Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (38)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (38)

TUẦN 11:

TOÁN: (T51) BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT)

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính

 - Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (38)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
TOÁN: (T51)	BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
	- Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài 2/50
- Kiểm tra 5 vở bài tập
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã được học cách giải dạng toán bằng 2 phép tính có liên quan đến phép cộng, trừ. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục học giải bài toán bằng 2 phép tính có liên quan đến nhân và cộng.
2.2 Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính.
* Nêu bài toán: Một cửa hàng thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày đó cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp ?
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ bài toán và phân tích
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ?
- Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ?
- Bài toán yêu cầu ta tính gì ?
- Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết những gì ?
- Đã biết số xe đạp của ngày nào ? Chưa biết được số xe đạp của ngày nào? 
- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật 
Thứ bảy
Chủ nhật
? Xe đạp
2.3 Luyện tập - thực hành:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ bài toán.
* Hỏi: Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh ?
- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?
- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải bài toán
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần sau đó làm mẫu một phần rồi yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính.
* Nhận xét tiết học
- 1 em lên bảng
- 2 em nêu cách giải dạng toán bằng hai phép tính.
- Nghe giới thiệu
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp.
- Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy.
- Bài toán yêu cầu tính số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai ngày ?
- Phải biết được số xe đạp bán được của mỗi ngày.
- Đã biết số xe đạp của ngày thứ bảy, chưa biết được số xe đạp của ngày chủ nhật.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
Bài giải
Ngày chủ nhật cửa hàng bán được số
xe đạp là:
6 x 2 = 12 ( xe đạp )
Cả hai ngày cửa hàng bán được số xe đạp là:
6 + 12 = 18 ( xe đạp )
 ĐS: 18 xe đạp
- Quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5km, quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện. Hỏi quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiều km ?
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Chưa biết và phải tính
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là:
5 x 3 = 15 ( km )
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh:
5 + 15 = 20 ( km )
 ĐS: 20 km
- Một thùng đựng 24 lít mật ong lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ?
? lít
Lấy ra
24 lít
Tóm tắt
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại là:
24 - 8 = 16 (lít)
 ĐS: 16 lít mật ong
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
TOÁN: (T52)	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
	- Kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 51.
* Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài 2:
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài
Bài 4:
Đọc: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47.
- Yêu cầu học sinh nêu cách gấp 15 lên 3 lần
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta cộng với 47 thì được bao nhiêu ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại vào bảng con.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bài nhà: 3/52
* Nhận xét tiết học
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
? ô tô
18 ô tô
45 ô tô
17 ô tô
Tóm tắt
Bài giải
Số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô )
Số ô tô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ô tô )
 ĐS: 10 ô tô
Bán đi
? con thỏ
48 con thỏ
Tóm tắt
Bài giải
Số con thỏ đã bán đi là:
48 : 6 = 8 ( con thỏ )
Số con thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 ( con thỏ )
 ĐS: 40 con thỏ
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 ( học sinh )
Số học sinh khá và giỏi là:
14 + 22 = 36 ( học sinh )
 ĐS: 36 học sinh
- Học sinh đọc lại yêu cầu 
- Lấy 15 nhân 3 tức là: 15 x 3 = 45
- 45 + 47 = 92
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Lớp làm bảng con
TOÁN: (T53)	BẢNG NHÂN 8
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Thành lập bảng nhân 8 ( 8 nhân với 1,2,3.,10) và học thuộc lòng bảng nhân này
	- Áp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
	- Thực hành đếm thêm 8
II. Đồ dùng dạy học:
	- 10 tấm bìa mỗi tấm bìa có gắn 8 cái hình tròn hoặc 8 hình tam giác, 8 hình vuông,..
	- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 8 ( không ghi kết quả của các phép tính nhân )
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài về nhà bài 3/tiết 52
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mớI
2.1 GiớI thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 7, đó là bảng nhân 8
- Ghi tên bài lên bảng
2.2 Hướng dẫn thành lập bảng nhân 
- Gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn
- 8 hình tròn được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân: 8 x 1 = 8 ( ghi lên bảng phép nhân này )
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy hình tròn được lấy mấy lần ?
