Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10

Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10

Toán

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I/ MỤC TIÊU:

- Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo đọ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cây bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( cách tương đối chính xác).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Thước mét.

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10
Lịch báo giảng (lớp 3A)
buổi sáng
Từ ngày1 tháng 11 đến ngày 5 tháng 11 năm 2010
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
1/11
1
Chào cờ
2
Toán
46
Thực hành đo độ dài.
Ê- ke
3
T. Công
GV chuyên
4
T Đ
19
Giọng quê hương
Tranh SGK
5
TĐ-KC
10
Giọng quê hương
Tranh SGK
3
2/11
1
T D
19
Động tác chân và lườn của bài TD PTC
Tranh TD
2
Toán
47
Thực hành đo độ dài.( TT )
Ê- ke
3
TNXH
19
Các thế hệ trong một gia đình.
Tranh SGK
4
C.Tả
19
(Nghe viết) Quê hương ruột thịt
Vở BT
4
3/11
1
T Đ
20
Thư gửi bà.
2
Toán
48
Luyện tập chung.
3
TN XH
20
Họ nội, họ ngoại
Tranh SGK
4
T.Viết
10
Ôn chữ hoa G ( TT )
Bộ chữ
5
4/11
1
T D
20
Ôn 4 động tác của bài TD PTC; TC:...
Tranh TD
2
Toán
49
Kiểm tra định kì
3
LTVC
10
So sánh; Dấu chấm .
4
C. Tả
20
(Nghe viết) Quê hương 
Vở BT
6
5/11
1
Toán
50
Bài toán giảI bằng 2 phép tính.
2
M T
GV chuyên
3
TLV 
10
Tập viết thư và phong bì thư
Bì thư
4
Đ Đức
10
Chia sẻ vui buồn cùng bạn.( T2)
HĐTT
Tuần: 10
buổi chiều
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
1/11
1
2
Nghỉ
3
3
2/11
1
T .Học
2
T. Anh
GV chuyên
3
 T. Anh
4
2/11
1
L -Toán
Ôn Bảng đơn vị đo độ dài.
2
L. TV
Luyện đọc các bài tập đọc từ tuần 1- 8.
3
Tự học
Luyện chữ
5
4/11
1
L T
Ôn tập .
2
L. TV
Ôn tập .
3
HĐTT
TC: Trồng nụ, trồng hoa.
6
5/11
1
T Học
2
L ÂN
GV Chuyên
3
 nhạc
Tuần 10 
Thứ 2 ngày1 tháng 11 năm 2010
Toán
Thực hành đo độ dài
I/ Mục tiêu:
- Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo đọ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cây bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( cách tương đối chính xác).
II/ Đồ dùng dạy học:
 Thước mét.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Giới thiệu bài : 1’
2/ Các hoạt động:35’
* Bài 1: HS vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước 
* Bài 2: 
HS biết cách đo độ dài
* Bài 3: 
HS biết ước lượng chiều dài các đồ vật
Nhận xét 2’
* Bài 1: HS tự vẽ được các độ dài như trong bài yêu cầu.
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
- HS nêu cách vẽ.
 ( có thể nêu nhiều cách vẽ khác nhau.)
 Ví dụ: Tựa bút trên thước thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số 0 đến vạch có ghi số 5. Nhấc thước ra, ghi chữ A và B ở 2 đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 5 cm.
HS tự vẽ các đoạn thẳng còn lại.
* Bài 2: HS tự đo được độ dài đoạn thẳng, ghi được kết quả đo vào vở BT.
* Bài 3: GV hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng chiều dài các đồ vật.
 Ví dụ: Dùng 1 chiếc thước mét thẳng đứng áp sát chân tường để HS biết được độ dài 1m (hoặc độ cao) bằng ngần nào.
- Sau đó hướng dẫn HS dùng mắt định ra trên bức tường những độ dài 1m.
- HS tự ước lượng độ dài ghi vào vở nháp.
- Sau đó đo kết quả.
- HS đọc ước lượng độ dài và kết quả đo được của từng đồ vật.
- HS nhận xét.
- Cuối tiết học, GV tóm tắt kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm.
Thủ công
(gv chuyên dạy)
Tập đọc - Kể chuyện
Giọng quê hương
I/ Mục tiêu:
Tập đọc
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cẩm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
Tập đọc
ND
HĐ của GV và HS
1/ Giới thiệu bài: 2’
2/ Luyện đọc: 20’
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: 15’
4/ Luyện đọc lại. 12’
Kể chuyện: 20’
3/ Củng cố, dặn dò: 2’
GV giới thiệu vàghi tựa bài
GV đoc mẫu HS lắng nghe
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
* GV hướng dẫn HS luyện đọc và TLCH trong SGK
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về quê hương?
*- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) phân vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên) thi đọc đoạn 2, 3.
- Một nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn.
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2/ Hướng dẫn HS kể lại câu truyện theo tranh.
- HS quan sát tranh minh hoạ, 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn.
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của truyện.
- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo tranh.
- Một HS kể lại câu chuyện: + Kể trong nhóm.
 + Kể cá nhân.
GV nhận xét giờ học.
Thứ 3 ngày 2 tháng 11 năm 2010
Thể dục
Động tác chân, lườn của bài td phát triển chung
I/ Mục tiêu:
Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở , tay của bài thể dục phát triển chung
Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi 
II/ Địa điểm- Phương tiện.
Tranh, sân trường vệ sinh sạch sẽ
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Phần mở đầu: 8’
2/ Phần cơ bản: 20’
3/ Phần kết thúc: 7’
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Tại chổ khởi động các khớp.
- Ôn động tác vươn thở, tay: Ôn từng động tác, sau đố tập liên hoàn 2 động tác.
- Học động tác chân:
 + GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
 + Lần 1 tập theo nhịp chậm.
 + Các lần sau tập theo nhịp hô của GV.
 + Lưu ý HS ở nhịp 1 và 5 phải kiểng gót.
- Học động tác lườn: Hướng dẫn tương tự.
 Lưu ý: Khi bước chân sang ngang, cần bước rộng bằng vai, 2 tay thẳng và dang ngang.
- Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV nhận xét giờ học.
Toán
Thực hành đo độ dài (tiếp)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách do, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Thước mét và ê ke cỡ to.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 5’
B/ Bài mới : 30’
a- Bài 1: 
b- Hoạt động nhóm: BT (1,2) 
C/ Củng cố, dặn dò: 2’
2 HS lên bảng thực hiện:
 4m 3dm = ...... dm 5dm 2cm = ........ cm.
 4hm 3dam = ...... dam 5hm 3m = ........ m.
a- Bài 1: HS đọc bài mẫu, hiểu cách đọc.
- Gọi HS lần lượt đọc số đo chiều cao từng bạn.
- HS thảo luận nhóm, đo chiều dài gang tay các bạn trong nhóm rồi víêt kết quả vào vở bài tập.
- Các nhóm đọc kết quả.
 + Bạn có gang tay dài nhất?
 + Bạn có gang tay ngắn nhất?
- HS tiếp tục đo chiều dài bước chân các bạn trong nhóm rồi viết kết quả vào vở BT.
- Các nhóm đọc kết quả.
 + Bạn có bước chân dài nhất?
 + Bạn có bước chân ngắn nhất?
GV nhận xét giờ học.
Tự nhiên xã hội
Các thế hệ trong một gia đình
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk tr.38, 39.
- HS mang ảnh chụp gia đình mình đến lớp.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp: 7’
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm. 15’
* Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. 15’
Hỏi trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Gọi 1 số HS kể trước lớp.
GV kết luận.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 + Gia đình bạn Minh/ gia đình bạn Lan có mấy thế hệ chung sống? Đó là những thế hệ nào?
 + Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?
 + Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
 + Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?
- Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-> GV kết luận: Gia đình 3 thế hệ, 2 thế hệ, 1 thế hệ.
*- Dùng ảnh giới thiệu về gia đình mình với các bạn trong nhóm.
