Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (1)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (1)

TẬP ĐỌC: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU ( 2 TIẾT )

I. Mục tiêu:

TĐ :

- Biết đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi)

- Hiểu ND : cac ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ của các chiến sĩ nhõ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây ( Trả lời được các CH trong SGK )

KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý

II. Đồ dùng:

Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc

 - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý ( phần kể chuyện )

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20: Thứ hai ngày 18.1.2010. 
TẬP ĐỌC: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU ( 2 TIẾT )
I. Mục tiêu:
TĐ :
- Biết đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi)
- Hiểu ND : cac ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ của các chiến sĩ nhõ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý 
II. Đồ dùng:
Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc
	- Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý ( phần kể chuyện )
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài “ Báo cáo kết quả của tháng thi đua “ “ noi gương chú bộ đội “ trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới
1. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luỵên phát âm từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 4 học sinh đọc lại cả bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 hỏi: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- 1 học sinh đọc đoạn 2- Vì sao nghe ông nói: “ Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại “ ?
- Thái độ của các bạn sau đó như thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Một học sinh đọc đoạn 4 - Cả lớp đọc thầm.
- Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc dân nhỏ tuổi ?
TIẾT 2
4. Luyện đọc lại bài
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài, sau đó yêu cầu học sinh đọc lại đúng đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo vai
* Nhận xét cho điểm
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
2. Kể mẫu - Giáo viên gọi học sinh kể mẫu
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi học sinh 4 nhóm tiếp nối kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 7 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
* Nhận xét cho điểm học sinh
5. Củng cố - dặn dò
-2 HS đọcvà trả lời câu hỏi
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc 1 câu tiếp nối hết bài 
- Đọc từng đoạn trong bài 
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 học sinh lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 học sinh đọc cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Truyện có 3 nhân vật: Trung đoàn trưởng, Lượm, Mừng và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn. 
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ không được tham gia chiến khu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết ở lại
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ
- Mừng rất ngây thơ, chân thật 
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt 
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
- Học sinh luyện đọc lại đúng đoạn văn.
- 2 nhóm đọc bài theo vai
- Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể theo cặp
- 7 học snh kể
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
TOÁN : ĐIỂM Ở GIỮA -TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I.Mục tiêu:
Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Đồ dùng:
Vẽ sẵn bài tập 3 ow bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Gọi 1 học sinh đọc các số từ 9992 đến 10.000.
- 1 học sinh đọc 10.000 đến 9992
- Gọi 1 học sinh lên vẽ tia số và điền các số vào dưới mỗi vạch từ 9980, 9981,.9990.
B. Bài mới
1. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa
- Cho học sinh lấy bảng con ( giấy trắng ) kẻ đường thẳng.
- Trên đường thẳng đó vẽ hai điểm A, B rồi tiếp tục vẽ điểm O sao cho điểm O ở giữa hai điểm A và B.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ: 