- Vậy 8 được lấy mấy lần ?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 2 lần
- 8 nhân 2 bằng mấy ?
- Vì sao em biết 8 nhân 2 bằng 16 ?
( Hãy chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả )
- Viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân này 
- Hướng dẫn học sinh lập phép nhân 
8 x 3 = 24 tương tự như phép nhân: 
8 x 2 = 16.
HỏI: Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 8 x 4.
- Nếu học sinh tìm đúng kết quả thì giáo viên cho học sinh nêu cách tìm và nhắc lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh không tìm được giáo viên chuyển tích 8 x 4 thành tổng 8 + 8 + 8 + 8 rồi hướng dẫn học sinh tính tổng để tìm tích. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo cách hai, 8 x 4 có kết quả chính xác bằng kết quả chính bằng kết quả 8 x 3 cộng thêm 8
- Yêu cầu học sinh cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8 và viết vào phần bài học.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 8. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3,,10.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng nhân cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1: 
HỏI: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào SGK sau đó hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
HỏI: Có tất cả mấy can dầu ?
- Mỗi can dầu có bao nhiêu lít dầu ?
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở - 1 học sinh làm bài trên bảng
* Chữa bài nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3:
HỏI: Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào 
- Tiếp sau số 8 là số nào ?
- 8 cộng thêm mấy thì bằng 16 ?
- Tiếp sau số 16 là số nào ?
- Em làm như thế nào để tìm được số 24 ?
Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 8. Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 8 vừa học.
- Nhận xét tiết học yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bảng nhân 8
- 2 em lên bảng làm bài 3 tiết 52
- Nghe giới thiệu
- Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời: Có 8 hình tròn
- 8 hình tròn được lấy 1 lần
- 8 được lấy 1 lần
- Học sinh đọc phép nhân: 8 nhân 1 bằng 8.
- Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời: 8 hình tròn được lấy 2 lần
- 8 hình tròn được lấy 2 lần
- Đó là phép tính 8 x 2
- 8 nhân 2 bằng 16
- Vì 8 x 2 bằng 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên 8 x 2 = 16.
- 8 nhân 2 bằng 16
- 8 x 4 = 8 + 8 + 8 + 8 = 32
- 8 x 4 = 24 + 8 ( vì 8 x 4 = 8 x 3 + 8)
- 8 học sinh lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
- Nghe giảng
- Cả lớp đọc thầm bảng nhân 2 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Đọc bảng nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm
- Làm bài vào SGk và kiểm tra bài làm của bạn.
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu. Hỏi 6 can dầu như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu?
 - Có tất cả 6 can dầu
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu
- Ta tính tính 8 x 6 
Tóm tắt
1 can: 8 lít
6 can: .? Lít
Bài giải
Cả 6 can dầu có số lít là:
8 x 6 = 48  ... e, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến mỗi học sinh chỉ cần nêu một màu: Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chói.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đại diện học sinh trả lời, các học sinh khác theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên kết luận
- Tự học thuộc lòng bài thơ
( Học sinh tự nhẩm đọc thuộc bài )
- Viết lại các phần thiếu của bài thơ 
( nối tiếp nhau viết từng câu )
- 1 số em đọc thuộc lòng cả bài
TẬP ĐỌC:	CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn :
	 lượt tuyết, xôi nếp, Chõ bánh khúc, dắt tay, cực mỏng, đầy rổ, nghi ngút, đặt vào, hơ qua lửa, giã nhỏ, hăng hắc,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Chõ, pha lê, rau khúc, vàng ươm, thơm ngây, nhân bánh.
	- Hiểu được nội dung bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây khúc, một loại cây dại thường mọc ở đồng quê Việt Nam. Thấy sự thơm ngon, hấp dẫn của bánh khúc, một sản vật của làng quê Việt Nam. Đối với tác giả, cây khúc và bánh khúc trở thành kỉ niệm đẹp in dấu trong tâm trí của ông, khiến ông càng thêm yêu quê hương mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Vẽ quê hương.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu: Quê hương ta có nhiều món ăn tuy đơn sơ nhưng mang hương vị đồng quê. Bánh khúc là một trong những món ăn ấy. Học bài “Chõ bánh khúc của dì tôi”, các em sẽ hiểu vì sao tác giả không bao giờ quên được hương vị của chõ banh khúc quê hương.
- Ghi tên bài lên bảng
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ gợi cảm như: rất nhỏ, mầm cỏ non mới nhú, mạ bạc, cực mỏng, long lanh, bốc nghi ngút, lấp ló, thật mềm, vàng ưom, xinh xắn, thơm ngậy, hăng hắc,.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn học sinh chia thành 3 đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Dì tôi.hái đầy rổ mới về
+ Đoạn 2: Ngủ một giấcgói trong đó
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh luyện đọc câu dài, học sinh dùng bút chì gạch nhịp vào SGK.
- Giải nghĩa các từ khó:
+ Cho học sinh quan sát chõ đồ xôi
+ Yêu cầu học sinh đọc chú giải từ pha lê.
+ Giáo viên giảng thêm vàng ươm 
( vàng đều, tươi, đẹp mắt ) thơm ngậy 
( thơm, có vị béo, bùi ) rau khúc, nhân bánh.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi: Cây rau khúc đựơc tác giả miêu tả như thế nào ?
- Đoạn 1 đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cây rau khúc. Không chỉ đẹp mà cây rau khúc còn rất có ích, nó là nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh khúc. Khi làm bánh, cây rau khúc đã tạo cho bánh khúc một nét riêng, đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua đoạn 2
- Tìm những câu văn miêu tả bánh khúc.
- Em hiểu câu văn”Cắn một miếng thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong.” Như thế nào ? ( Câu hỏi này dành cho học sinh khá giỏi )
- Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ?
2.4 Luyện dọc lại bài
- Giáo viên đọc lại lần 2
- Gọi một số học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài.
* Giáo viên nhận xét
- Tổ chức cho học sinh thi đọc
- 3 em 1 lượt – 1 nhóm 4 em đọc
3. Củng cố - dặn dò:
- Trong đoạn 1 những câu văn nào có hình ảnh so sánh ? Tìm những hình ảnh so sánh đó.
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Nắng phương Nam
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Dùng bút chì gạch những chỗ nghỉ, từ ngữ cần nhấn giọng.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu. tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa các đoạn của bài ( nếu cần )
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. Một số câu cần chú ý là:
Những hạt sương sớm đọng trên lá/ long lanh như những bóng đèn pha lê.//
Những cái bánh màu rêu xanh/ lấp ló trong áo xôi nếp trắng/ được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm,/ trông đẹp như những bông hoa.//
Bao năm rồi,/ tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy,/ hăng hắc/ của chiếc bánh khúc quê hương.//
- Quan sát chõ đồ xôi
+ Pha lê là loại thuỷ tinh trong suốt.
- Học sinh đặt câu với từ: Vàng ươm, thơm ngậy.
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- Đọc đồng thanh theo yêu cầu của giáo viên.
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 2 – 3 học sinh nói về cây rau khúc: Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trong như đựơc phủ một lớp tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp - cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh đọc lại đoạn 2 và trả lời: Bánh màu xanh rêu, lấp ló trong những chiếc áo xôi nếp trắng đựơc đặt vào những lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn pha hạt tiêu. Cắn một miếng thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
- Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến. 
VD: Vì bánh khúc được làm từ những sản phẩm của quê hương như rau khúc, gạo nếp, đỗ xanh, lại gói lá trong chuối, nên nó mang mùi vị của quê hương, mùi của hương đồng, cỏ nội.
- Vì chiếc bánh khúc là sản phẩm của quê hương./ Vì chiếc bánh khúc gắn liền với những kỉ niệm về dì thân yêu của tác giả./ Vì tác giả rất yêu quê hương nên không bao giờ quên những sản phẩm của quê hương mình.
- Cả lớp nhận xét chọn bạn đọc hay
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
- Tìm và đọc các câu văn có sử dụng so sánh:
Cây rau khúc rất nhỏ/ mầm cỏ non mới nhú.
Lá rau/ mạ bạc/ phủ một lựơt tuyết.
Những hạt sương sớm long lanh/ bóng đèn pha lê.
 TUẦN 11: LTVC:
 TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG – ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hiểu và xếp đúng vào 2nhom một số từ ngữ về Quê hương (BT1)
 - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2)
 - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phaanj câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì ?(BT3) 
 - Đặt được 2-3 câu theo mẫu câu Ai làm gì ? với 2-3 từ ngữ cho trước (BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tờ giấy to kẻ sẵn bảng mẫu bài tập 1 SGK/89 (BT1)
 - Tờ giấy to kẻ mẫu cho bài tập 3. (Ai làm gì ? )
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: LTVC tuần 10
- Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ ( BT2/80/SGK )
a. Suối chảy ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- b,c. Tương tự
* Giáo viên nhận xét – tuyên dương ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Vừa qua, các em đã học nhiều bài về quê hương. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại và mở rộng vốn từ về quê hương. Chúng ta cũng sẽ ôn lại mẫu câu “Ai làm gì?”
- Giáo viên ghi đề lên bảng
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1: Hoạt động theo nhóm
- Gọi 1 em đọc lại đề bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
- Giáo viên dán tờ giấy kẻ sẵn mẫu bài tập lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm lớn
* N1: Tổ 1 + 2: Tìm từ chỉ sự vật quê hương.
* N2: Tổ 3 + 4 : Tìm từ chỉ tình cảm với quê hương.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày.
* Giáo viên chốt ý đúng: 
N1: Chỉ sự vật quê hương: Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
N2: Chỉ tình cảm với quê hương: Gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào với quê hương 
* Bài tập 2: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
GV giải nghĩa: Giang sơn tức là giang san – sông núi.
- gọi 3 học sinh đọc lại từ thay thế.
* Giáo viên chốt ý đúng: Các từ trong ngoặc thay thế cho từ quê hương là: Quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
- Bây giờ các em ôn tập kiểu câu Ai làm gì? Qua bài sau.
* Bài tập 3: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại nội dung bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
* Lưu ý: Với một từ ngữ đã cho có thể đặt thành nhiều câu.
VD: Bác nông dân đang gánh lúa 
 Bác nông dân đang cuốc đất 
 Bác nông dân đang dắt trâu ra đồng
- Giáo viên gọi học sinh phát biểu ý kiến.
* Giáo viên chốt ý: Nhận xét cách đặt câu cho mỗi từ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhắc nội dung bài học hôm nay là gì ?
* Dặn: Học và tập đặt câu nhiều hơn
* Bài sau: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh.
- 1 em lên bảng tìm từ so sánh ghi ra
- 2 em lên bảng tìm từ
* Lớp nhận xét bổ sung
- Học sinh đọc đề bài - Lớp đọc thầm
- Xếp từ ngữ vào 2 nhóm: Nhóm chỉ sự vật quê hương, nhóm chỉ tình cảm với quê hương.
- Đại diện các nhóm nhận phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm 1 trình bày trước lớp ghi từ tìm được.
- Nhóm 2 bổ sung nhận xét
- Đại diện nhóm 2 lên trình bày nhóm 1 bổ sung.
- Lớp chữa bài tập đúng vào vở bài tập
- 1 em đọc lại đề, lớp đọc thầm
- Tìm từ trong ngoặc thay thế cho từ quê hương.
- Học sinh làm bài cá nhân
- 3 học sinh lên bảng đọc lại từ thay thế cho từ quê hương.
* Lớp bổ sung nhận xét
- Học sinh chữa bài tập đúng vào vở
- 2 em đọc lại bài 3. Lớp đọc thầm
- Tìm câu viết theo mẫu câu Ai làm gì? 
- Chỉ rõ mỗi bộ phận câu đúng mẫu câu Ai làm gì ?
- Học sinh làm việc cá nhân ghi ra giấy, vở bài tập.
- Gọi học sinh khác bổ sung
- Học sinh làm vào vở bài tập
- Học sinh trả lời nội dung bài: Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: Quê hương. Củng cố mẫu câu Ai làm gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 11 CKTKN(3).doc