Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 9

Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 9

I/ Mục tiêu :

A. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :

1. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :

- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :

- Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

B. Luyện từ và câu :

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

 

doc 40 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Ôn tập phép so sánh ( 17’ )
Mục tiêu : Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên gọi học sinh đọc câu a)
Giáo viên hỏi :
+ Trong câu văn trên, những sự vật nào được so sánh với nhau ?
+ Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau ?
Giáo viên dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ như, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau.
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 bạn thi đua tiếp sức, mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh rồi chuyền bút cho bạn. 
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1
Sự vật 2
Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
Hồ
chiếc gương bầu dục khổng lồ
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm
Cầu Thê Húc
con tôm
Con rùa đầu to như trái bưởi.
Đầu con rùa
trái bưởi
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn thi đua tiếp sức, mỗi em điền vào 1 chỗ trống. 
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn
Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như 
một cánh diều
Tiếng gió rừng vi vu như 
tiếng sáo
Sương sớm long lanh tựa 
những hạt ngọc
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu dưới đây :
Học sinh đọc : Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh
Trong câu văn trên, những sự vật được so sánh với nhau là hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ
Từ được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau là từ như
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Bạn nhận xét
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh :
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Tập đọc
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu : 
Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ? ( 17’ )
Mục tiêu : Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?
Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc câu a)
Giáo viên hỏi :
+ Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Giáo viên cho học sinh làm bài
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
Gọi học sinh đọc bài làm 
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Gọi học sinh nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết Tập làm văn 
Giáo viên mở bảng phụ ghi tên các truyện và cho học sinh đọc lại
Truyện trong tiết tập đọc
Cậu bé thông minh, Ai có lỗi ?, Chiếc áo len, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và ngựa, Các em nhỏ và cụ già.
Truyện trong tiết tập làm văn 
Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : kể có đúng yêu cầu chuyển lời của Lan thành lời của mình không ? Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh đọc : Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường
Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi Ai ?
Ta đặt câu hỏi : Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân
Bạn nhận xét
Kể lại một câu chuyện đã học tronh 8 tuần đầu
Học sinh nhắc lại
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Giúp học sinh :
Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
Kĩ năng : Học sinh biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
Thái độ : HS ham thích học tập môn toán, tích cực tham gia vào hoạt động học tập. 
II/ Chuẩn bị :
	GV : ĐDDH, ê ke, thước dài.
 HS : vở bài tập Toán 1, thước ê ke.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS 
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : góc vuông, góc không vuông ( 1’ )
Hoạt động 1 : giới thiệu về góc ( làm quen với biểu tượng về góc ) ( 3’ )
Mục tiêu : Bước đầu làm quen với khái niệm về góc 
Phương pháp : Giảng giải, thảo luận, thực hành, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ 1 trong SGK và nói : hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
¹¸»
Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ 2, 3 trong SGK
 ...  được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ
Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt
Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
Cho học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa :
Màu đỏ : tán thành
Màu xanh : không tán thành
Màu trắng : lưỡng lự
Giáo viên cho học sinh thảo luận về lí do học sinh có thái độ tán thành và không tán thành hoặc lưỡng lự
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Giáo viên kết luận : 
Các ý kiến a, c, d, e, f là đúng
Ý kiến b là sai
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh thảo luận nhóm đôi tình huống Giáo viên nêu về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử
Cả lớp thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống
Các nhóm lên bốc thăm tình huống.
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm sắm vai.
Cả lớp thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn
Học sinh lắng nghe
Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm bìa
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở
Sưu tầm các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 2 )
Ôn Tập làm văn 
GV tiếp tục cho học sinh kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến
Giáo viên nêu yêu cầu : Để kể về người hàng xóm của mình, em cần dựa vào các câu hỏi gợi ý và nhớ lại đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em đối với người đó và tình cảm của người đó đối với gia đình em như thế nào ? 
Gọi học sinh đọc các câu hỏi gợi ý :
Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
Người đó làm nghề gì ?
Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
Tình cảm của người hàmg xóm đối với gia đình em như thế nào ?
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về người hàng xóm của mình
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh.
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Học sinh lắng nghe Giáo viên nêu
Cá nhân 
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét.
Học sinh làm bài
Cá nhân
Ôn Chính tả 
GV tiếp tục ôn cho học sinh nghe viết đúng chính tả để chuẩn bị thi kiểm tra viết. 
Giáo viên đọc bài thơ chuẩn bị cho học sinh viết chính tả 
Gọi học sinh đọc lại bài thơ : “ Nhớ bé ngoan”.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Làm quen với việc đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo còn lại ) .
Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài
Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : bảng đơn vị đo độ dài ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Làm quen với việc đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo còn lại ) .
Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài
Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết bài mẫu : 4m 5cm =  cm
Giáo viên : muốn đổi 4m 5cm thành cm ta thực hiện như sau :
+ 4m bằng bao nhiêu cm ?
Giáo viên : vậy 4m 5cm = 400cm + 5 cm = 405 cm
Giáo viên chốt : vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
Cho HS làm bài và sửa bài
GV Nhận xét 
Bài 2 : Tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS đọc 
4m bằng 400 cm 
HS làm bài
HS nêu 
Học sinh làm bài và sửa bài
HS nêu
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc
Ba bạn An, Bình, Cường thi ném bóng. An ném xa 4m 52cm, Bình ném xa 450cm, Cường ném xa 4m 6dm.
Hỏi ai ném xa nhất ? Cường ném được xa hơn An bao nhiêu xăng – ti – mét ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : thực hành đo độ dài.
Làm tiếp các bài còn lại
GV nhận xét tiết học.
 Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS : 
Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
Kĩ năng : Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống lành mạnh, HS vẽ tranh đẹp, đúng với nội dung yêu cầu.
Thái độ : Học sinh có ý thức vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống lành mạnh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Giấy vẽ ( khổ to), nét, màu ( sáp hoặc chì ) – phát cho mỗi nhóm 1 bộ
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập và kiểm tra ; con người và sức khỏe 
Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe ( 1’ )
Hoạt động 1 : Vẽ tranh ( 18’ )
Mục tiêu : Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý
Phương pháp : thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động
Không hút thuốc lá, rượu bia.
Không sử dụng ma túy.
Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí.
Giữ vệ sinh môi trường.
Chủ đề lựa chọn.
Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày. Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm.
Yêu cầu các nhóm trình bày
Hát
Học sinh trả lời
HS chia thành các nhóm, các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 19 : Các thế hệ trong một gia đình. 
Rèn chữ viết 
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho học sinh viết tên riêng : Ba – na, Ê – đê, Xơ – đăng, Gia – rai
Cho học sinh viết bài thơ :
Con ngoan
Nhìn vào trong mắt mẹ
Con thấy con ngoan rồi,
Mẹ nhìn vào con nhé
Mẹ có thấy mẹ vui ?
Hoàng Minh Châu
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét 
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
 @ ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_9.doc