Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (12)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (12)

Tiết 1.Chào cờ

Tiết 2+3: Tập đọc- Kể chuyện

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I - Mục tiêu.A.Tập đọc.

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,.Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,.

 - Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

1.Rèn kĩ năng đọc - hiểu.

- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 - Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tiết 1.Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc- Kể chuyện
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I - Mục tiêu.A.Tập đọc.
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,...
	- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
1.Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 - Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
B - Kể chuyện.
- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh.
	- Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Luôn nghĩ đến Miền Nam.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
 + Giải nghĩa một số từ khó: kêu, coi, Bok,...
- Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.
c - Tìm hiểu bài.
 + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
 + Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
 + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
 + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Học sinh đọc cả bài.
- ...đi dự đại hội thi đua.
-...đất nước mình bây giờ rất mạnh cả nước...
-...nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
-...một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,...
- Mọi người.........nửa đêm.
Tiết 3: Tập đọc - Kể chuyện.
1- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3.
2- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu.
 + Đoạn này kể nội dung của đoạn nào trong truyện? Được kể bằng lời của ai?
 + Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
- Khi kể cần xưng hô như thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Yêu cầu học sinh thi kể trước lớp.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- Tập kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Học sinh đọc mẫu.
-...nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
-...người cán bộ, một người trong làng Kông Hoa.
- Tôi, mình.
- Học sinh kể theo nhóm đôi => kể trước lớp.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
	- Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
	________________________________________
Tiết 4.Toán
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN.
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Biết thực hiện so sánh sô bé bằng một phần mấy số lớn.
- Áp dụng để giải toán có lời văn.
- HS tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
. Kiểm tra bài cũ.
- gọi 2 h/s lên bảng làm bài.
+ 10 quả cam gấp mấy lần 2 quả cam.
+ 8 hòn bi gấp mấy lần 4 hòn bi.
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?
- Vậy muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm ntn? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
2. Bài mới.
a. Hd s2 số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Ví dụ: Nêu bài toán.
- G/v vẽ hình minh hoạ.
 2 cm
A B
C D
- Đoạn thẳng AB bằng 1/3 đoạn thẳng CD.
* Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông, số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới?
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới. Vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
* G/v nêu bài toán.
- Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi, tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- Coi tuổi mẹ tương ứng với số lớn, tuổi con tương ứng với số bé. Vậy muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào?
b./ Luyện tập.
* Bài 1:
- G/v theo dõi h/s làm bài.
- Kèm h/s yếu.
- Gọi h/s nối tiếp nêu kq điền vào bảng.
- Nhận xét.
* Bài 2:
- Y/c h/s nêu cách thực hiện.
- Y/c h/s tự trình bày bài g/v theo dõi h/s làm bài, kèm h/s yếu.
- G/v nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3:
- Y/c h/s quan sát tranh vẽ hình vuông và trả lời. 
- G/v nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- 2 h/s lên bảng.
+ 10 quả cam gấp 2 quả cam số lần là.
10 : 2 = 5 (lần).
+ 8 hòn bi gấp 4 hòn bi số lần là.
8 : 4 = 2 (lần).
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- H/s nêu lại bài toán. 
AB = 2 cm.
CD gấp 3 lần AB.
- Vài h/s nhắc lại.
- H/s quan sát và trả lời nêu cách tính.
8 : 2 = 4 (lần).
- Vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần tư số ô vuông hàng trên.