- Gọi 1 số HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
* Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2,3 thế hệ, có những gia đình có 1 thế hệ.
Chính tả (nghe viết)
Quê hương ruột thịt
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay ( BT2)
- Làm được BT3 a/b 
II/ Đồ dùng dạy học:
VBT
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 5’
B/ Bài mới : 33’
1/ Giới thiệu bài: 1’
3/ Hướng dẫn HS viết c/tả: 8’
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
b- GV đọc cho HS viết. 15’’
c- Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 7’
a- Bài tập 1: 
b- Bài tập 2: 
4/ Củng cố, dặn dò. 1’
HS viết từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, g (3 từ).
GV giới thiệu và ghi tựa bài
 -GV đọc toàn bài 1 lượt.
 Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
- HS chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy? ( ví dụ: Chị Sứ).
- HS tập viết chữ khó : Trái sai, da dẻ, ngày xưa.
GV đọc bài cho HS viết vào vở.
GV đọc lại bài cho HS soát lỗi và chấm 1 số bài của HS 
a- Bài tập 1: Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa vần oay.
- Các nhóm thi tìm từ nhanh.
- HS làm bài tập vào vở BT.
b- Bài tập 2: b) + Thi đọc trong từng nhóm.
 + Thi viết bảng trên lớp.
 + GV kết hợp củng cố cách viết.
GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tịn học
(gv chuyên dạy )
--------------------------------------------------------
Tiếng Anh( 2 tiết) 
( gv chuyên dạy)
--------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 3 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Thư gửi bà
I/ Mục tiêu:
Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. 
Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu. ( trả lời các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 5’
B/ Bài mới : 33’
1/ Giới thiệu bài: 1’
2/- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 12’
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: 8’
4/ Luyện đọc lại: 10’
C/ Củng cố - Dặn dò: 2’
2HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của truyện: Giọng quê hương
 - GV đọc mẫu.
 - Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu
 - Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
 - Luyện đọc theo nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
 HS đọ ...  vui, chuyện buồn ?
 + Hãy kể một câu chuyện, hát một bài hát, đọc một bài thơ.... về chủ đề tình bạn ?
 Lưu ý : Có thể đổi vai phóng viên và vai người được phỏng vấn .
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét , đánh giá tuần 10 :
- Mọi hoạt động đều thực hiện nghiêm túc 
- Nhìn chung HS đi học đều , đúng giờ .
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc .
- Đồng phục đúng qui định.
* Tuyên dương : 
* Tồn tại : Một số HS trực nhật chưa tự giác như: HảI, Vũ.
 - Một số em còn hay quên sách vở như: Trang, Nam.
 - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học như : Toại, Vân Anh, Quyết.
II/ Kế hoạch tuần 11: 
 -Thực hiện nghiêm túc các nội qui của nhà trường.
 - Dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20- 11.
----------------------------------------------------
Buổi chiều
Tin học
( gv chuyên dạy )
--------------------------------------------------
L. Â Nhạc
( Gv chuyên dạy)
---------------------------------------------------
Âm nhạc
( gv chuyên dạy)
---------------------------------------------------
Tuần 10
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: Quê hương 
I) Mục tiêu:
1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ địa phương dễ sai . Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. 
2. Rèn kỹ năng đọc-hiểu:
- Nội dung : Cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của cảnh vật quê hương.
II.Đồ dùng dạy- học
-Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa . 
-Bảng viết sẵn câu cần hướng dẫn HS luyện đoc.
III) Các hoạt động dạy học: 
1) Giới thiệu bài
2) Hoạt động 1: Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài .HS theo dõi đọc thầm
b) HS đọc nối tiếp từng dòng thơ .GV chỉnh sửa cho những HS đọc sai
c) HS đọc nối tiếp từng khổ: 
- HD ngắt nghỉ một số câu
- Kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó
d) Chia nhóm luyện đọc: 4 em 1 nhóm
- Gọi các nhóm luyện đọc
- Cho HS đọc cả bài 
3) Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
- Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?
- Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
4) Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Cho HS xung phong đọc thuộc bài .
