Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 04

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 04

 Môn: Tập đọc-Kể chuyện Tiết: 10+11

 Bài : NGƯỜI MẸ

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi , khẩn khoản , lã chã.

 -Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :người mẹ rất yêu con,vì con người mẹ có thể làm tất cả.

-Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng :hớt hải ,thiếp đi ,áo choàng .

 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

B.Kể chuyện :

-Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.

-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 4
Thứ
Môn
Tiết
ĐD
Tên bài
THứ hai
15/9/07
TĐ
T
ĐĐ
10-11
16
4
Người mẹ
Luyện tập chung 
Giữ lời hứa(2)
Thứ ba
16/9/07
TNXH
CT
T
TC
7
7
17
4
Hoạt động tuần hoàn 
 Người mẹ 
KT
Gấp con ếch(2)
Thứ tư
17/9/07
TD
TĐ T
MT
TV
8
12
18
4
4
Ôn ĐHĐN .TC xếp hàng 
Oâng ngoại
Bảng nhân 6 Vẽ tranh đề tài truòng em 
On chữ hoa C
Thứ 5
18/9/07
H
CT
 T LTC
4
8
19
4
Bài ca đi học (lơi2)
Ông ngoại 
 LT Từ ngữ về gia đình 
Thứsáu
19/9/07
TD
TLV
T
TNXH
ATGT
8
4
20
8
1
Đivượt chướng ngại vật thấp 
Nghe kể :Dại gì mà đổi 
Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số 
VS cơ quan tuần hoàn
Giao thông đường bộ 
Thứ hai 15/9/08	
 Môn: Tập đọc-Kể chuyện Tiết: 10+11 
	Bài : NGƯỜI MẸ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi , khẩn khoản , lã chã.
 -Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :người mẹ rất yêu con,vì con người mẹ có thể làm tất cả.
-Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng :hớt hải ,thiếp đi ,áo choàng .
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
B.Kể chuyện :
-Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc. 
-Học sinh :Sách giáo khoa.
-Dự kiến:HS hoạt động cá nhân HS TB –Y đọc bài trước ở nhà nhiều lần.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 2 HS lên đọc bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
 Tập đọc –Kể chuyện :NGƯỜI MẸ (2 tiết)
A.TẬP ĐỌC
 *Hoạt động 2:Luyện đọc 
 a. GV đọc toàn bài:
 -GV đọc mẫu lần 1.
-GV treo tranh.
-Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+Đọc từng câu:
GV yêu cầu hS đọc nối tiếp theo câu
-GV hướng dẫn hS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai.GV viết bảng các từ khó và hướng dẫn HS luyện đọc.
+Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong từng đoạn :hớt hải ,hoảng hốt ,vội vàng.
-GV có thể yêu cầu HS đặt câu với 1 trong các từ này.
+Luyện đọc trong nhóm:
-GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
-GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
-GV gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS đọc thi .
-GV khen nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài
-GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trao đổi nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài học .
GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
-Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
-Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 .
-Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4.
-Thái độ của ngưòi mẹ như thế nào khi thấy người mẹ?
-Người mẹ trả lời như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài,trao đổi chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.
*Hoạt động 4:Luyện đọc lại 
 -GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em. Yêu cầu các nhóm luyện đọc 
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc chuyện theo vai
-GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
B. KỂ CHUYỆN 
1/Gv nêu nhiệm vụ:
 Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện ,dựng lại câu chuyện theo vai.
2/Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai:
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài .
-GV giải thích:
+Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ ,không
nhìn sách .Có kèm với cử chỉ ,động tác ,điệu bộ nhu đang đóng 1 màn kịch nhỏ.
-HS nhập nhóm và phân vai.
HS nhập nhóm và phân vai.
-HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
-Cảlớp và GV nhận xét ,bình chọn nhóm nào dựng lại câu chuyện hay nhất ,hấp dẫn ,sinh động nhất.
*Củng cố –dặn dò :
 -Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
-GV động viên khen ngợi các nhóm ,cá nhân học tích cực .
-Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-2 HS TB đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
 -1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm .
-Cả lớp quan sát.
