 BÁC SĨ Y- ÉC- XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A. Tập đọc:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y éc-xanh(Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); Nói lên sự gắn bó của Y éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK)

B. Kể chuyện:

 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.

 - HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY, HỌC: Tranh minh hoạ truyện SGK.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
 Bác sĩ y- éc- xanh
I. Yêu cầu cần đạt: 
A. Tập đọc:
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y éc-xanh(Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); Nói lên sự gắn bó của Y éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK)
B. Kể chuyện:
 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
 - HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ truyện SGK.
III. các Hoạt động dạy, học: TậP ĐọC
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc bài Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi về ND bài.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát ảnh bác sĩ Y-éc-xanh. Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc.
 a. GV đọc toàn bài. Gợi ý cách đọc.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu (đọc 2 lượt). GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
 - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
 - Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ mới được chú giải ở cuối bài.
 - GV nói thêm về bác sĩ Y- éc- xanh, về Nha Trang.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cả lớp đọc ĐT đoạn cuối.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi:
 + Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc- xanh?
 + Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y- éc- xanh là người như thế nào. Trong thực tế, bác sĩ Y- éc- xanh có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
 + Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc -xanh quên nước Pháp?
 + Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc- xanh?
 + Bác sĩ Y- éc- xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang vì sao?
- Gọi HS đọc lại bài 1 lần.
+ Bài văn muốn nói lên điều gì?
 - GV nhận xét và chốt ý của bài.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
 - GV hướng dẫn HS đọc bài bằng cách phân vai (theo nhóm).
 - HS thi đọc bài theo vai.
 - Một số học sinh đọc toàn bài..
Kể chuyện
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ:
 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
 - HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
 - GV hướng dẫn HS hiểu quan sát tranh, cho các em nêu vắn tắt nội dung từng bức tranh.
 + Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
 - HS lưu ý các em kể: kể theo vai bà khách( đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi; đổi từ họ ở cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi...)
 - Một HS kể mẫu đoạn 1 câu chuyện. GV và cả lớp nhận xét.
 - Từng cặp HS tập kể chuyện theo tranh.
 - HS kể từng đoạn trước lớp. Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò:
 - Một vài HS nói về ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện
Toán
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá 2 lần và nhớ không liên tiếp).
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1 HS chữa BT4(SGK).
 - GV nhận xét và đánh giá.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV nêu YC bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3.
 - GV viết trên bảng: 14273 x 3 = ?
 - Cho HS tự đặt tính rồi tính(như SGK).
 	 14273
 	 x 3
 	 42819
 	Vậy: 14273 x 3 = 42819
 - Gọi một số HS nhắc lại cách tính.
Hoạt động2: Thực hành.
Bài 1: Tính: Cả lớp làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng phụ sau đó cả lớp cùng nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Số?
 - GV hướng dẫn HS quan sát bảng (VBT).
 + Muốn tìm tích của 2 thừa số ta làm như thế nào?
 - HS tự tìm tích sau đó điền kết quả vào các ô trống . 
Bài 3: Một HS đọc đề bài.
 - GV nêu câu hỏi để HS tóm tắt,tìm cách giải bài toán.
 - HS trình bày bài giải vào vở.
 - Một HS chữa bài.GV và cả lớp nhận xét. 
Bài giải
Số vở lần sau chuyển được là:
18250 x 3 = 54750 (kg)
Cả hai lần chuyển được số vở là:
18250 + 54750 = 73000 (kg).
 Đáp số: 73000 quyển vở 
 - GV chấm một số bài làm của HS nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
Chiều Luyện Toán
 Luyện Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I. Yêu cầu:
 - Biết cách nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có hai lần nhớ không liền nhau).
 - Rèn luyện kĩ năng tính cho HS.
II. Các hoạt động dạy, học:
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Ôn luyện:
Hoạt động1: Lí thuyết:
 + Muốn tính tích của hai thừa số ta làm như thế nào?
 + Em hãy nêu cách đặt và tính phép tính sau: 23 678 x 2 = ?
 + Muốn thực hiện biểu thức ta làm như thế nào?
GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành.
- GV hướng dẫn HS nhóm 1 làm các BT trong SGK.
- HS nhóm 2 làm thêm các BT sau:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 
 23409 x 4 + 1905 21049 + 10999 x 5
 19109 x 5 - 72019 96016 - 15011 x 6
Bài 2: Tổng của hai số bằng 14760. Tìm hai số đó biết rằng số lớn bằng năm lần số bé.
 - GV theo dõi và chấm một số bài làm của HS nhận xét, chữa bài.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
Luyện đọc
Con cò
i. yêu cầu: 
 - Đọc đúng các từ: Phẳng lặng, uốn khúc, bì bõm, vũ trụ.
 - Hiểu các từ: Màu thanh niên, đánh dậm, vũ trụ, bì bõm, tạo hoá.
 - Hiểu nội dung: Bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp và thanh bình ấy.
ii. các hoạt động dạy, học:
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Luyện đọc:
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu.
 - HS đọc nối tiếp câu, đoạn đồng thời hiểu nghĩa các từ.
 - Đọc đoạn theo nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
 + Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò ?
 + Em cần làm gì để giữ mãi vẻ đẹp được tả trong bài ?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 
 - Thi đọc diễn cảm theo đoạn.
C) Củng cố, dặn dò:
 - Gọi 1HS đọc lại bài và nêu nội dung bài đọc.
 - Dặn về nhà luyện đọc lại tốt hơn.
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Toán
 Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3(b); bài 4. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng phụ. 
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 1HS lên bảng làm bài chữa BT3 (SGK).
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
B) Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu YC tiết học.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 - Yêu cầu học sinh nêu cánh đặt tính và tính.
 - HS tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
 - GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2: Một HS đọc đề bài.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước:
 + Tính số sách đã chuyển: (20 530 x 3 = 61 590)
 + Tìm số sách còn phải chuyển: (87 650 - 61 590 = 26 060)
 - HS tự trình bày bài giải vào vở. Một HS chữa bài lên bảng phụ.
 - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
 - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức
 - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 4: Tính nhẩm.
 - GV hướng dẫn HS tính nhẩm: 5000 x 2 = ?
 Nhẩm: 5 nghìn x 2 = 10 nghìn.
 Vậy: 5000 x 2 = 10 000
 - Tương tự HS làm bài, GV kiểm tra.
 - GV chấm một số bài làm của HS nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài, dặn HS về nhà ôn bài.
Tập đọc
Bài hát trồng cây.
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ).
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ bài đọc.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh và trả lời các câu hỏi về nội dung.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện đọc.
 a. GV đọc toàn bài( giọng vui, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định lợi ích và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người).
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em hai dòng thơ, khổ thơ cuối do 1 em đọc.
 + GV viết bảng những từ khó, hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS đọc nối tiết nhau theo từng khổ thơ.
 + GV hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 + GV giúp HS giải nghĩa những từ mới trong bài.
 - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm bài thơ, trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
 + Cây xanh mang lại những gì cho con người?
 + Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
 + Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài? Nêu tác dụng của chúng?
Hoạt động 4: Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
 - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm. 
 - HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
C) Củng cố, dặn dò:
 + Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.
Chính tả (Nghe- viết)
 Bác sĩ Y-éc-xanh.
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT(2) a hoặc b.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng lớp viết BT2a; 1 tờ phiếu to viết nội dung BT2b
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp 4 tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
 - GV nhận xét chữ viết của HS.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 1 lần bài chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
 + Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang?
 - HS tự tìm những chữ có trong bài văn dễ viết sai, tự viết ... Yện Tập làm văn Tuần 30
I. Yêu cầu: 
 - Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
 - Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
 - HS kể được tên một số nước trên thế giới.
II. các Hoạt động dạy, học : 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Ôn luyện:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS viết thư.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài và giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý. 
	 + Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,... Cần nói rõ bạn đó là người nước nào.
 - Nội dung th phải thể hiện: 
 + Mong muốn làm quen với bạn.
 + Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thớ giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
 - GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc. 
 + Dòng đầu thư phải ghi gì ? ( Ghi rõ nơi viết, ngày tháng năm)
 + Lời xưng hô( bạn... thân mến).
 + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, giới thiệu ...
 + Cuối thư: Lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn, chữ kí và tên.
Hoạt động2: HS viết thư.
 - HS nối tiếp nhau đọc thư của mình. 
 - GV chấm một số bài viết. 
 - HS viết phong bì, bỏ thư, dán tem.
Hoạt động 3: Làm BT sau:
 Em hãy nêu tên một số nước trên thế giới mà em biết?
 - GV theo dõi HS làm bài tập, chấm bài nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết thư.
Luyện Toán
 Luyện Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
I. Yêu cầu: 
 - Củng cố cách thực hiện phép chia trường hợp có một lần chia có dư và số dư cuối cùng là 0.
 - Rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS.
II. các Hoạt động dạy, học : 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Ôn luyện:
Hoạt động 1: Lí thuyết:
 + Muốn chia số có năm chữ số cho số có một chữ số em làm như thế nào?
 + Trong quá trình thực hiện nếu các lần chia tiếp theo mà không chia được cho số chia thì em phải làm gì?
 + Trong phép chia khi nào thì có số dư?
 - GV nhận xét và chốt lại nội dung.
Hoạt động 2: Thực hành:
- HS nhóm 1 làm các BT trong SGK, sau chữa bài.
- GV hướng dẫn HS nhóm 2 làm thêm các BT sau:
Bài 1: Tính: 34764 : 6; 76903 : 7 ; 65321 : 8 ; 96500 : 6; 54210 : 5
Bài 2: Mẹ mua 34768 kg gạo, mẹ đã bán 1/ 4 số gạo đó. Mẹ đưa biếu bà 478 kg. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu kg gạo?
Bài 3: Chu vi hình chữ nhật là 756m , chiều dài gấp 6 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
 - HS đọc và làm BT. 
 - Một số HS chữa bài lên bảng phụ. Cả lớp nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn lại bài. 
Thứ hai, ngày 14 tháng 4 năm 2008
Luyện Tiếng Việt
(2 Tiết )
Luyện đọc, viết bài : Bác sĩ Y-éc-xanh.
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc bài: Bác sĩ Y-éc-xanh .
 - Hiểu được nội dung bài văn .Chép lại bài một cách chính xác trình bày đẹp. 
II. Hoạt động lên lớp 
 1. Luyện đọc 
 - Luyện đọc câu (theo hình thức nối tiếp)
 - Luyện đọc từng nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh)
 * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.(đọc từng đoạn ,cả bài.)
 - Nhận xét thi đua giữa các nhóm.
 - Cho HS đọc phân vai.
 2. Tìm hiểu nội dung 
 - Cho 2 HS khá đọc lại bài.
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
 3. Luyện viết:
 - Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ sau : nghiên cứu, là ủi, im lặng, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân, vỡ vụn
 - Giáo viên đọc bài (từng câu, từng cụm từ) cho học sinh chép bài.
 - Đọc cho học sinh soát lỗi
 4. Chấm chữa bài 
 5. Nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 15 tháng 4 năm 2008
Luyện Toán
ôn Luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện KN thực hiện phép nhân.
- Rèn luyện KN tính nhẩm.
II. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu học sinh nêu cánh đặt tính và tính.
- HS tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
	- GV và cả lớp nhận xét.
 Bài 2: Một HS đọc đề bài.
	- GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước:
	 + Tính số quyển sách đã chuyển đợt đầu: (20530 x 3 = 61590 quyển)
	 + Tìm số quyển sách sẽ chuyển đợt hai: (87650 - 61590 = 26060 quyển)
- HS tự trình bày bài giải vào vở. Một HS chữa bài lên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức	
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
 Bài 4: Tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS tính nhẩm: 5000 x 2 = ?
 Nhẩm: 5 nghìn x 2 = 10 nghìn.
 Vậy: 5000 x 2= 10000
- Tương tự HS làm bài, GV kiểm tra.
Hoạt động 2: Thực hành làm thêm 1 số bài tập vào vở luyện .
 Bài 1: Tính giá trị biểu thức
 23409 x 4 + 1905 21049 + 10999 x 5
 19109 x 5 – 72019 96516 – 15011 x 6
 Bài 2: Trong đợt ủng hộ giúp đỡ người nghèo, lớp 3 A gồm 3 tổ thu được số ntiền như sau: Tổ 1 thu được 17000 đồng; tổ hai thu được gấp đôi tổ 1; tổ 3 được gấp ba tổ 1 . Hỏi lớp 3 A ủng hộ được bao nhiêu tiền?
 Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống toàn bài.
Dặn HS về nhà ôn bài.
Luyện Tiếng Việt 
LUYện Tập làm văn Tuần 30
I. Mục tiêu : 
 - Rèn kĩ năng viết:
 1. Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. Hoạt động dạy- học : 
 Hoạt động1: Hướng dẫn HS viết thư.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý. 
	 + Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,... Cần nói rõ bạn đó là người nước nào.
 - Nội dung thư phải thể hiện: 
 + Mong muốn làm quen với bạn.
 + Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thớ giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
 - GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc. 
 + Dòng đầu thư phải ghi gì ? ( Ghi rõ nơi viết, ngày tháng năm)
 + Lời xưng hô( bạn... thân mến).
 + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, giới thiệu ...
 + Cuối thư: Lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn, chữ kí và tên.
Hoạt động2: HS viết thư.
 - HS nối tiếp nhau đọc thư. 
 - GV chấm một số bài viết. 
 - HS viết phong bì, bỏ thư, dán tem.
Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết thư.
Thứ tư, ngày 16 tháng 4 năm 2008
Luyện Toán 
Luyện Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố cách thực hiện phép chia trường hợp có một lần chia có dư và số dự cuối cùng là 0.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1 : Thực hành 
 Bài 1: Tính.
- HS tự làm bài vào VBT.
- Một HS chữa bài lên bảng phụ (có trình bày cách tính). GV và cả lớp nhận xét.
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức	
 - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
 Bài 3: 
 - HS đọc và tự tóm tắt bài toán. Sau đó lựa chọn phép tính thích hợp rồi trình bày bài giải.
- Một HS chữa bài lên bảng lớp.
Bài giải
Số cốc nhà máy đã sản xuất được là:
 15420 : 3 = 5140 (cái)
 Nhà máy còn phải sản xuất số cốc nữa là:
 15420 - 5140 = 10280 (cái).
 Đáp số: 10280 cái cốc. 
	- GV và cả lớp nhận xét. 
 Bài 4: Xếp hình.
	- HS tự làm bài, GV theo dõi.
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò .
- Nhận xét tiết học . Dặn HS về ôn bài. 
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài : Con cò.
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh củng cố và hiểu được nội dung bài văn .Chép lại bài một cách chính xác, trình bày đẹp. 
II. Hoạt động lên lớp 
 1. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung 
 - Cho 2 HS khá đọc lại bài.
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
 2. Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó: Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ sau:phẳng lặng, lạch nước, quanh co, uốn khúc, lâng lâng, nặng nề, bì bõm, vũ trụ,. 
- Giáo viên đọc bài (từng câu , từng cụm từ) cho học sinh chép bài.
 - Đọc cho học sinh soát lỗi
3.Chấm chữa bài.
Thứ năm, ngày 17 tháng 4 năm 2008
Luyện Tiếng Việt
 Ôn luyện Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố và mở rộng vốn từ về các nước .
 - Ôn luyện về dấu phẩy.
II . Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài1: - Một học sinh đọc yêu cầu bài.
	- GV treo bản đồ lên bảng.
	- Một số HS lên bảng, quan sát bản đồ tìm tên các nước.
	- HS nối tiếp nhau lên bảng dùng que chỉ trên bản đồ. VD: Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin...	 
 Bài 2:- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS làm bài cá nhân.
	- HS đọc kết quả
 	- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng. 
 Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
 Đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau:
	Câu a: ếch con ngoan ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
	Câu b: Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
	Câu c: Trời xanh ngắt trên cao xanh nhưmột dong sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.	
 Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
Luyện Tự nhiên -xã hội
 Ôn luyện
I. Mục tiêu : Sau bài học HS:
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh sạch đẹp.
 - Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Biết Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.
II . Hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
 - GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
	+ Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống?
	+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp? 
Hoạt động 2 : Biết Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.
 GV hỏi: Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất? Mặt Trăng chuyển động \nhưi thế nào so với Trái Đất. 
+ So sánh độ lớn củaTrái Đất , Mặt Trăng, Mặt Trời. 
- GV mở rộng cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ
 Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét về ý thực học tập của HS.
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_31.doc