- 2dm + 3dm + 4dm + 5dm = 14dm
- Cạnh AB = CD; cạnh AD = BC
- Có 4 góc vuông.
- 4 + 3 + 4 + 3 = 14
(3 + 4) x 2 = 14
3 + 4 + 3 + 4 = 14
3 x 2 + 4 x 2 = 14
- (3 + 4) x 2
- Lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Tính chu vi hình chữ nhật.hữ nhật.
- Làm bài vào vở.
- a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
- b) (27 + 13) x 2 = 80 (cm)
- Tự chữa bài của mình.
- Mảnh đất hình chữ nhật dài 35m, rộng 20m.
- Chu vi hình chữ nhật đó.
- Tự chữa bài mình.
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Ý C là ý đúng vì chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ
Thứ 2 ngày .. tháng.. năm . TOÁN Tiết 1: Chu vi hình chữ nhật. I. Mục tiêu: - Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài chiều rộng). - Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ; thước thẳng, ê ke. III. Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. - Hình vuông là hình như thế nào? Hình CN là hình như thế nào? - Nhận xét phần kiểm tra,. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: - Vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ: VẼ HÌNH TRANG 155 SÁCH GV - Y/c HS tính chu vi hình MNPQ. - Hỏi: muốn tính chu vi 1 hình ta làm thế nào? - Vẽ hình chữ nhật ABCD dài 4cm, rộng 3cm. VẼ HÌNH TRANG 155 SÁCH GV - Y/c HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD và nêu kết quả. - Nhận xét các kết quả HS đưa ra để hướng HS vào quy tắc tính đúng. - Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm sao? - Nhắc lại và y/c nhiều hs đọc. 3.3. Luyện tập thực hành: * Bài 1: - Bài toán y/c làm gì? - Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS đọc lời giải. - Y/c HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật. - Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp. * Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Y/c HS tự làm bài. - Dùng bảng phụ có lời giải để chữa bài cho HS. - Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp. * Bài 3: - Bài tập y/c làm gì? - Y/c HS quan sát hình trong SGK, sau đó tính chu vi 2 hình rồi so sánh 2 chu vi với nhau để chọn câu trả lời. - Y/c HS nêu kết quả, giải thích vì sao chọn ý đó. - Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp. 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Tiếp tục hoàn thành các bài tập. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo y/c. - 2dm + 3dm + 4dm + 5dm = 14dm - Cạnh AB = CD; cạnh AD = BC - Có 4 góc vuông. - 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (3 + 4) x 2 = 14 3 + 4 + 3 + 4 = 14 3 x 2 + 4 x 2 = 14 - (3 + 4) x 2 - Lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. - Tính chu vi hình chữ nhật.hữ nhật. - Làm bài vào vở. - a) Chu vi hình chữ nhật là: (10 + 5) x 2 = 30 (cm) - b) (27 + 13) x 2 = 80 (cm) - Tự chữa bài của mình. - Mảnh đất hình chữ nhật dài 35m, rộng 20m. - Chu vi hình chữ nhật đó. - Tự chữa bài mình. - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - Ý C là ý đúng vì chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ. Rút kinh nghiệm tiết dạy ĐẠO ĐỨC Thực hành kĩ năng học hỳ I I. MỤC TIÊU - Giúp HS Ôn các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8 đã học ở HKI. - Giúp HS thực hành các kĩ năng và thực hiện hành vi chuẩn mực về đạo đức: Kính yêu Bác Hồ, Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, giữ lời hứa với mọi người, có ý thức tự làm lấy việc của bản thân, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; chia sẻ vui buốn cùng bạn; quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; kính trọng và giúp đơ các thương binh , gia đình liệt sĩ; những quyền và bổn phận của trẻ em đối với monị người trong cộng đồng, đối với bản thân, gia đình.. - HS biết kính trọng và có hành vi đúng đối với gia đình và xã hội. II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và của tập thể. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình về các việc trong lớp. - Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ - Thảo luận cặp đôi – chia sẻ. - Thảo luận nhóm. VI . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Nội dung câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. Khám phá: GV nêu y/c bài học 2. Kết nối - GV ghi sẵn các câu hỏi ở phiếu, y/c HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. GV cho HS thi đua giữa 2 đội. 1. Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ? 2. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. thiếu nhi các em phải làm gì ? 3. Thế nào là giữ lới hứa ? 4. Giữ lới hứa thể hiện điều gì ? 5. Khi thực hiện không được lời hứa, ta cần phải làm gì ? 6. Thế nào là tự làm lấy việc của mình ? 7. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ? 8. Vì sao ta phải quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em ? 9. Là con cháu, em phải làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòng ? 10. Vì sao ta phải chia sẽ vui buồn cùng bạn? 11. Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường ? 12. Tích cực tham gia việc lớp, việc trường sẽ giúp em điều gì ? 13. Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ? 14. Hãy kể những việc em đã biết giúp đỡ hàng xóm của em ? 15. Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ ? 16. Vì sao ta phải biết ơn các cô chú thương bingh và gia đình liệt sĩ ? 17. Em hãy kể việc em đã biết quan tâm, giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ ? - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Vận dụng - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt các kĩ năng đã học ở HKI - Dặn HS về nhà xem lại các bài đã học. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu. -HS thi đua giữa 2 đội: bốc thăm và trả lời các câu hỏi. -Bác Hồ luôn quan tâm và yêu quý các cháu thiếu nhi.. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp nhất. -Phải chăm chỉ học tập, yêu lao động, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, vâng lời ông bà cha mẹ và thầy cô giáo, -Là thực hiện đúng những lời mình đã hứa với người khác. -Thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. -Ta cần xin lỗi và báo sớm cho người đó biết. -Là luôn cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. -Giúp em tự rèn luyện bản thân trở thành người có ích, tự tin, -Vì ông bà, cha mẹ, là người thân yêu của em, chăm sóc và dạy dỗ em nên người,.. -Em phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, vâng lời. chăm chỉ học tập, -Bạn bè là người thân thiết, luôn gần gũi bên ta, cùng học cùng chơi với em cho nên -Là hoàn thành tốt các công việc được giao, làm những việc phù hợp với khả năng -Tích cực tham gia việc lớp, việc trường sẽ giúp cho công việc chung được giải quyết nhanh chóng, giúp cho lớp đẹp trường xinh, giúp cho em có SK học tốt. -Vì hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta cho nên ta cần -HS tự kể. -Em kính trọng, quan tâm, giúp đỡ, các thương binh, liệt sĩ -Vì họ là những người hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho ND, -HS tự kể. -Lắng nghe. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Ôn tập - Kiểm tra cuối học kỳ I ( tiết 1&2 ) I. MỤC TIÊU - Đọc đúng rành mạch, đoạn văn, bài văn đoạn văn đã học ( tốc độ khoảng 60 tiếng / phút) trả lời được 1 CH nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ ở HKI. - Nghe – viết đúng trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT( tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1. - Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2) II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực. III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/ - Thảo luận đôi cặp – chia sẻ. - Trình bày ý kiến cá nhân. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc - Bảng phụ chép 2 câu văn của BT 2,3. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. KTBC: Không kiểm tra. 2. Bài mới: a. Khám phá: GV nêu y/c bài học. b. Kết nối b.1. Kiểm tra đọc: * Chuẩn bị : - GV gọi HS lên bốc thăm. - Cho HS chuẩn bị bài khoảng 2’. * Cho HS trình bày: Y/c HS trình bày- HS nào đọc không đạt y/c, GV cho các em về nhà luyện đọc lại để KT trong tiết học sau. * Làm bài tập: Bài tập 2: - HD HS chuẩn bị: - GV đọc 1 lần đoạn văn. - Giải nghĩa từ khó: uy nghi (có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.); tráng lệ ( đẹp lộng lẫy ) + Đoạn văn tã cảnh gì ? - HD HS viết từ khó:uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm, -GV đọc cho HS viết. * Chấm- chữa bài: - GV chấm 4,5 bài. - Cuối giờ thu bài của cả lớp về nhà chấm. Tiết 2 * Bài tập 2: - GV cho HS đọc y.c bài tập - GV nhắc y/c: BT ch câu văn, nhiệm vụ của các em là tìm hình ảnh so sánh trong 2 câu văn đó. - GV giải nghĩa từ nến, dù - GV đưa bảng phụ chép 2 câu văn của BT 2 lên bảng. GV cho HS lên bảng dùng màu gạch dưới hình ảnh so sánh. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: * Bài tập 3: -Cho HS nêu y/c bài tập. - GV nhắc y/c: BT cho 1 câu văn. Trong câu văn đó có từ biển. Em hãy chỉ ra ý nghĩa của từ biển trong câu văn đó. - Cho HS làm bài vào vở BT - Cho HS trình bày miệng. GV chốt lại lời giải đúng: Ý nghĩa của từ biển trong câu văn là : Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên 1 diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước 1 biển lá. d. Áp dụng - GV cho HS nhắc lại nội dung bài. - Nhắcnhững HS chưa kiểm tra về nhà luyện đọc. - Khen những HS đọc tốt - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu -1/4 số HS lớp lần lượt từng em lên bốc thăm -HS chuẩn bị bài. -HS đọc bài và TLCH. -Lắmg nghe- 2 HS đọc lại, cả lớp lắng nghe. -Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng: tiếng chim vang xa, -HS luyện viết từ khó. -HS viết chính tả. -HS tự chữa lỗi bằng bút chì. -HS đọc y/c bài tập. -Nghe và làm bài cá nhân vào VBT. -1 HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào VBT. -1 HS nêu y/c -Nghe y/c -HS làm bài vào vở BT -HS trình bày kết qủa. -HS chép lời giải đúng vào VBT. -Thục hiện theo y/c Rút kinh nghiệm tiết dạy Thứ 3 ngày .. tháng.. năm . TOÁN Tiết 2: Chu vi hình vuông. I. Mục tiêu: - Nhơ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4) - Vân dụng quy tắc để tính được chu vi tính hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông. II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ; thước thẳng, ê ke, phấn màu. III. Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. - Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Y/c cả lớp tính chu vi HCN dài 45cm, rộng 30cm. - Nhận xét phần kiểm tra,. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình vuông: - Vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh 3dm và y/c HS tính chu vi. - Y/c HS tìm cách tính khác. - 3 là gì của hình vuông ABCD? - Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào so với nhau? - Vậy ta có cách tính chu vi hình vuông là: lấy độ dài một cạnh nhân 4. 3.3. Luyện tập thực hành: * Bài 1: - Y/c HS tự làm bài rồi đổi chéo tập kiểm tra bài nhau. - Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp. * Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Muốn tính độ dà ... he. -Lớp đọc mẫu đơn trong SGK trang 11. -1 HS làm đơn miệng, cả lớp nhận xét. -HS viết đơn -1 số HS đọc đơn. -Lớp nhận xét. -HS viết lời giải đúng vào VBT. Rút kinh nghiệm tiết dạy Thứ 5 ngày .. tháng.. năm . TOÁN Tiết 4: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai số, ba chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải bài toán về tìm một phần mấy của một số. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. - Y/c HS thực hiện 48 x 6 142 x 7 85 : 4 - Nhận xét phần kiểm tra. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện tập, thực hành: * Bài 1: - Bài toán y/c gì? - Gọi HS lần lượt nêu miệng kết quả các phép tính. - Nhận xét và chỉnh sửa ngay khi HS nêu. * Bài 2: (cột 1, 2, 3) - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS. * Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Y/c HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. - Cách tính chu vi hình chữ nhật chính là cách tính chu vi vườn cây trong bài. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp. * Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 3. 4. Củng cố - dặn dò: - Y/c HS nhắc lại các quy tắc tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, tính giá trị biểu thức. - Tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện theo y/c của GV. - Tính nhẩm. - 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở. - Nhận xét, đối chiếu với bài mình. - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. - Tự sửa bài mình. - 1 HS đọc. Rút kinh nghiệm tiết dạy TẬP VIẾT Ôn tập - Kiểm tra cuối học kỳ I ( tiết 6 ) I/ Mục tiêu: 1/ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL, 17 bài Tập đọc có Y/c HTL . 