 -HS đọc từng câu theo dãy . HS khác lắng nghe bạn đọc và rút ra từ khó ,bạn đọc còn sai.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
 -HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài .(1 hoặc 2 lượt )
-HS luyện đọc theo nhóm nhỏ .
-HS đọc theo yêu cầu của GV.
 -1HS K đọc ,cả lớp đọc thầm đoạn 1.
-Bà mẹ thức mấy đêm ròng thức trông con ốm.Mệt quá bà thiếp đi.
Tỉnh dậy ,thấy mất con,bà hớt hải gọi tìm.Thần Đêm Tối đã chỉ đường cho bà đi tìm Thần Chết.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
-Bà phải ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó,làm nó đâm chồi ,nảy lộc ngay giữa mùa đông băng giá.
-1 HS TB đọc,cả lớp đọc thầm.
-Bà mẹ đã klàm thoe yêu cầu của hồ nước :khóc đến nỗi đôi mắt thoe dòng lệ rơi xuống hồ, háo thành 2 hòn ngọc 
Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
 -Ngạc nhiên khi thấy không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi đây.
-Người mẹ trả lời vì bà là mẹ ,người mẹ có thể làm được tất cảvì con,và bà đòi Thần Chết phải trả con cho bà. 
-Cả 3 ý đều đúng xong ý thứ ba là đúng hơn cả :Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
-HS luyện đọc theo nhóm 
-Các nhóm thi đọc 
-Cả lớp đọc thầm .
-1 vài nhóm lên kể lại câu chuyện theo vai.
-Người mẹ rất dũng cảm ,rất yêu con .Người mẹ có thể làm tất cả vì con.Người mẹ có thể hi sinh bản thân để cho con được sống.
	Môn: Toán Tiết: 16 ( Tuần 04 )
	Bài : LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ MỤC TIÊU: 
-Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng trừ các số có 3 chữ số.
-Củng cố kĩ năng thực hành tính nhân chia trong các bảng nhân, chia đã học 
-Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Hình vẽ theo mẫu.
- Học sinh : Vở bài tập.
-Dự kiến:HS hoạt động cá nhân,GV theo dõi HS TB –Y.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 15.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
Luyện tập chung 
*Hoạt động2:Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS tự làm bài 
-GV chữa bài , gọi 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách tính của các phép tính:
415 + 415 ; 652 – 126 ; 728 – 245.
-Cho điểm HS
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự giải 
-Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia khi biết các thành phần trong phép tính.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
-Yêu cầu HS nêu rõ cách làm bài của mình 
Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc đề bài .
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn biết thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phài làm như thến nào?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
GV chữa bài và cho điểm.
Bài 5:
-Yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-GV hỏi: “cây thông “ gồm những hình nào ghép lại với nhau?
*Hoạt động 3:Củng cố – dặn dò.
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các phần đã ôn tập và bổ xung đê 3 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
-Nhận xét tiết học .
-2 HS TB lên bảng làm bài.
 -Đặt tính rồi tính.
-3 HS K lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT.
-2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
X x 4 = 32
 X = 32 : 4
 X = 8
X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
-2 HS TB lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở BT.
-2 HS TB lên bảng làm, cả lớp làm bài 
Vào vở bài tập.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầuthùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất
-Ta lấy số liùt dầu của thùng thứ 2 trừ đi số lít dầu của thùng thứ nhất.
-1 HS K lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải
Số dầu thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất là :
160 – 125 = 35 Lit
Đáp số 35 Lít
-Thực hành vẽ hình theo mẫu 
-Hình “ cây thông “ gồm hai hình tam giác tạo thành tán là và 1 hình vuông tạo thành thân cây.
 Môn: ĐẠO ĐỨC ( Tuần 04 )
	Bài :GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU 
-Giúp HS hiểu: Giữõ lời hứa là giữ đúng lời mình nói ,đã hứa với người khác.
 -Giữ đúng lời hứa là tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Giữ lời hứa với mọi người trong đời sống hàng ngày.
 -Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm. 
II//CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên :
-Học sinh :Vở bài tập đạo đức 3
-Dự kiến :HS hoạt động nhóm theo đối tượng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra VBT 
B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
 GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
*Hoạt động 2: Xử liù tình huống.
-GV đọc lần một câu chuyện “ Lời hứa danh dự “ ( Nội dung chuyện: xem phần phụ lục) từ đầu đến “ Nhưng chú không phải là bộ đội mà “
-GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
-Gv hướng dẫn HS nhận xét cách xử liù tình huống của các nhóm.
-Yêu cầu HS đọc tiếp phần kết của câu chuyện, và nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
*Hoạt động 3 ... ỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	 
-Nghe kểcâu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ lại nội dung chuyện , kể lại chuyện tự nhiên.
-Biết viết 1 lá điện báo đúng mẫu.
-Rèn kĩ năng viết đơn và kể lại câu chuyện. 
II/CHUẨN BỊ: 
-Giáo viên : Mẫu điện báo phô tô,tranh .
-Học sinh :Vở bài tập. 
-Dự kiến :HS hoạt động nhóm theo đối tượng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên làm bài 1 và bài 2.
B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
 Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽnghe cô kể câu chuyện :Dại gì mà đổi và kể lại câu chuyện này. Biết điền vào mẩu điện báo
*Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý .
-Cả lớp quan sát tranh trong SGK , đọc thầm các câu hỏi gợi ý.
-GV kể chuyện (giọng vui, chậm rãi) .Kể ong lần 1 , hỏi HS:
+Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
-GV kể lần 2.
-GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo các bước sau:
+Lần 1:1 HS khá giỏi kể,GV nhận xét.
+Lần 2:5 hoặc 6 HS thi kể.
-Câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
Bài 2: Điền vào nội dung điện báo.
-GV nêu yêu cầu của bài.
-GV giúp HS nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài.
+Tình huống cần viết điện báo là gì?
+Yêu cầu của bài là gì?
-GV giúp HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo , chú ý giải thích rõ các phần:
+Họ, tên, địa chỉ, người nhận:cần viết chính xác nội dung.
+Nội dung:Ghi vắn tắt.
+ Họ, tên, địa chỉ, người gửi:ghi đầy đủ, rõ ràng.
-Gọi HS đọc đề.
-GV kiểm tra ,chấm bài của 1 vài em và nêu nhận xét 
*Hoạt động 4 :Củng cố – dặn dò 
-Yêu cầu HS hoàn thành bài viết và GV nhắc HS kể lại câu chuyện ại gì màđổi cho người thân nghe.Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS TB đọc đơn xin phép nghỉ học của mình.
-1 HS TB đọc bài ,cả lớp đọc thầm.
-Vì cậu rất nghịch.
-Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
-Cậu cho là không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm
-HS chăm chú lắng nghe.
HS tập kể chuyện theo các câu hỏi gợi ý , tập kể lại nội dung câu chuyện
1HS khá kể.
-HS thi kể. 
-Vì cậu bé nghịch ngợm, mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.
-1 HS TB đọc ,cả lớp đọc thầm.
-HS làm bài vào phiếu.
-3 HS K đọc lại bài.
	Môn: Toán Tiết: 20 
	Bài : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
	VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Không nhớ )
I/ MỤC TIÊU 
-Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (Không nhớ) 
-Aùp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
II/CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ.
-Học sinh : Vở Bài tập.
-Dự kiến:HS hoạt động cá nhân,GV theo dõi HS TB –Y.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. Hỏi HS về kết quả bất kì của một phép nhân.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, không nhớ.
 *Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, ( không nhớ)
Phép nhân 12 x 3
-Viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
-Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
-Hỏi : Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
-Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu các tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như phần bài học trong sách.
*Hoạt động 3:Luyện tập – thực hành
Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày các tính của một trong hai con tính mà mình đã thực hiện
Bài 2:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS TB đọc đề bài toán.
-Có tất cả mấy hộp bút màu?
-Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS.
-GV nhận xét , chữa bài và cho điểm.
Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò 
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm .
 - Nhận xét tiết học.
 -2 HS Y lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS đọc phép nhân.
-Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36. Vậy 12 x 3 = 36.
 12
x
 3
-1HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
-Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính hàng chục.
 12
x
 3
 36
*3 nhân 2 bằng 6, viết 6
*3 nhân 1 bằng 3, viêt 3
*Vậy 12 nhân 3 bằng 36.
-5 HS K lên bảng làm bài( Mỗi HS thực hiện 1 con tính), HS cả lớp làm bài vào vở BT.
 24
x
 2
 48
*2 nhân 4 bằng 8, viết 8
*2 nhân 2 bằng 4, viêt 4
*Vậy 24 nhân 2 bằng 48.
-HS 1 trình bày
-Các HS còn lại trình bày tương tự như trên.
-Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị,hàng chục thẳng hàng chục.
-Thực hiện tính từ phải qua trái.
-Một hộp có 12 hộp bút màu. Hỏi 4 như thế có bao nhiêu bút màu?
-Có 4 hộp bút màu.
-Mỗi hộp có 12 bút màu.
-Số bút màu trong cả 4 hộp.
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT. Bài giải
Số bút màu có tất cả là:
12 x 4 = 48 ( bút màu)
 Đáp số : 48 bút màu.
	Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 4 )
	Bài 8 : VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN.
I/ MỤC TIÊU 
-Hiểu và biết được mức độ làm việc của tim ở trẻ con, người lớn, lúc chơi đùa và lúc nghỉ ngơi.
-Biết và thực hiện được những việc nên và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
II/CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên :Giấy khổ to, bút dạ, SGK.
-Học sinh :Vở bài tập. 
-Dự kiến :HS hoạt động nhóm theo đối tượng .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
- Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của tim.
-Bước 1: Hoạt động cả lớp.
+ Hỏi : Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể?
+ Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng hoạt động?
+Theo các em, Tim có vai trò như thế nào đối với cơ quan tuần hoàn nói riêng và đối với cơ thể con người nói chung?
* Để hiểu rõ hơn về cơ quan tuần hoàn, ngày hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động của tim nhé.
Bước 2:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận , viết ra giấy những hiểu biết của nhóm về hoạt động của tim.
-GV gợi ý cho các nhóm HS: Hãy so sánh nhịp tim đập khi các em vừa học xong 1 tiết thể dục hoặc vừa ra chơi với 1 tiết học bình thường, so sánh nhịp tim của trẻ em với người lớn 
Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm
Kết luận: Tim của chúng ta luôn luôn hoạt động. Khi chúng ta hoạt động mạnh hoặc vui chơi, nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường. Điều này rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động vui chơi quá sức, tim có thể sẽ bị mệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải biết làm những việc để bảo vệ tim mạch của mình.
*Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
Bước 1: Thảo luận nhóm.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch?
*GV nhận xét, tổng kết các câu trả lời của HS.
Bước 2: Hoạt động cá nhân.
+Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân: em đã làm gì để bảo vệ tim mạch?
-GV nhận xét.
*Kết luận: Để bảo vệ tim mạch, chúng ta cần:
+ Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh, hay tức giận
+ Không mặc quần áo và đi giầy dép quá chật.
+ Aên uống điều độ, đủ chất: Không sử dụng các chất kích thích như rược, thuốc lá . ..
*Hoạt động4: Trò chơi “Nếu. thì”
 -GV chia lớp thành 2 dãy và phổ biến luật chơi, cách chơi.
-GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương nhóm nhanh nhẹn, đưa ra đáp án đúng, thông minh.
* Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu HS làm bài tập trong vở BT tự nhiên xã hội.
-Thực hiện vệ sinh tuần hoàn trong cuộc sống hằng ngày.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
+ Tim.
+ Cơ thể sẽ chết nếu tim ngừng đập.
+ HS tự do phát biểu.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận và ghi kết quả sau khi tham khảo ý kiến trong nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
+ Lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
-5 đến 6 HS/ mỗi dãy trả lời câu hỏi 
+ Aên uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Không hút thuốc.
+ Tập thể dục hằng ngày.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 4
I.Đánh giá tuần 3
Nề nếp ổn định 
Vệ sinh chân tay ,quần áo còn dơ nhiều 
 Tập vở :Viết chữ còn tẩy xoá nhiều ,không đúng độ cao con chữ ,sai nhiều lỗi chính tả ,còn nói chuyện nhiều trong giờ học 
II.Phương hướng tuần 5
Tiếp tục đóng các loại tiền BHYT đến đã làhết hạn
 Đi học đúng giờ .Không đi quá sớm làm ảnh hưởng các lớp buổi sáng
 Trực vệ sinh lớp trong và ngoài hành lang thật sạch 
 Chú ý an toàn giao thông 
 Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 4(2).doc