Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

3.1. Giới thiệu bài.

3.2. Luyện tập, thực hành:

* Bài 1:

- Gọi HS đọc bảng số như SGK GV đã đính lên bảng.

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- Hỏi: muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao?

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

* Bài 2:

- Bài tập y/c làm gì?

- Y/c HS tự làm bài.

- GV, HS nhận xét chữa bài.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

* Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.

* Bài 4: (cột 1, 2, 4)

- Y/c HS đọc cột đầu tiên trong bảng (SGK).

- Muốn thêm 4 đơn vị cho một số ta làm thế nào?

- Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào?

- Muốn bớt đi 4 đơn vị của một số ta làm thế nào?

 

docx 30 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 623Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Y/c HS tính 134 x 5 164 : 8 
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc bảng số như SGK GV đã đính lên bảng.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Hỏi: muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao?
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Bài tập y/c làm gì?
- Y/c HS tự làm bài. 
- GV, HS nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Y/c HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
* Bài 4: (cột 1, 2, 4)
- Y/c HS đọc cột đầu tiên trong bảng (SGK).
- Muốn thêm 4 đơn vị cho một số ta làm thế nào?
- Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của một số ta làm thế nào?
- Muốn giảm số đó đi 4 lần ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp các bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét, đối chiếu với bài mình.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Tự kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc.
- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Lấy số đó cộng với 4.
- Lấy số đó nhân với 4.
- Lấy số đó trừ đi 4.
- lấy số đó chia 4.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Tự kiểm tra bài mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
ĐẠO ĐỨC
Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
 - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghia4cac1 gia đình thương binh, liệt sĩ do trường tổ chức.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì tổ quốc.
 - Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì tổ quốc..
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠT HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
 - Kể chuyện - Thảo luận nhóm.
 - Trình bày 1 phút. - Dự án.
 VI . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Các bài hát về chủ đề bài học.
 - Tranh minh hoạ truyện “ Một chuyến đi bổ ích”
 - Các băng giấy viết sẵn các việc làm đối với các thương binh, liệt sĩ.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Phân tích truyện “ Một chuyến đi bổ ích.
- GV kể chuyện kết hợp cho HS xem tranh minh hoạ 
( nếu có).
- GV hỏi :
 + Vào ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu?
 + Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì ?
 + Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ?
 + Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ ?
- GVKL: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn họ.
3. Thực hành
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV cho HS thảo luận nhóm theo bàn với y/c: Các em phân biệt 1 số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ qua các ý kiến sau :
( GV treo băng giấy ghi các việc, y/c HS đọc từng câu và nêu ý kiến. )
 a) Nhân ngày 27/7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
 b) Chào hỏi lễ phép với các chú thương binh.
 c) Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
 d) Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với các bạn HS trong trường.
- GVKL: Những việc a,b,c là những việc nên làm,việc d không nên làm. ..
4. Vận dụng
 + Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì ?
GV cho HS hát các bài về: Ca ngợi công ơn của các thương binh, liệt sĩ.
-Về nhà các em thực hiện giúp đỡ, biết ơn các thương binh,liệt sĩ. Điều tra các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở trường hoặc địa phương em tổ chức.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS nghe kể chuyện.
-các bạn HS lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng.
-Các bạn đến trại điều dưỡng để thăm sức khoẻ các cô chú thương binh và lắng nghe các cô chú kể chuyện.
-Là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc
-kính trọng và biết ơn.
-HS thảo luận theo y/c
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Việc cần nên làm để tỏ lòng biết ơn
-Là việc cần làm để thể hiện sự tôn trọng
-Đây là việc nên làm để tỏ lòng biết ơn, giúp đỡ
-Việc không nên làm vì như thế là không kính trọng chú thương binh