2/ Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi, người thân ( hoặc một người mà em quý mến.) II/ Chuẩn bị: 17 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1bài Tập đọc có y/c HTL + câu hỏi. III/ Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1/ Ổn định: 2/ KTBC: Không kiểm tra. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu: GV nêu y/c bài học. b/ Kiểm tra đọc: - GV gọi HS lên bốc thăm ( thăm ghi bài HTL và câu hỏi ) - Cho HS chuẩn bị bài khoảng 2’. * Cho HS trình bày: Y/c HS trình bày- HS nào chưa thuộc bài, GV cho các em về nhà học thuộc lại để KT trong tiết học sau. - GV cho điểm. * Làm bài tập: Bài tập 2: - GV cho HS đọc y/c - GV nhắc y/c: Bài tập y/c các em phải xác định đúng đối tượng viết thư. Người nhận thư phải là người thân ( hoặc 1 người mà em quý mến như: ông, bà, cô, bác, ). Nội dung thư phải đầy đủ, phải thăm hỏi về sức khoẻ, về tình hình ăn ở, làm việc, học tập + Các em muốn viết thư cho ai ? + Các em muốn thăm hỏi người đó về những điều gì ? - Cho HS đọc lại bài TĐ: Thư gửi bà. - Y/c HS viết đơn nào VBT. - Cho HS viết thư cá nhân vào VBT. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn yếu. - GV chấm 1 số bài. Nhận xét. 4/ Củng cố: GV y/c HS đọc thư của mình viết. 5/ Dặn dò: - Nhắc những hS viết thư chưa xong về nhà viết tiếp. - Nhắc những HS chưa kiểm tra HTLvề nhà luyện đọc. Về nhà làm thử bài tập luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra HK I. - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu -Khoảng 13 HS lớp lần lượt từng em lên bốc thăm. -HS chuẩn bị bài. -HS đọc thuộc lòng và TLCH. -HS đọc y/c BT. Xác định y/c ( viết cho ông, bà ,cô,;thăm hỏi về tình hình học tập, sức khoẻ. -Lắng nghe. -Viết cho ông, bà cô, bác, -Thăm hỏi về SK, về tình hình học tập. -1 HS đọc lại bài Thư gửi bà. -HS làm bài vào VBT. -1 số HS đọc thư. -Lớp nhận xét. -HS viết lời giải đúng vào VBT. Rút kinh nghiệm tiết dạy TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU - Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi qui định. *Biết phân rác, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh hại sức khỏe con người và động vật. * Biết phân, rác nước thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. * Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. * Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người. - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ - Thảo luận nhóm. - Trình bày ý kiến cá nhân. VI . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các tranh ảnh do HS sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. - Các hình trong SGK trang 68; 69 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. Khám phá : GV nêu y/c bài học. 2. Kết nối * Hoạt động 1: Tác hại của rác thải - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, y/c quan sát hình 1,2 trong SGK và trả lời câu hỏi sau : 1. Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác ? Rác có hại như thế nào ? 2. Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đến sức khoẻ con người ? - Cho các nhóm báo cáo. - GVKL: Trong đống rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người. *Biết phân rác, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh hại sức khỏe con người và động vật. * Hoạt động 2: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? -GV y/c HS cả lớp quan sát hình 3,4,5,6 trng 69- SGK và trả lời câu hỏi sau : + Việc làm ở các hình 3,4,5,6 là việc làm đúng hay sai ? Vì sao ? - GVKL: Việc làm ở hỉnh 3 là sai. việc làm ở hình 4,5,6 là đúng. Khi ta biết xử lý rác hợp vệ sinh thì môi trường trong sạch, con người được sống khoẻ mạnh. 3. Thực hành * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. GV hỏi: + Em hãy nêu cách xử lý rác hợp vệ sinh ? + Em làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? + Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em ? - GVKL: Các em phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi công cộng là góp phần làm cho nơi em ở có môi trường xanh - sạch - đẹp. 4. Vận dụng - GV hỏi lại HS về cách xử lý rác hợp vệ sinh và tác hại của rác. - Dặn HS về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài: Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ). - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu. -HS