- H/s nêu bài giải.
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là.
30 : 6 = 5 (lần).
- Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ, đáp số 1/5.
- Ta thực hiện 2 bước.
+ B1: Lấy số lớn chia cho số bé.
+ B2: Trả lời số bé bằng một phần mấy số lớn.
- H/s thực hiện theo mẫu và viết vào vở.
SL
SB
SL gấp? lần SB
SB bằng một phần? SL
8
6
10
2
3
2
4
2
5
1/4
1/2
1/5
- H/s nhận xét.
- 2 h/s đọc bài.
+ B1: Phải tìm số sách ngăn dưới gấp mấy lần số sách ngăn trên.
+ B2: Trả lời số sách ngăn trên bằng một phần mấy số sách ngăn dưới.
- H/s làm vào vở, 1 h/s lên bảng chữa.
Bài giải.
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
24 : 6 = 4 (lần).
Vậy số sách ngăn trên bằng 1/4 số sách ngăn dưới.
Đáp số 1/4 .
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc y/c bài.
a./ Số ô vuông màu xanh bằng 1/5 số ô vuông màu trắng.
b./ Số ô vuông màu xanh bằng 1/3 số ô vuông màu trắng.
c./ Số ô vuông màu xanh bằng 1/2 số ô vuông màu trắng.
- H/s nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò.
- Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
	___________________________________________
Tiết 5.Toán(LT)
	Luyện tập
A. Mục tiêu
	Giúp học sinh luyện kĩ năng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn, bảng chia 7; 8 đã học. Áp dụng giải toán các bài toán có lời văn; học sinh giỏi luyện tập bài toán ở dạng phức tạp hơn.
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Luyện tập
	Hướng dẫn học sinh yếu làm bài tập 1, 2, 3 trong Vở bài tập
	Một số bài tập luyện tập:
Bài 1. Tính nhẩm
	64 : 8	56 : 8	32 : 8	8 : 8	24 : 8
	80 : 8	72 : 8	48 : 8	40 : 8	16 : 8
Bài 2. Con lợn nặng 32 kg, con ngỗng nặng bằng 1/8 con lợn. Hỏi con ngỗng nặng bao nhiêu kg?
Bài 3. Một đoạn mương cần đắp dài 100 mét. Một đội công nhân mỗi ngày đào được 8 mét, làm trong 8 ngày. Hỏi sau 8 ngày đó đoạn mương còn phải đắp là bao nhiêu mét?
3. Củng cố- dặn dò
	Đọc lại bảng nhân 8, bảng chia 8
	Lưu ý cách giải bài toán bằng hai phép tính
HS đọc bảng nhân7, 8
HS làm miệng
HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán rồi giải
Con ngỗng nặng số kg là:
 32 : 8 = 4 (Kg)
 Đáp số: 4 kg
HS nêu cách làm
Tính xem trong 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương, sau đó tính được số mét mương còn lại phải đào
	____________________________________
Tiết 6. Tiếng Việt(LT)
	 Luyện tập
A. Mục tiêu
	Luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay bài Nắng phương Nam và bài Cảnh đẹp non sông . Học sinh yếu đọc thành thạo, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Học sinh khá giỏi thể hiện được giọng của nhân vật đọc bài thơ thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước. Luyện tập tìm một số từ chỉ hoạt động trong bài: Nắng phương Nam.
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn luyện đọc
Theo dõi một số học sinh đọc yếu
Luyện phát âm: đông nghịt, ríu rít, té ra, sửng sốt, rung rinh
Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài
Luyện đọc bài Cảnh đẹp non sông
Giúp học sinh luyện phát âm; Kì Lừa, la đà, ngàn sương, nước biếc, tranh hoạ đồ, lóng lánh.
Hướng dẫn làm bài tập:
Tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn 3 bài Nắng phương Nam
Học sinh luyện đọc trong nhóm đôi bài Nắng phương Nam. 
Một số học sinh đọc to trước lớp
Thể hiện giọng khi reo lên, khi bí mật, khi xoắn xuýt, khi sửng sốt
Lưu ý gieo vần khi đọc thơ lục bát
Luyện đọc to trước lớp một số lần
gợi, reo, nghĩ, cười, tặng, hỏi, kêu, chở nắng, quy lại, rung rinh
3. Củng cố- Dặn dò
	Nhắc lại cách đọc gieo vần thơ lục bát, thể hiện giọng nhân vật trong đoạn 3 bài Năng phương Nam và từ chỉ hoạt động.
	_________________________________________
Tiết 7.Tự nhiên xã hội
	 Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)
A. Mục tiêu
	Học sinh nắm được ngoài các môn học trong nhà trường, em còn được tham gia các hoạt động như múa hát, tập thể dục, các hoạt động xã hội khác và hoạt động bảo vệ môi trường.
	Biết được tên gọi, nội dung một số hoạt động đó. Biết kể tên và xác định được nhiệm vụ của em khi tham gia.
	Có tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia các hoạt động trong nhà trường.
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	Em hãy nêu tên các môn học trong nhà trường và các hoạt động học tập. Em có nhiệm vụ gì trong việc học tập?
2. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Tìm hiểu các hoạt động vui chơi, giải trí trong nhà trường
- Ngoài học tập, em còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí nào?
HĐ 2. Thực hành: HS biểu diễn văn nghệ
Thành lập nhóm 4. 
Quan sát tranh, liên hệ thực tế
Đồng diễn thể dục, vui Trung thu, biểu diễn văn nghệ, các hoạt động bổ trợ như thăm viện bảo tàng, các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội: thăm gia đình thương binh liệt sĩ, chăm sóc đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ
HS biểu diễn văn nghệ
3. Củng cố- dặn dò
- Các em cần làm gì để giúp cho trường học luôn xanh, sạch, đẹp.?
- Nhận xét giờ học.
___________________________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp h/s củng cố về:
- Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Áp dụng để giải toán có lời văn bằng 2 phép tính; xếp hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi h/s nêu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn? Số lớn gấp mấy lần số bé?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập.
* Bà ... t động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn chính tả
Đọc đoạn 3 bài viết
Đọc cho học sinh viết: sáng kiến, tủm tỉm, xoắn xuýt, sửng sốt, hớn hở, vàng thắm
Đọc cho học sinh viết bài
Hướng dẫn làm bài tập:
Phân biệt nâu/lâu; nọ/lọ
 xanh/sanh; sao/ xao
Gợi ý cho học sinh tìm hiểu nghĩa từ
Chấm, nhận xét một số bài viết của học sinh
Học sinh đọc lại một số lần
Tập viết trên bảng con
Chữa bài
Viết bài, soát lõi chính tả
Học sinh có thể giải nghĩa trực tiếp hoặc đặt câu
nâu: màu nâu
lâu: chỉ thời gian; lâu la
nọ: kia, lọ: vật dùng để đựng
xanh: màu sắc. sanh: cái sanh như cái chảo, tiếng miền Nam: sinh
sao: vì sao trên trời, từ dùng để hỏi
xao: xôn xao, lao xao
3. Củng cố- dặn dò
	Nhắc lại một số từ ngữ dễ nhầm lẫn trong bài và các trường hợp vừa tìm được.
	Nhắc học sinh khi viết phải cẩn thận, lựa chọn để viết đúng
Tiết 7.Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
	- Tích cực tham gia các công việc của lớp của trường.
	- Có thái độ tích cực khi tham gia công việc chung của lớp, trường.
II- Đồ dùng : 
	- Vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Khởi động : Học sinh hát bài "Em yêu trường em"
2- Hoạt động 1:
- Học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh => nêu nội dung của bức tranh.
+ Theo em bạn Huyền có thể làm gì?
 + Nếu là Huyền em sẽ làm gì lúc đó?
3- Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, sai trong những tình huống có liên quan đến việc trường, việc lớp.
- Yêu cầu học sinh làm bài 2 - trang 20 vở bài tập đạo đức.
Kết luận: Tình huống c, d: đúng.
 a, b: sai.
4- Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu học sinh đọc từng ý kiến và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
Kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng.
- Cả lớp vệ sinh sân trường, riêng 2 bạn rủ nhau đi chơi.
- Lao động cùng các bạn.
- Học sinh quan sát tranh ,nêu ý kiến của mình.
- Học sinh thảo luận , đưa ra ý kiến.
5- Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống kiến thức.
- Nhận xét giờ học
	______________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.Toán
GAM
I. Mục tiêu : Giúp HS.
- Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và Ki–lô-gam.
- Biết đọc kg khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
- Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học.
- 1 cấn đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
III. Các HĐ dạy học.
1. KT bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9.
- Hỏi HS về Kq phép tính không theo thứ tự.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu giờ học, ghi đầu bài.
b. Giới thiệu Gam và mối quan hệ giữa g – kg.
- Y/c HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học.
* Để cân các vật có khối lượng nhỏ hơn kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng là gam.
- Gam viết tắt là : g.
Đọc là : Gam.
- Giới thiệu các quả cân : 1g; 2g; 5g; 10g; 20g; 100g = 1kg
- Thực hành cân gói đường.
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ và GT các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
c. Luyện tập.
Bài 1. 
- Y/c HS quan sát hình minh hoạ để đọc số cân của từng vật.
- Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam? vì sao biết 3 quả táo cân nặng 700 gam?
- Hỏi tương tự với phần còn lại.
Bài 2. 
Tương tự bài 1.
GV nhận xét.
Bài 3. 
- Y/c HS tính theo mẫu:
- GV nhận xét
Bài 4.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài:
Hộp sữa : 455g
Vỏ hộp : 58g
Sữa :.g?
- Chữa bài, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc thuộc công thức quan hệ giữa g – kg, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9.
- HS nêu kết quả phép tính.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- HS nêu: Ki-lô-gam.
- Vài HS nhắc lại 
- HS quan sát các quả cân theo nhóm.
- HS quan sát và đọc cân nặng của gói đường.
- HS quan sát hình minh hoạ và đọc số cân của từng vật.
- Hộp đường cân nặng 200g.
- 3 quả táo cân nặng 700g.
- Vì 3 quả táo cân nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g, 500g + 200g = 700g.
Vậy 3 quả táo nặng 700g.
- Gói mì chính nặng 210g.
- Quả lê cân nặng : 400g.
- HS nêu:
a. Quả đu đủ cân nặng : 800g
b. Bắp cải cân nặng : 600g.
- HS nhận xét.
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
163g + 28g = 191g
42g – 25g = 17g
100g + 45g – 26g = 119 g
50g x 2 = 100g
96g : 3 = 32g
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc bài.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng TT, 1 HS giải.
Bài giải
Trong hộp có số gam sữa là:
455 – 58 = 397(g)
 Đáp số : 397 g sữa.
- HS nhận xét
Tiết 2.
Tiết3.
 Tiết 4.Sinh hoạt
	Sinh hoạt tuần 13
A. Đánh giá công tác tuần 13
Học tập:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Rèn luyện đạo đức, tác phong:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kế hoạch tuần 14
	- Thi đua hướng về Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam, Ngày Hội Quốc phòng toàn dân với nội dung: 
	Học tập tác phong anh Bộ đội Cụ Hồ, áp dụng trong các sinh hoạt chung của nhà trường.
	Tập luyện các môn thể thao chuẩn bị thi đấu ở trường
	Tập luyện đọc hay và rèn luyện chữ viết chuẩn bị thi đọc hay viết đẹp cấp trường và trưng bày vở sạch, chữ đẹp.
	Giữ vệ sinh tốt nhất là vào mùa đông
	Tham gia giao thông an toàn
	Tìm hiểu các công trình, các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng trong xã, trong huyện, trong tỉnh.
	Tham gia tốt các phong trào thi đua do Đội tổ chức.
C. Văn nghệ
Tiết 5.Tiếng Việt(LT)
	Luyện tập
A. Mục tiêu
	Giúp học sinh luyện kĩ năng làm bài văn viết thư. Biết viết một bức thư gửi các bạn phương xa kết bạn và hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt. 
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nêu yêu cầu giờ học
Ghi đề bài lên bảng
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết
Đầu thư
Lí do viết thư:
Nội dung thư:
Cuối thư:
Tổ chức cho học sinh thực hành viết.
Theo dõi, hướng dẫn bổ sung cho học sinh yếu
Đọc đề
Xác định yêu cầu đề bài
Vạn Phúc, ngày. thángnăm.
Bạn. thân mến!
biết bạn qua báo chí, phát thanh, truyền hình. Hôm nay tôi viết thư để .
tự giới thiệu về mình, hỏi thăm bạn về gia đình, về học tập, về các mối quan hệ khác. Hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt.
Chúc bạn học tập tiến bộ. Chúc sức khoẻ bạn, gia đình và các bạn trong lớp.
Kí tên
Thực hành làm bài
Đọc một số bài trước lớp
Nhận xét, đánh giá
	3. Củng cố
	Cách viết mộ bức thư, cụ thể bức thư cho bạn. Lưu ý nội dung chính bức thư và bố cục một bức thư.
Tiết 6.Toán
	Luyện tập
A. Mục tiêu
	Giúp học sinh củng cố bảng nhân, chia 8 và áp dụng giải bài toán với các dạng toán đã học. Học sinh giỏi luyện giải bài toán bằng hai phép tính dạng phức tạp đòi hỏi phải tư duy.	
B. Chuẩn bị
C. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Luyện tập
	Hướng dẫn học sinh yếu và trung bình làm trong vở bài tập. Một số bài tập sau:
Bài 1. Tính nhẩm
8 × 1	8 × 9	8 × 2	
8 : 8	0 : 8	24: 8	
32 : 8	16: 8	40: 8
56: 8	48: 8	80: 8	
72: 8	64: 8
Bài 2. Tìm x
	x × 7 = 56	x: 7 = 5	x: 8= 4	x × 8 = 24
Bài 3. Một sợi dây dài 48 mét, người ta cắt ra một đoạn bằng 1/8 sợi dây đó. Hỏi người ta đã cắt ra bao nhiêu mét dây?
Bài 4. Bà Tư đi bán hồng và lê. Bà bán được 21 quả hồng, số quả lê bán được gấp 8 lần số hồng. Hỏi bà Tư bán được tất cả bao nhiêu quả?
3. Củng cố- dặn dò
	Đọc lại bảng nhân, chia 8
	Bài toán số lớn gấp số bé bao nhiêu lần và bài toán giải bằng hai phép tính.
Tiết 7.Thể dục(LT)
Ôn bài thể dục phát triển chung
I- Mục tiêu.
- Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. 
- Yêu cầu học thuộc bài thể dục và thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Giáo dục ý thức tập TDTT thường xuyên.
II- Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường sạch sẽ, còi.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tổ chức cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Tổ chức trò chơi "kéo cưa lừa xẻ"
2- Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá, tổ nào tập đều, đúng, đẹp , tuyên dương.
- Tổ chức trò chơi "Đua Ngựa"
3- Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát.
- Giáo viên hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy trong 2 phút.
- Cả lớp chơi trong 2 phút.
- Cả lớp tập liên hoàn 8 động tác, mỗi động tác 4 x 8 nhịp.
- Chia tổ tập luyện theo khu vực dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung giữa các tổ.
- Học sinh chơi trong 7 phút.
- Học sinh vỗ tay, hát trong 1 phút.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 ca ngay.doc