Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 6

Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 6

Toán

TIẾT SỐ 26 : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn : 19 - 09 - 2013
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
Chào cờ
Toán
TIẾT SỐ 26 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm 1/2, 1/6 của một số.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
? Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa chúng ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông. 
? Mỗi hình có mấy ô vuông ? 
? 1 HS HSXCbHD\
11/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông?
? Hình 2, 4 mỗi hình tô màu mấy ô vuông ?
3. Củng cố, dặn dò
? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS xem trước bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nêu.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS nêu: Chúng ta phải tính 1/6 của 30 bông hoa vì Vân làm được 30 bông hoa và đem tặng bạn 1/6 số bông hoa đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là :
30 : 6 = 5 (bông hoa)
Đáp số : 5 bông hoa
- HS nêu.
- HS quan sát.
- Mỗi hình có 10 ô vuông.
- 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 =2
- Mỗi hình tô màu 1/5 số ô vuông.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tự nhiên và xã hội
TIẾT SỐ 11 : VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
- Nêu được tác hại của việc không giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Các KNS được giáo dục: 
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Các hình trong SGK trang 24, 25.
	- Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là cơ quan bài tiết nước tiểu ?
? Nêu các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi : 
? Tác dụng của một bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
? Nếu bộ phận đó bị hỏng hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến điều gì ?
+ Nhóm 1 : Thảo luận tác dụng của thận.
+ Nhóm 2 : Thảo luận về tác dụng của bàng quang.
+ Nhóm 3 : Thảo luận về tác dụng của ống dẫn nước tiểu.
+ Nhóm 4 : Thảo luận về tác dụng ống đái.
- GV treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- GV gọi đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Thận có tác dụng lọc chất độc từ máu. Nếu thận bị hỏng chất độc sẽ còn trong máu làm hại cơ thể.
+ Bàng quang chứa nước tiểu thải ra từ thận. Nếu bị hỏng sẽ không chứa được nước tiểu (hoặc chứa ít).
+ Ống dẫn nước tiểu dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu bị hỏng sẽ không dẫn được nước tiểu.
+ Ống đái dẫn nước tiểu trong cơ thể ra ngoài. Nếu bị hỏng sẽ không thải được nước tiểu ra ngoài.
àKết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
* Bước 1 : Làm việc theo cá nhân 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 25 SGK. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau :
? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
àGV nhận xét, chốt ý :
+ Tranh 2 : Bạn nhỏ đang tắm. Tắm sạch thường xuyên giúp các bộ phận bài tiết nước tiểu và cơ thể được sạch sẽ.
+ Tranh 3 : bạn nhỏ đang thay quần áo. Thay quần áo hằng ngày là giữ sạch cơ thể và các bộ phận bài tiết nước tiểu 
+ Tranh 4 : Bạn nhỏ đang uống nước. Uống nước sạch và đầy đủ giúp cho thận làm việc tốt hơn.
+ Tranh 5 : Bạn nhỏ đang đi vệ sinh. Đi vệ sinh khi cần thiết, không nhịn đi vệ sinh là biện pháp tốt giúp cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động và phòng tránh mắc bệnh đường bài tiết nước tiểu. 
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi :
? Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
? Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót. 
+ Hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày, để tránh bệnh sỏi thận.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không.
- HS liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Chính tả
TIẾT SỐ 11 : NGHE – VIẾT : BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng lớp viết 3 tiếng có vần oam và tìm ững tiếng bắt đầu bằng l/n.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết CT.
- Yêu cầu HS tìm tên riêng trong bài CT.
? Tên riêng trong bài CT được viết thế nào ?
- HS nêu và viết từ khó dễ lẫn : Làm văn, Cô-li-a, lúng túng, ngạc nhiên.
* HS viết bài CT
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát bài.
c. GV chấm, chữa bài
- GV chấm 5-7 bài.
- GV chữa bài, nêu nhận xét chung.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập CT
* Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài. 
a. Khoeo chân. b. Người lẻo khoẻo. c. Ngoéo tay.
* Bài tập 3(a):
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.	