- Giáo viên sữa lỗi những học sinh làm sai và hỏi: 
+ Em hãy nhận xét về tính thẳng hàng của 3 điểm A, O, B trên bảng phụ.
- A, O, B là ba điểm thẳng hàng.
* Kết luận: O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
* Hoạt động 2: 
- Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- Cho học sinh thực hiện bằng bảng con để kẻ đoạn thẳng AB có độ dài 12 cm
- Yêu cầu học sinh vẽ điểm M ở giữa 2 điểm A và B sao cho AM = 6cm.
- Yêu cầu học sinh xác định độ dài đoạn thẳng MB.
- Yêu cầu so sánh độ dài AM và độ dài MB
- Vậy thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.
- M là là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- AM = MB độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB viết là:
AM = MB.
- M được gọi là gì ?
* Hoạt động 3: Thực hành
- Bài 1/98 làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm đôi kết quả.
* Bài 2/98: Phát phiếu số 1 cho học sinh ghi Đ, S vào phiếu theo nhóm 4 của bạn.
- O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: A, O, B thẳng hàng: Ao = OB = 2cm.
- M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì: C, M, D không thẳng hàng ( tuy có: CM = MD = 2cm )
- M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì: C, M, D không thẳng hàng ( tuy có: CM = MD = 2cm )
- H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì: EH không bằng HG ( EH = 2cm, HG = 3cm ) tuy E, G, H thẳng hàng. Vậy câu nào đúng gọi vài học sinh đọc kết quả.
 * Nhận xét tuyên dương.
* Hỏi: Thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước ?
- Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng?
* Bài sau: Luyện tập
HS1: Đọc các số 9992 đến 10.000
HS2: Đọc các số từ 10.000 đến 9992
HS3: Lên bảng vẽ tia số và điền các số vào dưới mỗi gạch từ 9980, 9981, 9990
- Lấy bảng con hoặc giấy trắng kẻ đường thẳng và 2 điểm A, B trên đường thẳng đó.
- Vẽ điểm O sao cho điểm O ở giữa hai điểm A và B.
- Học sinh thực hiện vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nhận xét về tính thẳng hàng của 3 điểm A, O, B.
- Vài học sinh nhắc lại
O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Học sinh dùng bảng con hoặc giấy trắng kẻ đoạn thẳng AB có độ dài 12 cm. Vẽ điểm M ở giữa hai điểm A và B sao cho AM = 6cm.
- Xác định độ dài đoạn thẳng AM
- So sánh độ dài AM và độ dài MB
- AM = MB (điểm M cách đều hai điểm A và B )
- M là điểm ở giữa hai điểm A và B
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
- M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Học sinh suy nghĩ và trao đổi nhóm 2 kết quả.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4 bạn.
2cm
2cm
A
B
2cm
2cm
M
D
C
2cm
3m
E
G
H
- Câu a, e đúng
- Câu b, c, d sai
Điểm ở giữa hai điểm cho trước ba điểm đó thẳng hàng.
- M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB.
- M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB
Thứ ba ngày 18.1.2010.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
* Hỏi: Thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước ?
- Thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng ?
B. Bài mới
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng ( theo mẫu )
- Để xác định trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm thế nào ?
- Hãy nhận xét về trung điểm M
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
- Để xác định trung điểm của đoạn thẳng CD ta làm thế nào ?
- Vậy CN như thế nào so với CD ?
* Bài 2: Cho mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành SGK.
- Gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC.
* Tương tự: Tìm trung điểm của một đoạn dây.
4. Củng cố - dặn dò:
* Giáo viên nhận xét tiết học
* Về nhà: Thực hành tìm trung điểm của một số vật xung quanh.
* Bài sau: So sánh các số trong phạm vi 10.000
- Đo độ dài đoạn thẳng AB = 4cm
- Đặt thước sao cho vạch O cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm cho trước.
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng ½ độ dài đoạn thẳng AB viết là: AM = ½ AB
* Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng CD
CD = 6cm
* Bước 2: Chia đôi độ dài đoạn thẳng CD: 
 6 : 2 = 3 ( cm ).
- Đặt thước sao cho vạch O trùng với điểm C. Đánh dấu điểm N trên CD ứng với vạch 2cm của thước.
* Bước 3: N là trung điểm của đoạn thẳng CD: 
- CN – ½ CD
- Học sinh thực hành gấp 1 tờ giấy hình chữ nhật để tìm trung điểm của hai đoạn thẳng AB và DC hoặc trung điểm AD và BC
CHÍNH TẢ: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
	 BÀI VIẾT: ĐOẠN 4
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2b ( có thể thay thế băng bảng nam châm + 2 thẻ viết vần uốt / uốc) vở bài tập ( nếu có )
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết bảng con các từ: nắm tình hình, ném lựu đạn, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
B. Bài mới: 
1. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Giáo viên đọc mẫu 1 lượt đoạn 4
* Hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
b. Hướng dẫn cách trình bày 
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh đọc và viết từ khó
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2b
- 2 học sinh lên bảng điền đúng nhanh các từ cần điền.
- Cho cả lớp làm vào vở chính tả
4. Củng cố - dặn dò
- Nhắc học sinh về nhà viết lại lỗi viết sai.
-
 3 học sinh lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
- 1 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc dân.
- Bảo vệ, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
- 2 học sinh lên bảng điền đúng nhanh bài tập 2b.
* Lời giải
Thuốc - ruột - đuốc - ruột
LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP LÀM VĂN- NGHE KỂ :
 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói: nghe kể: Chàng trai làng Phù Ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng , tự nhiên
2.Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b và c, đúng nội dung ... n học sinh làm bài tập.
* Bài tập 1
- Gọi 1 vài học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cho cả lớp đọc thầm bài báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội “ở trang 10 tập 2.
- Báo cáo kết quả học tập tháng thi đua cần phải như thế nào ?
- Cho học sinh hoạt động theo tổ
- Từng tổ chọn bạn dự thi trình bày báo cáo trước lớp.
* Bài tập 2: Hãy viết lại nội dung báo cáo trên gởi cô giáo ( hoặc thầy giáo ) theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 và mẫu báo cáo trang 20
- Báo cáo có phần quốc hiệu viết như thế nào ?
- Có địa điểm, thời gian, viết:
- Tên báo cáo: Báo cáo của tổ, lớp, trường nào ?- Người nhận báo cáo
- Mẫu báo cáo phải viết như thế nào ?
- Cho học sinh tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
- Gọi 1 số học sinh đọc mẫu báo cáo.
3. Củng cố - dặn dò:
* Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh làm tốt bài thực hành.
- 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: “ Chàng trai làng Phù Đổng “
- Vài em, đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua” Noi gương chú bộ đội “ SGK/10
- Cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình 
- Học sinh sinh hoạt theo nhóm tổ báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng.
- Học sinh các tổ dự thi báo cáo trước lớp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
- 1 học sinh đọc mẫu báo cáo SGK/21
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiêu ngữ (Độc lập - tự do - hạnh phúc )
-Đại Chánh, ngày 21 tháng 1 năm 2010.
- Kính gởi cô giáo ( thầy giáo lớp..)
- Mẫu báo cáo phải viết ngắn gọn, rõ ràng.
- Học sinh viết mẫu báo cáo vào bản pho to hoặc vở tập làm văn.
- Vài học sinh đọc mẫu báo cáo 
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
 ÔN : NHÂN HOÁ ; ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI 
 CÂU HỎI : KHI NÀO ? DẤU PHẨY; TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC
I.Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về phép nhân hoá
-Ôn lại cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ? Biết đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu
-Củng cố về từ ngữ về Tổ quốc
III.Các hoạt động dạy học
Hơat động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1
-Gọi 1 HS đọc đoạn thơ sau rồi tìm từ ngữ trong đoạn điền vào chỗ trống cho phù hợp
Con đường làng Đã hò reo
Vừa mới đắp Nối đuôi nhau 
Xe chở thóc Cười khúc khích

Tên vật được tả như người
Từ ngữ tả hoạt động của vật như tả hoạt động của người
-xe chở thóc
-hò reo, cười khúc khích
-Yêu cầu HS làm bài
-Chữa bài, chấm bài, nhận xét
*Bài 2 : -Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+Gạch 1 gạch dưới những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc
-Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 3:
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu
+Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi : Khi nào ?
a. Mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng
b. Đêm hôm ấy, ba người ngồi ăm cơm với thịt gà rừng
c. Năm mười bốn tuổi, anh Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
-Yêu cầu các nhóm đôi thảo luận và nêu kết quả
-Gv nhận xét, chốt lại ý đúng
-Cho HS làm bài vào vở theo lời giải đúng
 -Chấm bài, nhận xét
*Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+Trả lời câu hỏi : Khi nào ? Bao giờ ? Lúc nào ? và viết câu trả lời vào chố chấm 
a. Khi nào, lớp em sinh hoạt sao nhi đồng ?
-Chiều thứ sáu, lớp em sinh hoạt sao nhi đồng 
b. Em biết đọc từ bao giờ ?
.
c. Lúc hoàng hôn dần buông, đàn trâu lững thững về chuồng
..
-Yêu cầu các nhóm đôi thảo luận và trả lời
-Nhận xét, chốt lại ý đúng, cho HS làm bài vào vở
-Chấm chữa bài và nhận xét
*Bài 5 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu
+Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp
a. Buổi sáng, rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm.
b. Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài toả hương thơm ngát.
c. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Nhận xét, chữa bài
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc lại đề bài
-Đọc yêu cầu
-1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét
-Đọc yêu cầu
-1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét
-Thảo luận theo nhóm, trả lời
-Làm bài
-Nhận xét
-Đọc
-Thảo luận theo nhóm , nêu kết quả
-Làm bài, nhận xét
-Đọc yêu cầu
-1 HS làm bài trên bảng ,lớp làm bài vào vở
-Nhận xét
Ng|oài giờ lên lớp: GIÁO DỤC VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Các hoạt động dạy học:
-Giáo dục cho HS biết thực hành vệ sinh răng miệng.
- Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ( đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy , sau khi ăn, trước khi đi ngủ).
* Chú ý: Khi đánh răng cần có bàn chải, kem đánh răng, nước sạch ( không dùng bàn chải cũ qúa sẽ bị đau chân răng).
- Các em ở lứa tuổi thay răng khi răng sữa bị lung lay chúng ta phải nhổ kip thời để chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên tránh trình trạng răng mọc chồng lên nhau thì hàm răng sẽ không đẹp.
- Nếu trường hợp răng bị sâu răng thì phải nói người lớn biết hoặc nói ba mẹ đưa đến phòng khám nha răng...
-Chúng ta cần thực hiện theo hướng dẫn của nha sĩ ở trường. Ngậm nước súc miệng, 
Và khám răng định kì. 
Thứ sáu ngày 22.1.2010.
TOÁN: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000.
I.Mục tiêu
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000( bao gồm tính và đặt tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn(có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng
- Viết các số 5107, 4701, 5170, 5071
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé 
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn bài tập
a. Phép cộng 3526 + 2759
- Để tính kết quả của phép cộng ta thực hiện theo mấy bước.
- Đó là những bước nào ?
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng tính
3526 + 2759 = ?
 3526 
 + 2759
 6285
b. Thực hành: Bài 1/102 tính nhẩm
* Bài 1: Học sinh thực hiện bằng bút chì ở SGK 102
- Gọi vài học sinh đọc kết quả
- Cho học sinh nêu cách tính như bài học
* Bài 2/102: Đặt tính và tính
- Cho học sinh thực hiện ở bảng con
- Tổ 1 + 2 bài a
- Tổ 3 + 4 bài b.
* Bài 3/102: Giải bài toán thực hiện ở vở toán trường.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm học sinh.
* Bài 4/102: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD cho học sinh làm miệng. 
- Trung điểm của cạnh AB hình chữ nhật ABCD ?
- Trung điểm cạnh BC 
- Trung điểm cạnh CD
- Trung điểm cạnh AD
3. Củng cố - dặn dò:
* Hỏi: Muốn thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.000 ta thực hiện thế nào theo mấy bước ?
- Khi đặt tính phải viết như thế nào ?
- Em hãy nhắc lại cách tính ?
HS1: Viết câu a từ bé đến lớn là:
a. 5071, 5107, 5170, 5701
b. Từ lớn đến bé là:
5701, 5170, 5107, 5071
- Ta thực hiện 2 bước
Bước 1: Đặt tính
Bước 2: Tính
- 1 học sinh lên bảng tính
- Học sinh nêu cách tính
- Học sinh trao đổi chọn câu trả lời hợp lý.
- Học sinh đọc kết quả bài 1
- Các bạn nhận xét kết quả.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Học sinh thực hiện bằng bảng con
a. 2634 + 4848
1825 + 455
b. 5716 + 1749
707 + 5857
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập và giải bài toán
- Học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 ( cây )
 ĐS: 7900 cây
B
M
A
- 1 học sinh nhận xét
P
Q
N
C
 D
- Là N
- Là N
- Là P
- Là Q
- Muốn thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.000 ta thực hiện theo 2 bước.
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Tính
- Khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau và không quên viết dấu cộng rồi kẻ vạch ngang.
- Khi tính ta cộng từ phải sang trái.
 LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
-Luyện tập về so sánh , phép cộng các số trong phạm vi 10000
-Giải toán có lời văn bằng hai phép tính
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
2,Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+Cho 2 đoạn thẳng A và B đưới đây, mỗi đoạn thẳng dài 6 cm
a. Tìm điểm M là điểm giữa của đoạn thẳng AB 
b. Tìm điểm N là trung điểm của đoạn thẳng CD 
-Yêu cầu HS tự làm 
-Khi chữa bài, GV hỏi :
+Vì sao N được gọi là trung điểm của đoạn thẳng CD ?
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
a. 1000999 56736537
 57355753 46256452
 800 + 98009 1000g684g + 316 g
b. 1km999 m 60 phút1 giờ
 700 cm7 m 2 giờ rưỡi155 phút
 998 mm1 m 1giờ 59 phút
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Khi chữa bài, yêu cầu HS giải thích một số trường hợp
-Chữa bài, nhận xét
*Bài 3
-Gv nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài 
+Đặt tính rồi tính
a. 6375 + 2416 4283 + 3546
b. 5729 + 3760 1730 + 8218
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 4
Gọi 1 HS đọc đề
+Lớp 3C có 28 bạn nữ và 20 bạn nam. Cô giáo cử 1/4 số học sinh của lớp đi thi học sinh giỏi. Hỏi :
a. Lớp có bao nhiêu bạn đi thi học sinh giỏi ?
b. Còn bao nhiêu học sinh không được dự thi học sinh giỏi ?
-Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài
 Đáp số : a. 12 bạn
 b. 36 bạn
-Chữa bài, nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà ôn lại bài đã làm
Nghe
-2 HS đọc lại đề bài
-Đọc yêu cầu
-Quan sát và tự làm bài
-1 HS chữa bài trên bảng
-Trả lời
-Đọc
-2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở
-Giải thích, nhận xét
-Đọc đề bài
-HS làm bài
-1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở
-Nhận xét
SINH HOẠT NHI ĐỒNG
1. Ổn định tổ chức: Tập họp đội hình
Điểm danh: Khẩu lệnh"Các sao điểm số" đồng loạt (theo thứ tự)
2.Hát tập thể : Bài " Nhi đồng ca"
Hô khẩu hiệu , lời hứa nhi đồng
3. Các sao đi vào sinh hoạt:
 - Các phụ trách sao hướng dẫn sinh hoạt Sao.
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân- Hát bài khám tay.
 + Kể lại việc làm tốt trong tuần qua. Biểu dương.
 + Kiểm tra về: Chủ đề năm học . Đọc lời hứa nhi đồng. 5 điều Bác Hồ dạy.
 + Ôn các bài múa hát tập thể: Ngày vui mới.Hoa ban vào lớp. Hoa vườn nhà Bác
-Tổ chức trò chơi 
 +Kể chuyện về Bác Hồ
 + Kiểm tra những ngày lễ lớn trong năm, tiểu sử Bác Hồ...
 + Các sao ôn lại các bài hát múa. 
 + Phụ trách sao nhận xét quá trình sinh hoạt sao của mình
4 Kết thúc:
 + Lớp trưởng tập họp lớp múa hát tập thể
+ Lớp trưởng nhận xét quá trình sinh hoạt sao của lớp.
 + Triển khai hoạt động đến
* GV đánh giá chung. 
 *************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3 Tuan 20 D cktkn.doc