-HS tự nêu.
-VD: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, 
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Đôi bạn
I. MỤC TIÊU
 A/ Tập đọc:
 - Bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 ).
B/ Kể chuyện
 - Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. 
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Xác định giá trị.
 - Lắng nghe tích cực.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận đôi cặp – chia sẻ.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Đoạn văn cần HD luyện đọc.
- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn (trong SGK ).
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
1. KTBC: Nhà rông ở Tây Nguyên
- Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Nhận xét phần kiểm tra.
2. Bài mới:
 a. Khám phá: GV nêu y.c bài học
 b.Kết nối
 b.1. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài;
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ.:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp. HD luyện đọc:
Nhắc HS đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể. Nhịp đọc thong thả, chậm rãi; đọc nhanh hơn ở đoạn hai bạn nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh, Mến lao xuống hồ cứu người bị nạn.
- Cho HS đọc chú giải trong SGK. Cho HS đặt câu với từ: sơ tán, tuyệt vọng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Cho HS đọc cả bài.
 b.2. HD tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong sách và GV gợi ý:
 + Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
- GV chốt lại : 
Tiết 2
c. Thực hành
c.1. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2 và 3. HD HS đọc đoạn 3 theo y/c.
- Cho HS đọc thuộc đoạn 3
Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2/ HD HS kể chuyện:
 - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn gợi ý kể từng đoạn, y/c HS nhìn bảng đọc lại.
 - Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
 - GV cho HS kể theo nhóm đôi.
- Cho HS kể trước lớp.
d. Áp dụng
 + Em nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau khi học bài này ?
 + Em nghĩ gì về những người sống ở thành phố sau khi học bài này ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Về quê ngoại. Đọc thêm bài: Ba điều ước.
- Nhận xét tiết học.
-HS trả bài theo y/c
-Nghe giới thiệu
-Theo dõi và quan sát tranh trong SGK
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn.
-HS đọc chú giải theo y/c. 
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-Các nhóm thi đọc.
HS và GV nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể hay.
-1 HS đọc cả bài.
- cá nhân đọc thầm và trả lời
-Kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-Ca ngợi bạn Mến dũng cảm. / Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác. / 
-HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
-Vài HS thi đọc thuộc đoạn 3.
- Nghe - Quan sát trang minh hoạ.
-HS đọc gợi ý.
-1 HS kể mẫu đoạn 1. ( trên đường phố 
-HS tập kể theo cặp.
-3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn trước lớp theo gợi ý.
-1 HS kể toàn truyện. Cả lớp nhận xét.
-HS tự nêu y/c
- HS và GV nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 3 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Làm quen với biểu thức.
I. Mục tiêu: 
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. 
- Tính giá trị các biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra các bài tập làm ở nhà. 
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Giới thiệu về biểu thức:
- Ghi lên bảng và y/c HS đọc: 126 + 51 
- Giới thiệu 126 + 51 được gọi là một biểu thức. Biểu thức 126 + 51. Y/c HS đọc.
- Ghi tiếp 62 – 11 cũng gọi là 1 biểu thức, biểu thức 62 – 11. Y/c HS nhắc lại.
- Ghi tiếp 125 + 10 – 4 và giới thiệu 125 + 10 – 4 cũng gọi là 1 biểu thức. Biểu thức 125 + 10 – 4. Y/c HS nhắc lại.
- Thực hiện tương tự với các biểu thức còn lại.
- KL: Biểu thức là một dãy số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
3.3. Giới thiệu giá trị của biểu thức:
- Y/c HS tính và nêu kết quả: 126 + 51
- 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51.
- Giá trị của biểu thức 126 + 51 là bao nhiêu?
- Y/c HS tính 125 + 10 – 4 và nêu kết quả.
- 131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 + 10 – 4.
- Tương tự với các biểu thức khác.
3.4. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
- Đính bài mẫu lên bảng.Y/c HS đọc mẫu.
- Y/c HS tự làm bài theo mẫu.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Đọc yc/ bài toán.
- Hướng dẫn HS tìm giá trị của biểu thức, sau đó tìm số chỉ giá trị biểu thức của biểu thức đó nối với biểu thức.
- Gọi HS nêu kết quả.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập. Nhận xét tiết học.
- thực hiện theo y/c của GV..
- 126 + 51
- Nhắc lại biểu thức.
- Biểu thức 62 – 11.
- Biểu thức 125 + 10 – 4.
- 126 + 51 = 177
- Là 177.
- 125 + 10 – 4 = 131.
- 1 HS đọc.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Tự chữa bài mình.
- Một HS đọc.
- Làm vào SGK.
- Nhận xét và tự kểm tra bài mình.
- Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm 6 em.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 16 tiết 1
Nghe - Viết : Đôi Bạn 
Phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã
I. MỤC TIÊU:
 ... t: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, dừng bút ở đường kẻ 6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết một nét thẳng đứng xuống đường kẻ 1.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều but viết một nét thẳng xiên (hơi lượn ở hai đầu) lên đường kẻ 6.
+ Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút, viết 1 nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.
- Y/c HS viết bảng con chữ M.
* Luyện viết từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi.
- Đính bìa chữ tên riêng lên bảng.
- Các con chữ trong từ ứng dụng được viết như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ được viết như thế nào.
- Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ.
- Y/c HS viết bảng con.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng trong SGK.
- Trong câu ứng dụng những chữ nào phải viết hoa.
- Trong câu ứng dụng các con chữ được viết như thế nào? 
- Y/c HS viết bảng con: 
3.3. Hướng dẫn viết bài vào VTV:
3.4. Chữa bài:
- Nhận xét từng bài viết trong VTV.
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS viết lại chữ hoa M.
- Dặn về nhà tiếp tục hoành thành bài viết trong VTV.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Đọc và nêu các chữ M, T, B.
- Chữ M gồm bốn nét: móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên, móc ngược phải.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ M, T, B cao hai li rưỡi; các chữ còn lại cao một li.
- Bằng một con chữ o.
- Viết: Mạc Thị Bưởi.
- 1 HS đọc.
- M, B.
- Chữ M, B, l, y, h cao hai li rưỡi; các con chữ còn lại cao một li.
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
***
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
 - Kể được về làng bảng hay khu phố nơi em đang sống.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. 
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ 
 - Thảo luận nhóm - Trình bày 
VI . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 - Các hình trang 62; 63 SGK.
 - Các miếng ghép ghi tên các nghề cho trò chơi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Khám phá : GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về làng quê và đô thị
-GV hỏi: Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống sung quanh em bằng 3 – 4 câu ?
- GVKL: Như vậy cả lớp mình có bạn sống ở làng quê, có bạn bạn sống ở đô thị. Các em đã biết phần nào đó về cuộc sống quê mình. Dù sống ở đâu chúng ta cũng gắn bó và yêu cuộc sống ở nơi đó.
Hđộng 2: Phân biệt giữa làng quê và đô thị
- GV cho HS thảo luận 4 nhóm, với y/c : Các hãy quan sát tranh 1,2,3 trong SGK và ghi kq vào phiếu sau:
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kq.
- GV tổng kết các ý kiến của HS.
- GVKL: *Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,
 3. Thực hành
* Hoạt động 3: Kể tên những nghề nghiệp ở làng quê và đô thị.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị ?
- Cho HS báo cáo kết quả.
- GVKL: *Ở nông thôn, người dân thường làm các công việc như cày ruộng, mò cua bắt ốc, tuốt lúa, trồng cây, tưới xoài,Còn ở đô thị, người dân thường làm những việc như sản xuất hàng hoá, may mặc, thiết kế thời trang, chế tạo máy móc, chế biến thuốc, lái taxi, 
4. Vận dụng
 -GV : Để quê hương nơi em sinh sống ngày càng giàu đẹp hơn, em cần làm gì ?
- Dặn HS về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài: An toàn khi đi xe đạp.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-2-3 HS trình bày.
 ( 1 em kể về đô thị )
-HS nhận phiếu và thảo luận theo y/c.
-HS hoàn thành phiếu. TG 5’.
-Các nhóm trình bày kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Thực hiện theo y/c. TG 5’.
-Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
-Bảo vệ môi trường, học tập tốt, trồng cây xanh,
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 6 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Luyện tập
I. Mục tiêu: GHS
- Biết tính giá trị của biểu thức: chỉ có phép cộng, phép trừ, chỉ có phép nhân, phép chia, có phép cộng, trừ, nhân, chia. 
+ Chỉ có các phép tính cộng, trừ.
+ Chỉ có các phép tính nhân, chia.
+ Có các phép tính cộng, trừ, nhân chia.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Y/c HS tính các biểu thức: 54 : 9 + 245 27 x 3 - 68
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: 
- Hỏi: khi thực hiện tính giá trị của biểu thức ta cần phải làm gì trước khi tính?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề.
- Y/c HS nêu quy tắc tính biểu thức có các dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Y/c HS tự làm bài. 
- GV, HS nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: ghi sẵn 4 biểu thức vào 6 bảng phụ. Chia lớp thành 6 nhóm và cho các nhóm thi đua nối biểu thức với giá trị biểu thức. Nhóm nào làm nhanh và đúng nhất thì thắng cuộc.
- Nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc.
- Hoàn thành tiếp các bài tập còn lại.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Cần đọc kỹ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
- 4 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- 1 HS đọc đề.
- Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
- 4 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
- Tự kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc.
- HS Làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 16 tiết 2
Nhớ - Viết : Về Quê Ngoại 
Phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT (2) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết (15 ph)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
- Đọc 10 dòng đầu của bài: Về quê ngoại.
- Mời 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn viết gồm mấy câu?
+ Nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát?
- Cho HS tìm và viết từ dễ sai vào bảng con 
- Cho HS viết bài vào vở 
- Nhắc nhở cách trình bày.
- Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo
- Chấm 7 bài nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (12 p)
* Mục tiêu: Giúp HS làm đúng bài tập trong vở.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống dấu hỏi hay dấu ngã
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở
- Dán 3 băng giấy mời 3 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Lưỡi – những – thẳng băng – để – lưỡi (cái cày)
Thuở bé – tuổi – nửa chừng – tuổi – đã già (mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng).
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Cho 2 HS thi đua viết nhanh: hình tròn
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Về quê ngoại
- Lắng nghe.
- Hai HS đọc lại.
- Học cá nhân 
- Viết bảng con 
- Nhớ - viết bài vào vở.
- Từng cặp HS đổi vở bắt lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP LÀM VĂN
	 NGHE KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN. NÓI VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
***
I. MỤC TIÊU
 - Nghe, kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên(không y/c HS làm BT1)
 - Bước đầu biết kể về thành thị, ông thôndựa theo gợi ý (BT2)
*GD cần có ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân.
 - Lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ, bình luận.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
 - Tư duy sáng tạo.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/
 - Đảm nhận. - Trải nghiệm. - Thảo luận.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Bảng phạu ghi các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra
- Y/c HS kể lại câu chuyện “Giấu cày”.
- Y/c 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ em.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới:
a. Khám phá
- GV nêu y/c bài học.
b. Kết nối
b.1. Hướng dẫn viết thư:
- Kể chuyện hai lần.
- Đính bảng viết các câu gợi ý, y/c HS đọc.
+ Khi thấy lúa nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
+ Về nhà anh chàng nói gì với vợ?
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
+ Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
- Y/c hai HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe.
- Gọi HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét.
c. Thực hành
c.1. Kể về thành thị - nông thôn:
- Y/c đọc y/c sau đó gọi HS đọc lại gợi ý.
- Y/c HS suy nghĩ và lựa chọn đề bài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Y/c HS kể theo cặp.
- Gọi HS kể trước lớp.
- Nhận xét,.
*GD cần có ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. 
d. Vận dụng
- Nhận xét về bài làm và cách trình bày của HS.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe giới thiệu
- 2 HS đọc.
- Chàng ta kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao
 hơn lúa ở ruộng bên rồi”.
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ bị đứt và cây lúa chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người nên đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng như thế cây lúa sẽ mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- Kể theo nhóm đôi.
- 3 HS kể trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS đọc.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_tong_hop_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.docx