chia nhóm đôi và thực hiện theo y/c. -Cảm giác khó chịu vì mùi hôi thối bốc lên. Rác ( vọ đồ hộp, giấy gói thức ăn,) nếu bị vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh, làm ô nhiễm môi trường, -ruồi, muỗi, chuột, gián,Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ sẽ bị thối rữa sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người. -1 số nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận theo y/c. , -HS làm việc cả lớp. -Bỏ rác đúng nơi quy định, rác có thể chôn, đốt, rác ủ để bón ruộng hoặc dùng tái chế. -Rác được gom vào 1 chỗ để chôn hoặc đốt. - HS tự nêu. -Lắng nghe. -Thực hiện theo y/c. Thứ 6 ngày .. tháng.. năm . TẬP LÀM VĂN Ôn tập - Kiểm tra cuối học kỳ I ( tiết 7) I. MỤC TIÊU - Kiểm tra (Đọc) theo yêu cầu đạt nêu ở Tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 3, học kì I ( Bộ GD và ĐT – Để kiểm tra kì cấp Tiểu học , lớp 3, NXB Giáo dục 2008 II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Thể hiện sự cảm thông. - Đặt mục tiêu. - Thể hiện sự tự tin. III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/ - Thảo luận đôi cặp – chia sẻ. - Trình bày ý kiến cá nhân. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - 17 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1bài Tập đọc có y/c HTL + câu hỏi. - 3 tờ giấy to viết BT 2. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Giáo viên Học sinh 1. KTBC: Không kiểm tra. 2. Bài mới: a. Khám phá: GV nêu y/c bài học. b. Kết nối b.1. Kiểm tra đọc: - GV gọi HS lên bốc thăm ( thăm ghi bài HTL và câu hỏi ) - Cho HS chuẩn bị bài khoảng 2’. * Cho HS trình bày: Y/c HS trình bày- HS nào chưa thuộc bài, GV cho các em về nhà học thuộc lại để KT trong tiết học sau. - GV cho điểm. * Làm bài tập: Bài tập 2: - GV cho HS đọc y/c - GV nhắc y/c: Các em điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào trong câu chuyện Người nhát nhất và nhớ viết hoa những chữ đầu câu sau khi điền dấu chấm vào chỗ còn thiếu. - Cho HS làm bài. GV dán bảng lớp 3 tờ giấy to đã chép BT2 cho HS thi làm bài nhanh. + Có đúng là người bà trong truyện rất nhát không? + Câu chuyện đáng cười ở điểm nào ? c. Áp dụng - GV cho HS đọc lại truyện vui. - Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.. - Nhắc HS chuẩn bị kiểm tra HK I. - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu -HS lớp lần lượt từng em lên bốc thăm. -HS chuẩn bị bài. -HS lần lượt lên đọc thuộc lòng và TLCH. -HS đọc y/c BT. -Lắng nghe. Cả lớp đọc thầm truyện vui Người nhát nhất. -HS làm bài vào VBT. -3 HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. -Bà không nhát. Bà nắm tay cháu vì lo cho cháu. -Cậu bé hiểu nhầm bà nắm tay mình thật chặt khi qua đường là vì bà nhát. -HS viết lời giải đúng vào VBT. -HS thực hiện theo y/c. Rút kinh nghiệm tiết dạy CHÍNH TẢ Ôn tập - Kiểm tra cuối học kỳ I ( tiết 8) I/ Mục tiêu: 1/ HS đọc hiểu nội dung bài Đường vào bản. 2/ HS biết dựa theo nội dung bài học để trả lời đúng các câu hỏi. II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi 5 câu trong bài tập. III/ Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1/ Ổn định: 2/ KTBC: Không kiểm tra. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu: GV nêu y/c bài học. b/HS đọc bài: - GV cho HS đọc bài Đường vào bản.Lưu ý HS nhớ bài đọc nói về những gì ? - GV nhắc lại y/c: Các em phải dựa vào nội dung bài học để chọn ý đúng cho các câu trả lời. - Cho HS làm bài + trình bày bài -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng : + Câu 1: Đoạn trên tả cảnh vùng núi +Câu 2: Mục đích chính của đoạn văn trên là tả con đường. +Câu 3:Vật nằm ngang đường vào bản là một con suối . +Câu 4: Đoạn văn trên có 2 hình ảnh so sánh . +Câu 5: Trong 3 câu văn đã cho,câu b là câu không có hình ảnh so sánh. 4/ Củng cố: GV cho HS nhắc lại nội dung bài. 5/ Dặn dò: - Nhắc HS về nhà luyện đọc lại bài đọc để hiểu kĩ nội dung. - Nhắc HS chuẩn bị kiểm tra HK I. - Nhận xét tiết học. -Nghe giới thiệu -HS đọc bài theo y/c -Lắng nghe và đọc y/c bài tập. -HS lựa chọn lời giải đúng cho các câu hỏi. -1 vài HS trình bày bài làm của mình. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở BT. Rút kinh nghiệm tiết dạy TOÁN Tiết 5: Kiểm tra
Tài liệu đính kèm: