Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (28)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (28)

Tiết ;37,38 Tập đọc – Kể chuyện.

NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN

I/Yêu cầu cần đạt :

 TĐ: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ .

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

 KC:- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.

- HS K+G: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

* GD Đạo đức Hồ Chí Minh:Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp - người con của Tây Nguyên , một anh hùng quân đội.

 II/ Chuẩn bị:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết ;37,38	Tập đọc – Kể chuyện.
NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN
I/Yêu cầu cần đạt :
 TĐ: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
 KC:- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.
- HS K+G: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
* GD Đạo đức Hồ Chí Minh:Bác Hồ luơn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp - người con của Tây Nguyên , một anh hùng quân đội.
 II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy-học 
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Cảnh đẹp non sông 
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. 
-2 hs đọc TL bài và trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv h.dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:Núp;càn quét ;bok ;lũ làng ;mạnh hung 
Chú ý cách đọc các câu:
 Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. 
-Học sinh đọc thầm theo Gv.
-Hs xem tranh minh họa.
-Hs đọc từng câu.
-Hs đọc từng câu trong đoạn.
-Hs đọc từng đoạn trước lớp.
-Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
-Hs đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
-Một Hs đọc đoạn còn lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Núp được cử đi đâu?(Hs TB )
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2:
+ Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?( Hs TB )
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?(Hs K,G)
- Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Gv chốt lại.
-Hs đọc thầm đoạn 1..
+Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua..
-Hs đọc thầm đoạn 2ø.
+Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi..
+Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà.
-Hs đọc thầm đoạn 3:
+Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp.
+Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng nên rửa tay thật sạch trước khi xem, “cầm lên từng thứ, coi đi coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 3 Hs thi đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
-3 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
-Hs nhận xét.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs chọn kể một đoạn của câu chuyện Người con gái Tây Nguyên (HS K+G: kể theo lời của một nhân vật).
- Gv mời1 Hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu .
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lể lại đoạn 1?
- Gv yêu cầu Hs chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
+Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
-Từng cặp Hs kể.
-Ba Hs thi kể chuyện trước lớp.
-Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. 
-Về luyện đọc lại câu chuyện.
-Chuẩn bị bài: Cửa Tùng. Nhận xét bài học.
TỐN
Tiết:61	 SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN.
I/Yêu cầu cần đạt :
	-Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 -Gdkns:vận dungkĩ năng tự nhận thức , kĩ năng tư duy,để so sánh.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: Vở. bảng con
III/ Các hoạt độngdạy-học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu 
4. Phát triển các hoạt động.
-2 hs nêu qui tắc giảm đi một số lần.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a) Ví dụ.
- Gv nêu bài toán.
+Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
+Thực hiện phép tính gì? Lấy mấy chia mấy?
- Gv : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
b) Bài toán.
- Gv yêu cầu Hs đọc bài toán.
 + Mẹ bao nhiêu tuổi?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
+ Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
-GV cho hs trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét. 
GVKL: Muốn giải bài toán dạng ss số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm 2 bước:
+Tìm số lớn gấp mấy lần số bé (chia)
+Trả lời: Số bé bằng một phần mấy số lớn.
-Hs đọc lại đề toán.
+Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
-Hs đọc đề bài toán.
+Mẹ 30 tuổi.
+Con 6 tuổi.
+Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
+Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
Bài giải.
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
Đáp số: 1/5.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
˜Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng.
- Gv hỏi:
+ 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào SGK
- Gv chốt lại. 
˜ Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VơMột Hs lên bảng sửa bài. Gv nhận xét, chốt lại.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs đọc.
+8 gấp 4 lần 2.
+2 bằng bằng ¼ của 8.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
+Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là:
 24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.
 Đáp số : 1/4.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3a, b:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
+Gv yêu cầu Hs quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này.
+Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
+Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng?
Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại.
Hai Hs lên bảng làm bài.
Gv nhận xét, chốt lại.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
+Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
+Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
+Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
5. Tổng kết – dặn dò.
-Tập làm lại bài và ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tiết 13:TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2)
I/Yêu cầu cần đạt :
-Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
	 -Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
*HS K+G: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường .
*GD KNS: - Nghe tích cực . - Trình bày suy nghĩ. - Tự trong Đảm nhận trách nhiệm
* SDNLTK&HQ ( liên hệ ) : + Bảo vệ sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí ( sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị dạy học cĩ sử dụng điện hợp lí, hiệu quả, )
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thống mát, trong lành của mơi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt .
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh, 
+ Thực hành và biết nhắc rcacs bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình .	
II/ Chuẩn bị:
* GV: VBT, phiếu thảo luận nhóm.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (t. 1). 
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: 
-Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. 
- Gọi 2 Hs làm bài tập 3 VBT.
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Hs biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp việc trường trong các tình huống cụ thể.
-CTH: 
B1: GV chia nhóm 6, nhóm trưởng điều khiển các thảo luận, xử lí một tình huống (BT 4/21/VBTĐĐ)
B2: Các nhóm thảo luận.
B3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét.
B4: GVKL.
TH1: Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
TH2: Em nên xung phong giúp các bạn học.
TH3: Em nên nhắc nhở các bạn không nên làm ồn ảnh hương đến lớp bên cạnh.
TH4: Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hay bạn bè mang hộ lọ hoa đến lớp.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
-CTH: 
B1: Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua.
B2: Hs xđ và ghi ra giấy nhỏ và bỏ vào chiệc hộp chung của lớp.
B3: Đại diện đọc to các  ... 
+ Gói đường như thế nào so với 1kg?
+ Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam.
- Gv giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g.
- Gv : 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho Hs đọc cân nặng của gói đường.
-Hs nêu: Ki-lô-gam.
-Hs quan sát.
+Gói đường nhẹ hơn 1kg.
+Chưa biết.
-Hs lắng nghe.
-Hs đọc.
-Hs thực hành và đọc kết quả.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật. Gv hỏi: 
+ Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
+ 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g?
- Yêu cầu cả lớp làm vào nháp. 2 Hs đứng lên đọc kết quả
- Gv nhận xét, chốt lại
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: 
+ Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết?
- Yêu cầu Hs tự làm.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv chốt lại:
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu Hs tính.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- Gv yc Hs làm các bài còn lại vào nháp. 5 Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chối lại.
-Hs đọc yêu cầu đề bài..
+Hộp đường cân nặng 200g.
+3 quả táo cân nặng 700gam.
+Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g.
-Hs làm các phần còn lại. Hai Hs đứng lên đọc kết quả.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
+Quả đu đủ nặng 800gam.
+Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
-Hai Hs đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
-Hs đọc đề bài.
-Hs tình: 22g + 47g = 69g.
+Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
163g + 28g = 191g 50g x 2 = 100g.
42g – 25 g = 17g 96g : 3 = 32g.
100g + 45g – 26g = 119g.
* Hoạt động 4: Làm bài 4, 5.
Bài 4:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào V. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 5:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào nháp. Một Hs lên bảng làm.
- Gv chốt lại.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs thảo luận nhóm đôi.
+Cả hộp sữa cân nặng 455gam.
+Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
Số gam sữa trong hộp có là:
455 – 58 = 397 (gam)
Đáp số : 397 gam
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả 4 túi mì chính cân nặng là:
210 x 4 = 840 (gam)
Đáp số: 840 gam mì chính.
5.Tổng kết – dặn dò.
-Tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học. 
	 Tập làm văn
Piết:13	 VIẾT THƯ.
I/Yêu cầu cần đạt :
 -Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
 * KNS : - Giao tiếp: ứng xử văn hĩa.Thể hiện sự cảm thơng.Tư duy sáng tạo
 II/ Chuẩn bị: 
	* GV: Bảng lớp viết gợi ý trong SGK.
	* HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt độngdạy học:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Nói về cảnh đẹp đất nước. 
- Gv nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề. 
-Giới thiệu bài + ghi tựa.
4.Phát triển các hoạt động: 
-3 Hs đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài .
- Gv hỏi:
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
- Gv hướng dẫn thêm: Trước khi viết thư các em cần chuẩn bị rõ: 
+ Em viết thư cho bạn tên là gì?
+ Ở tỉnh nào?
+ Ở miền nào?
- Gv hỏi:
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Những nội dung cơ bản trong thư?
+ Hình thức của lá thư như thế nào?
-Gv mời 3 – 4 Hs nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
- Gv mời 1 Hs nói mẫu phần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu.
- Gv nhận xét, sửa chữa cho các em.
-1 Hs đọc yêu cầu của bài.
+Cho 1 bạn Hs ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở.
-Hs lắng nghe.
+Làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt.
+Nêu lí do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
+Như mẫu trong bài Thư gửi bà.
-3 – 4 Hs đứng lên nói.
VD: Bạn Hoa thân mến!
Chắc bạn ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình biết bạn đấy. Vừa qua mình đọc báo nhi đồng và biết tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục bạn nên muốn viết thư làm quen với bạn 
Mình xin tự giới thiệu nhé: 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết thư.
Gv yêu cầu Hs viết thư vào VBT.
- Gv theo dõi các em làm bài, giúp đỡ từng Hs.
- Gv mời 5 Hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương bài viết hay.
-Hs viết viết thư vào VBT.
-5 Hs đọc bài viết của mình.
-Hs cả lớp nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò. 
- Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Tự nhiên xã hội
Tiết:26	KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I/Yêu cầu cần đạt :
-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,..
-Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
* HS K+G: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
 	* KNS: - KĨ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin - Kĩ năng làm chủ bản thân.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 50, 51.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Một số hoạt động ở trường (tiết 2) 
+ Kể tên các hoạt động ngoài giờ lên lớp?
+ Nêu ích lợi của các hoạt động đó? 
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: 
-Giới thiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. 
+vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ
+giúp hs thư giãn trí óc, học tập tốt hơn, tăng cường rèn luyện sức khoẻ, cung cấp nhiều kiến thức phong phú.
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Mục tiêu: Hs biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
-Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 50, 51 SGK, hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn.
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại: => Sau những giờ học mệt mỏi, các em can đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như: bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau.
-Hs quan sát hình trong SGK
+Các bạn đang chơi trò chơi trong sân trường.
+quay gụ, đá gà, đánh nhau, đá bóng, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu, 
+quay gụ có đầu đinh nhọn có thể bay vào mặt người khác, gây chảy máu; đánh nhau có thể bị trầy xước, chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bản thân và người khác.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
-Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu lần lượt từng Hs trong nhóm kể từng trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.
- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong những trò chơi đó, trò chơi nào có ích, những trò nào nguy hiểm?
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi đẻ chơi sao cho vui, khỏe mạnh và an toàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv phân tích mức độ nguy hiểm của một số TC có hại.
-Hs trong nhóm kể những trò mình thường chơi.
Ví dụ:
+ Chơi bắn súng dễ bắn vào đầu, mắt người.
+ Leo trèo dễ bị té ngã.
+ Đá bóng ở long đường dễ gây ra tai nạn 
* Hoạt động 3: Trò chơi: Phản ứng nhanh.
-Mục tiêu: C.cố nd bài.
-CTH: 
B1: GV phổ biến luật chơi: Mỗi tổ cử ra 1 bạn. Bạn tổ 1 nói tên trò chơi, bạn tổ 2 phải nói trò chơi đó là “nên” hay “không nên” chơi.
B2: GV tổ chức cho hs chơi. Cả lớp nhận xét, bình chọn tổ thắng cuộc.
-Hs lắng nghe và nắm cách chơi.
-Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết – dặn dò.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống. Nhận xét bài học.
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
 - HS biết được ưu, nhược điểm trong tuần 13 để phát huy và sửa chữa .
 - Cơ cấu tổ chức, ổn định nề nếp lớp học.
 - GD ý thức tập thể cho HS
II. Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định lớp: 
	- Giới thiệu bài 
 - Hát tập thể bài: Lớp chúng mình 
2- Đánh giá hoạt động: 
* GV đánh giá các hoạt động trong tuần của lớp 
 - Nề nếp: Ổn định nề nếp, vệ sinh lớp học sạch sẽ, đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Học tập : Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ. Cĩ ý thức xây dựng bài trên lớp. Làm bài đầy đủ khi đến lớp 
 - Lao động : Làm vệ sinh khu vực trước và sau lớp học 
 * Tồn tại : Vẫn cịn hiện tượng nĩi chuyện riêng trong giờ học .Quên sách vở ở nhà. 
3 - Kế hoạch tuần 14:
- Đi học đầy đủ chuyên cần
- Làm bài tập đầy đủ 
- Khơng nĩi chuyện riêng trên lớp.Thi đua học tập thật tốt để dành nhiều bơng hoa điểm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 13 cktkn(1).doc