- 3 HS thi làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
 Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem trước bài CT: Nghe - viết: Nhớ lại buổi đầu đi học.
Toán
TIẾT SỐ 27 : CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a), Bài 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu và ghi tựa bài.
b. GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 96 : 3 = ?
- GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng cho HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS : Muốn thực hiện phép chia 96 : 3 ta Đặt tính rồi tính.
- GV cho HS nêu cách tính sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ.
- GV cho HS nêu cách chia rồi nêu kết quả phép tính 96 : 3 = 32.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ?
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu cách tìm của một số.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc bài toán.
? Mẹ hái được bao nhiêu quả cam ?
? Mẹ biếu bà một phần mấy số cam ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết mẹ đã biếu bà bao nhiêu quả cam ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ?
? Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- Đây là phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
96
3
9
32
06
6
0
- 9 chia cho 3 được 3, viết 3, 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
- Hạ 6, 6 chia 3 được 2 viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Ví dụ:
48
4
4
12
08
8
0
 - 4 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.
- Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2, 2 nhân 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
 của 69 kg là : 96 : 3 = 23 (kg)
- HS đọc bài toán.
- Mẹ hái được 36 quả cam.
- Mẹ biếu bà số cam.
- Mẹ đã biếu bà bao nhiêu quả cam ?
- Ta phải tính của 36 quả cam.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Mẹ biếu bà số quả cam là :
36 : 3 = 12 (quả)
Đáp số : 12 quả cam
- HS nêu. ... 12 : CƠ QUAN THẦN KINH
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Các hình trong SGK trang 26, 27.
	- Hình các cơ quan thần kinh phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
? Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào ? 
? Vì sao chúng ta phải có ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Quan sát
* Mục tiêu : Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
* Bước 1: Làmviêc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1, 2 trang 26, 27.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.
? Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng và yêu cầu một số HS lên bảmg chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- HS lên bảng chỉ trên sơ đồ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
c. Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan 
* Bước 1: Chơi trò chơi
- GV cho cả lớp chơi trò chơi phản ứng nhanh (con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang).
? Đã sử dụng các giác quan nào để chơi ?
* Bước 2: Thảo luận theo nhóm
? Não và tuỷ sống có vai trò gì ?
? Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các cơ quan bị hỏng ?
* Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày phần trả lời một câu hỏi.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
à Kết luận:
- Não bà tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem trước bài : Hoạt động thần kinh.
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 29 : PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết số dư phải bé hơn số chia.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa có các chấm tròn, hoặc các con tính, hoặc que tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư
* Phép chia hết
- GV có 8 chấm tròn, chia đều thành hai nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn?
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia 8 : 2 = 4.
- GV : Có 8 chấm tròn chia đều thành hai nhóm, mỗi nhóm được 4 chấm tròn và không thừa chấm tròn. Vậy 8 chia 2 không thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết.
* Phép chia có dư
- GV : Có 9 chấm tròn chia thành 2 nhóm đều nhau. Hỏi mỗi nhóm được nhiều nhất mấy chấm tròn và còn thừa mấy chấm tròn ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 9 : 2. Vậy 9 chia 2 được 4 còn thừa 1 ta nói 9 : 2 là phép chia có dư trong phép chia (1 là số dư) và viết 9 : 2 = 4 (dư 1).
àLưu ý: Trong phép chia có dư số dư phải bé hơn số chia.
c. Thực hành
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu phần a.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.	
? Các phép chia trong bài toán này được gọi là phép chia hết hay chia có dư ?
à Tiến hành tương tự với phần b. 
- Yêu cầu HS so sánh số chia và số dư trong phép chia.
à Yêu cầu HS làm phần c vào vở và đổi chéo vở kiểm tra.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao điền Đ, S.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem trước bài: Luyện tập.
- HS nêu.
- HS nghe.
- Mỗi nhóm có 8 : 2 = 4 chấm tròn.
- HS nêu.
 8
2
8
4
0
8 chia 2 được 4, viết 4.
4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
8 : 2 = 4
- HS thực hành chia 9 chấm tròn thành 2 nhóm. Mỗi nhóm được nhiều nhất 4 chấm tròn và còn thừa 1 chấm tròn.
- HS nghe.
 9
2
8
4
1
9 chia 2 được 4 viết 4.
4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
20
5
15
3
24
4
20
4
15
5
24
6
0
0
0
- Phép chia hết.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
19
3
29
6
19
4
18
6
24
4
16
4
1
5
3
- HS nêu.
19 : 3 = 6 (dư 1) 1<3
29 : 6 = 4 (dư 5) 5 < 6
19 : 4 = 4 (dư 3) 3 < 4
- HS làm phần c vào vở và đổi chéo vở kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS nêu.
- HS chữa bài.
a. Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
b. Ghi S vì 30 : 6 = 5 (không có dư)
c. Ghi Đ vì 48: 6 = 8 (không có dư)
d. Ghi S vì 20 : 3 = 6 (dư 2)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu kết quả : Đã khoanh vào 1/2 số ô tô của hình a.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn đối tượng Toán
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố cách nhận biết về phép chia hết và phép chia có dư.
- Củng cố cách chia hết và cách chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư vào giải toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở luyện Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ	
? Thế nào là phép chia hêt, phép chia có dư ?
? Trong phép chia có dư, số dư như thế nào ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: (Dành cho HS Trung bình, Yếu)	
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 8 HS lên bảng làm bài và nêu cách làm bài.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
? Thế nào là phép chia hết và phép chia có dư ?
* Bài 2: (Dành cho HS Trung bình, Yếu)	
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS giải thích tại sao điền Đ, S.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
? Trong phép chia có dư, số dư như thế nào ?
* Bài 3: (Dành cho HS Khá, giỏi)	 	
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV hướng dẫn HS Trung bình - Yếu.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.y
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
Toán
TIẾT SỐ 30 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2, 4), Bài 3, Bài 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là phép chia hết và phép chia có dư ? Trong phép chí có dư, số dư như thế nào so với số chia ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
? Tìm các phép tính chia hết trong bài ? 
* Bài 2: 
- Hướng dẫn tương tự như bài tập 1.
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- GV HS nêu yêu cầu của bài.
? Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào ?
? Có số dư lớn hơn số chia không ?
? Vậy khoanh tròn vào chữ nào?
- GV có thể mở rộng bài toán yêu cầu HS tìm số dư lớn nhất trong các phép chia với số chia là 4, 5, 6.
3. Củng cố, dặn dò
? Trong phép chia có dư chúng ta cần lưu ý gì về số dư ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS xem trước bài : Bảng nhân 7.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
17
2
16
8
1
17 chia 2 được 8 viết 8.
8 nhân 2 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1.
- Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư không có phép tính nào là phép tính chia hết.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là 0, 1, 2.
- Không có số dư lớn hơn số chia.
- Khoanh tròn vào chữ B.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Rèn chữ
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa D (2 dòng), Đ (2 dòng) ; viết đúng tên riêng Kim Đồng (2 dòng) và câu ứng dụng : Dao có mới ... mới khôn (5 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ viết hoa D, Đ.
- Tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở rèn chữ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS viết bảng, cả lớp viết vào vở nháp các chữ : Chu Van An, Gò Công.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết trên vở nháp
* Luyện viết chữ hoa
- HS tìm chữ hoa: K, D, Đ.
- GV viết mẫu, kết hợp cách viết từng chữ.
- HS tập viết vào vở nháp.
* Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng : Kim Đồng.
- HS tập viết vào vở nháp.
- GV : Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của đội TNTP. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Mà Mạ huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943 - lúc 15 tuổi.
* Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng : 
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- HS tập viết vở nháp chữ Dao.
- GV : Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở rèn chữ
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ D, Đ : Mỗi chữ viết 2 dòng.
+ Viết tên: Kim Đồng : 2 dòng.
+ Viết câu tục ngữ : 5 lần.
- HS viết bài vào vở rèn chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm, chữa bài
- 5 - 7 HS mang vở chấm.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương những HS viết đúng - đẹp.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc