Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (30)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (30)

Tập đọc – Kể chuyện :

 ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I / MỤCTIÊU:

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, hốt hoảng.

- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- HS biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được một đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc – Kể chuyện :	
 ĐỐI ĐÁP VỚI VUA 
I / MỤCTIÊU:
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, hốt hoảng.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được một đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
 II /ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Tranh minh họa câu chuyện như SGK.bảng phụ viết đoạn 3.
HS - SGK ,vở ,bút .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
38’
 8’
8’
20’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a/Giới thiệu và ghi đề bài :
 b/ Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS đọc nối tiếp đoạn 2,3 và 4.
C /Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc đoạn 1.
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
- Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Gọi 2 HS đọc đoạn 2 và 3.
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Þ Đối đáp thơ văn là cách người xưa dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích học trò học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.
- Vua ra vế đối thế nào ?
- Cao Bá Quát đối lại thế nào ?
Þ Câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ sự nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Biểu lộ sự bất bình (nhằm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé) Về ý và lời của hai vế câu đối đều đối chọi nhau.
Câu đối của Cao Bá Quát rất chặt chẽ cả về ý lẫn về lời.
- Nêu nội dung của chuyện.
d/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 3.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
 Kể chuyện :
Þ Các em hãy sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện rồi kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gọi HS nêu thứ tự đúng của tranh.
- Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn chuyện.
- Gọi 2 HS thi kể lại một đoạn chuyện.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Gọi 1 HS nêu lại nội dung câu chuyện.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đọc bài theo nhóm. 
- Cả lớp đọc đồng thanh, 2 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc bài.
- Hs trả lời
- HS đọc bài.
- HS trả lời
- HS nêu
- HS đọc đoạn 3.
- HS nêu
- HS lắùng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- Câu chuyệïn ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, tài giỏi, có bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS thi đọc.
- 1 HS đọc bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Thứ tự đúng : 3 – 1 – 2 – 4 .
- 4 HS kể chuyện.
- 2 HS thi kể.
- HS nhắc lại nội dung .
- HS lắng nghe và thực hiện.
 RÚT KINH NGHIỆM :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai	Ngày soạn:12/02/2012
	Ngày dạy:13/02/2012
 Môn :Toán :
 Bài :LUYỆN TẬP 	
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY:Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
 - GD học sinh ý thức tự học ,tính cẩn thận.
II/ CHUẨN BỊ :
GV - Bảng phụ tóm tắt bài 3, SGK,phấn .
HS - SGK ,vở ,bút .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
38’
 2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS thực hiện 2 phép tính : 
1608 : 4 ; 2625 : 5
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a/Giới thiệu và ghi đề bài :
 b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 2 HS lần lượt làm 2 phép tính ở bảng, các HS khác làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
Bài 2 : Tìm x :
- Gọi 3 HS(TB) làm ở bảng, các HS khác làm vào vở.
- Tìm x là tìm thành phần nào của phép nhân? 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt bài 3.
bán
còn . . . kg
2024 kg
Có : 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở ; 1 HS (G)làm ở bảng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá .
Bài 4 : Tính nhẩm.
- GV làm mẫu :
- GV ghi bảng, gọi HS nêu kết quả.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS làm ở bảng.
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng.
- HS làm bài
- Tìm thừa số.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi.
- HS làm bài
- HS nêu kết quả :
-HS lắng nghe và thực hiện.
 * RKN:.. 
 Môn : Đạo đức : 
 Bài : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG 
I / MỤC TIÊU :
▪ HS hiểu :
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
▪ HS biết ứng xử khi gặp đám tang
▪ HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II / CHUẨN BỊ :
 - Vở bài tập
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
 1’
28’
 1’
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
? Vì sao ta phải tôn trọng đám tang ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3) Bài mới :
a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
b/ Giảng bài mới :
▪ Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến.
-HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình .
-GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- GV đọc các ý kiến cho HS nghe .
-GV kết luận :
+ Tán thành với các ý kiến b,c 
+ Không tán thành với ý kiến a .
▪ Hoạt động 2 : Xứ lí tình huống .
 -HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang .
 -GV chia nhóm ,phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống sau .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận .
- Gvkết luận chung .
* Hoạt đọng 3 :Trò chơi nên và không nên .
-GV chia nhóm ,phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to ,bút dạ và phổ biến luật chơi .