- HS nhận xét
5) Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------
Luyện chữ
Giọng quê hương
I) Mục tiêu 
- Nghe viết chính xác đoan 2 của bài: Giọng quê hương
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó.
II) Các hoạt động dạy học 
1) Giới thiệu bài 
2) Hoạt động 1: HD HS viết 
GV đọc bài viết 
2 HS đọc lại 
- Chuyện gì xẩy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? 
- Đoạn này có những dấu câu nào ?
- Những chữ nào phải viết hoa?
 Đọc 1 số từ khó y/c HS viết bảng con 
HS viết : Thuyên, đồng, gương mặt
3) Hoạt động 2 HS viết bài 
GV đọc cho HS viết và soát lỗi 
 HS viết ,soát lỗi 
GV chấm bài 
4) Cũng cố : Bình chọn bài viết đẹp 
 Nhận xét 
---------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2010
Anh
( GV chuyên dạy)
----------------------------------------------------
Thủ công 
( GV chuyên dạy)
-------------------------------------------------------------
Luyện mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
----------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Luyện tiếng việt
Ôn tập
I/ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức
- HS nắm chắc kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người 
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái. Tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong “Bài tập làm văn” . 
- Ôn tập câu; Ai làm gì?
II ) Các hoạt động dạy học.
1)Giới thiệu bài: 
2) Bài tập
GV ghi một số BT yêu cầu HS làm bài sau đó chữa bài 
Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu văn dưới đây:
a/ Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn, lộng lẫy, nhiều tầng.
b/ Những chùm hoa sấu trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
Bài 2: Tìm một số từ chỉ hoạt động, trạng thái trong tiết tập đọc bài “ Bài tập làm văn”
Bài 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
3 )Cũng cố dặn dò:
- Cho HS tìm 1 số từ chỉ hoạt động trạng thái 
 - GV nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------
Tự học: Luyện Tự nhiên xã hội
Các thế hệ trong một gia đình
I/ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
VBT
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn làm bài tập
Câu 1: 
HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
VD: Gia đình A có 3 thế hệ
Câu 2: HS đọc và nêu yêu cầu
GV: Yêu cầu HS giới thiệu và gia đình mình 
HS: Giới thiệu sau đó hoàn thành bài
Câu 3:
GV: - Gia đình có một thế hệ gồm những ai?
- Gia đình có hai thế hệ gồm những ai?
- Gia đình có ba thế hệ gồm những ai?
HS: Trình bày sau đó hoàn thành bài
3/ Củng cố dặn dò
GV: Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2010
Luyện tiếng Việt 
 Ôn: So sánh, dấu chấm 
I)Mục tiêu:
- Tiếp tục làm quen với phép so sánh( So sánh âm thanh với âm thanh)
- Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong 1 đoạn văn.
II)Các hoạt động dạy học.
1)Giới thiệu bài: 
2)Hướng dẫn bài tập 
 Bài 1:Nhận biết hình ảnh so sánh âm thanh
- HS nêu Y/C BT1 - HS đọc thầm 
 Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh của tiếng thác, ào ào trận gió
- GV: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động, lớn hơn nhiều so với bình thường.
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh
 - HS nêu y/c BT2 và làm bài
GV cùng Hs chữa bài
VD: Tiếng suối chảy được so sánh với tiếng đàn cầm. 
Từ so sánh : như
Bài 3: Dấu chấm
- HS nêu y/cBT3
- HS làm bài
3/ Bài tập làm thêm
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau:
Chân ngựa như sắt thép
Luôn săn đuổi quân thù
 Vó ngựa như có mắt
 Chẳng vấp ngã bao giờ
Viết lại hình ảnh so sánh trong khổ thơ trên
Bài 2: Ngắt đoạn văn dưới đây thành năm câu và chép lại cho đúng chính tả
 Một ngày mới bắt đầu màn đêm mờ ảo đang lắng dầnthành phố bồng bềnh nổi giưũa một bờ hơi sương ánh đèn từ muôn ngàn ô cửa sổ loang đi rất nhanh mặt trời chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng mền mại.
4)Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Luyện toán
Ôn tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết dùng thước thẳng, bút để vẽ ĐT có độ dài cho trước.
- Đo độ dài bằng thước sau đó ghi và đọc số đo
- Ước lượng 1 cách chính xác các số đo chiều dài.
- Ôn nhân, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Bảng đơn vị đo độ dài
II) Các hoạt động dạy học: 
1) Giới thiệu bài: 
2)HD thực hành HS mở VBT trang 54
a) HS nêu y/c BT1: Vẽ ĐT có độ dài cho trước
HS làm bài sau đó đổi vở cho nhau kiểm tra
b) HS nêu y/c BT2 :Đo và viết số đo vào chỗ chấm
HS làm bài - 1 em lên bảng
Y/ C HS yếu hoàn thành B1,2 : HS nhận xét
c) HS nêu y/c BT3 : Ước lượng các đồ vật rồi ghi vào chỗ chấm 
GV chấm 1 số bài : 1em lên bảng
3) Bài tập làm thêm:
a/ Dành cho HS yếu – trung bình
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Số đã cho
12
18
24
30
36
42
Gấp 6 lần
Thêm 6 đơn vị
Giảo 6 lần
Bớt 6 đơn vị
Bài 2: Số?
1m 23cm =  cm 4dm 8cm < 4dm  cm
2m 30 cm =  cm 2m 34cm >  m 34cm
3m 5 cm =  cm 102 cm =  m  cm
b/ Dành cho HS khá - giỏi 
Bài 1: Số?
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
36
2
57
4
97
7
49
6
53
3
Bài 2: Số?
1m 23cm =  cm 4dm 8cm < 4dm  cm
2m 30 cm =  cm 2m 34cm >  m 34cm
3m 5 cm =  cm 102 cm =  m  cm
4 ) Cũng cố dặn dò:
- Cho HS lên đo bảng lớp
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2010
Luyện toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
I/ Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức về giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hưóng dẫn HS làm VBT
Bài 1: HS đọc bài toán và phân tích bài
1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Số sách ở ngăn dưới là
32 – 4 – 28 ( quyển)
Số sách ở cả hai ngăn là
32 + 28 = 60 ( quyển)
 Đáp số: 60 quyển sách
Bài 2: Tương tự HS làm bài
Bài 3: HS lập bài toán sau đó giải bài
GV: - Theo dõi hướng dẫn HS gặp khó khăn
 - Chấm và nhận xét
3/ Bài tập làm thêm:
a/ Dành cho HS yếu- trung bình
Bài 1: Bao thứ nhất có 45kg, bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất 15kg. Hỏi cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki – lô - gam gạo?
Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 234l dầu, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 78l dầu. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu?
b/ Dành cho HS khá - giỏi
Bài 1: Bao thứ nhất có 45kg, bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất 15kg. Hỏi cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki – lô - gam gạo?
Bài 2: Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó
 19 bông
Tổ 1: 	.?. bông hoa
Tổ 2:	12 bông
4/ Củng cố, dặn dò: 
GV: Chấm một số bài, nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------- 
Hoạt động tập thể ( Học An toàn giao thông)
Bài 3: Biển báo giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu:
HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204, 210, 211, 423 (a, b), 434, 443, 424.
HS nhận biết dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo khi đi đường để làm theo hiệu lậnh của biển báo.
Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các biển báo, phiếu lớn
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài.
2/ Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 2 biển báo. Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+Hình vẽ bên trong
HS: Thảo luận và đại diện các nhóm trình bày
GV: Chốt ý và giới thiệu các biển báo hiệu 204, 210, 211, 423 (a, b), 434, 443, 424.
Kết luận: Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật có nền màu xanh lam, bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng ( hoặc màu vàng) để chỉ dẫn người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
3/ Nhận biết đúng biển báo
Trò chơi: Điền tên vào biển có sẵn
GV: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi
HS: Các tổ cử đại diện và tham gia chơi
GV – HS: Nhận xét 
4/ Củng cố dặn dò
HS: Nhắc lại nội dung bài
GV: Nhận xét tiết học, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_10.doc