Luật chơi : trong một thời gian nhất định (khoảng 7 phút ) các em thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo cột “ nên và không nên . nhóm nào ghi được nhiều việc ,nhóm đó sẽ thắng cuộc .
4/ Củng cố – dặn dò :
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành ,không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ ,màu xanh hoặc màu vàng .
-HS thảo luận về lí do tán thành ,không tán thành hoặc lưỡng lự .
- HS các nhóm thảo luận ,đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .HS cả lớp trao đổi nhận xét .
HS theo dõi .
HS chơi .
-HS lắng nghe và thực hiện .
Thứ tư	Ngày soạn:13/02/2012
 Môn : Tập đọc :	Ngày dạy:15/02/2012
 Bài : TIẾNG ĐÀN 	 	
I / MỤC TIÊU:
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : vi-ô-lông ; ắc-rê ; lên dây ; nâng ; phép lạ ; khuôn mặt ; sẫm màu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
 II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Tranh minh họa nội dung bài đọc ở SGK.
HS - SGK ,vở, bút .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
 4’
18’
 8’
10’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài : Mặt trời mọc ở đằng . . . tây !
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
b/ Luyện đọc :
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu (vài lượt). GV kết hợp sửa sai cho HS.
- GV hướng dẫn HS đọc các tiếng khó.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài. 
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
c/ Tìm hiểu bài :
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 
- Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn ?
- Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
-Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn ?
Þ Tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với không gian thanh bình xung quanh
d/ Luyện đọc :
- GV đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn : “Khi ắc-sê  khẽ rung động”.
- Gọi 2 HS thi đọc đoạn văn vừa hướng dẫn.
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Nêu nội dung bài.
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- Lần lượt từng HS đọc bài.
- HS luyện đọ ...  / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Các hình ở SGK trang 92 – 93,Một số quả các loại.
HS : Vở ,bút ,SGK .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
30’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
- Kể tên một số hoa và ích lợi của hoa đó.
- Hoa có chức năng gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
 b/ Giảng bài :
▪ Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận :
- Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
- Trong các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào, nói về mùi vị của quả đó.
- Chỉ vào hình và nói tên từng bộ phận của một quả.
-Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó.
Làm việc với vật thật.
- Yêu cầu các nhóm giới thiệu các loại quả của nhóm mình sưu tầm được.
- Quan sát bên ngoài : nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả.
- Bóc, gọt vỏ xem phần vỏ quả có gì đặc biệt. Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó.
Nếm thử và nói về mùi vị của quả đó.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
KL : Có nhiều loại quả. Chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có : vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ, thịt hoặc vỏ và hạt.
▪ Hoạt động 2 : Thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận :
- Quả thường được dùng để làm gì ?
- Quan sát hình ở SGK và cho biết ích lợi của các loại quả đó.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
Kể một số quả :
+ Aên tươi
+ Làm mứt hoặc si-rô hay đóng hộp.
+ Làm rau dùng trong bữa ăn.
+Ép dầu.
KL : Quả dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. . . Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm :
- Quả chôm chôm có màu đỏ, có dạng hình cầu (tròn), nhỏ, vỏ có nhiều gai ; quả đu đủ hơi dài vỏ có màu xanh, khi chín có màu vàng tươi, da nhẵn . . .
- Quả chôm chôm ngọt mát, quả chuối ngọt và thơm, quả táo xốp và ngọt dịu 
- Quả có : vỏ, thịt, hạt.
-Người ta thường ăn phần thịt của quả đó. Có loại quả ta ăn phần hạt như 
quả lạc, quả đậu. . . 
- HS tự giới thiệu các loại quả của nhóm mình.
- Đại diện nhóm lần lượt báo cáo.
- HS thảo luận nhóm :
- Quả dùng để ăn tươi, xào nấu làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh . . .
- Các quả ăn tươi : táo, măng cụt, chôm chôm, cam, mận, đu đủ . . . 
Quả dùng để chế biến làm thức ăn : đu đủ, đậu hà lan, đậu phụng, bí, bầu, mướp . . . 
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS kể thêm .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện. 
 * RKN:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Thủ công :
 Bài : ĐAN NONG ĐÔI 	
I / MỤC TIÊU:
- HS đan được tấm đan nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm đan nan.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Tấm đan nong đôi đã hoàn thiện.
HS - Giấy, kéo, hồ dán.
III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
5’
 24’
1’
1/ Ổn định tổ chức :
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
 b/Hướng dẫn HS thực hành đan nong đôi.
- Gọi 1 HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
c/ Thực hành :
- Yêu cầu HS thực hành đan nong đôi. GV giúp đỡ cho các em còn lúng túng để cả lớp hoàn thành sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau làm lọ hoa gắn tường.
- HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- 1 HS nhắc lại :
* Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
* Bước 2 : Đan nong đôi (theo cách nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc).
* Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- HS thực hành đan nong đôi.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu	 Ngày soạn:15/02/2012
	Ngày dạy:17/02/2012
 Môn : Tập làm văn : 
 Bài :NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN 
I / MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện : Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV - Tranh minh họa truyện ở SGK,Bảng lớp viết 3 câu gợi ý trong SGK.
HS - Vở ,bút .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
 1’
12’
17’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài viết về : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
b/ Giảng bài :
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
-Các em hãy quan sát tranh ở SGK.
- GV kể chuyện.
* lem luốc : bị dây bẩn nhiều chỗ.
* cảnh ngộ : tình trạng không hay mà người ta gặp phải.
-Bà lão bán hàng gặp ai và phàn nàn điều gì? 
- Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
-Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- GV kể lần 2.
c/ Luyện tập :
- Yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe.
- Gọi đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ?
- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài viết của mình.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát tranh ở SGK.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trong nhóm lần lượt kể lại chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
 * RKN:.
 Môn : Toán : 
 Bài : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ 	
I / MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Đồng hồ thật (loại lớn),- Đồng hồ đồ dùng.
HS - Vở ,bút .
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
 3’
 1’
12’
17’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS nêu kết quả bài tập 1 trang 122.
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu và ghi đề bài :
 b / Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ.
Trên mặt đồng hồ, ngoài các số từ 1 đến 12, còn có các vạch nhỏ.
Từ số 1 đến số 2 gồm 5 phút, giữa 2 số này gồm có 5 vạch. Vậy mỗi vạch tương ứng với 1 phút.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất ở SGK và nêu số giờ ở đồng hồ đó.
- Gọi 1 HS khác nhắc lại.
- Hướng dẫn HS quan sát đồng hồ thứ hai ở SGK.
Yêu cầu HS quan sát đồng hồ tiếp theo và nêu giờ ở đồng hồ đó.
Þ Ta chỉ đọc giờ bằng một trong hai cách trên : nếu kim dài ở quá số 6 thì đọc theo cách hai, còn kim dài chưa quá số 6 thì đọc theo cách thứ nhất.
c/ Luyện tập :
Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Gọi HS(TB) lần lượt nêu kết quả, GV sửa chữa.
Bài 2 : Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ : 
a) 8 giờ 7 phút
b) 12 giờ 34 phút
c) 4 giờ kém 13 phút
- Gọi HS lần lượt thực hiện yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
Bài 3 : Đồng hồ nào tương ứng với mỗi thời gian dưới đây ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh đồng hồ ở SGK, gọi HS lần lượt nêu kết quả.
4/ Củng cố – dặn dò :
3 HS nêu kết quả bài tập 1.
HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS quan sát mặt đồng hồ đồ dùng 
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- HS nhắc lại.
Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
-HS nêu kết quả .
- HS thực hiện trước lớp.
- HS quan sát và nêu kết quả 
-HS lắng nghe và thực hiện.
 Môn :Sinh hoạt tập thể :
 Bài :NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP TUẦN 24 
 I/Nhận xét tình hình học tập trong tuần :
 - GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua .
 - Lớp trưởng báo cáo chung tình hình học tập của lớp .
 - GV nhận sét chung tình hình của lớp ,cũng như các công tác khác như sau :
 + Ưu điểm : Nhìn chung đều học bài và làm bài trước khi đến lớp và tham gia đầy đủ các công tác khác .
 + Nhược điểm : Vẫn còn một số HS về nhà không học bài và làm bài trước khi đến lớp .
 II/ Kế hoạch hoạt động tuần đến:
 - Cần phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những sai sót để học tập tốt hơn.
 - Cố gắng giữ vững nề nếp lớp học đã xây dựng được.
 - Triển khai công việc tuần đến để học sinh thực hiện.
 - Nhắc nhở học sinh giữ an toàn giao thông. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tron bo.doc