Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26 (33)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26 (33)

MÔN : ĐẠO ĐỨC

Bài : Tiết : 26

TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tiết 1)

I./ MỤC TIÊU :

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí,sách vở,đồ dùng của bạn bè và mọi người .

II./ CHUẨN BỊ :

VBT, tranh SGK, phiếu học tập HĐ1 , phiếu thảo luận nhóm (HĐ2, tiết 1)

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26 (33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 26
&&0&&
THỨ
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
1/03
1
SHĐT
Tuần 26
2
Toán
Luyện tập 
3-4
TĐ - KC
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử 
BA
2/03
1
Chính tả
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử 
2
Toán
Làm quen với thống kê số liệu 
3
TNXH
Tôm, cua 
4
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác(t1)
TƯ
3/03
1
LT và câu
Từ ngữ về lễ hội – Dấu phẩy 
2
Toán
Làm quen với thống kê số liệu (tt)
3
Thể dục
Nhảy dây- Trò chơi “ Hoàng Anh- Hoàng Yến”
4
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Bài Chị Ong Nâu và em bé 
5
Tập viết
Ôn chữ hoa T 
NĂM
4/03
1
Tập đọc
Rước đèn ông sao 
2
Toán
Luyện tập 
3
Chính tả
Rước đèn ông sao 
4
TNXH
Cá 
SÁU
5/03
1
Toán
Kiểm tra định kỳ GKII 
2
Tập làm văn
Kể về một ngày hội 
3
Thể dục
Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Trò chơi “ Hoàng Anh- Hoàng Yến”
4
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường (t2)
5
Sinh hoạt lớp
Yêu quí mẹ và cô
MÔN : ĐẠO ĐỨC	
Bài :	 	Tiết : 26
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tiết 1)
I./ MỤC TIÊU :
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí,sách vở,đồ dùng của bạn bè và mọi người .
II./ CHUẨN BỊ :
VBT, tranh SGK, phiếu học tập HĐ1 , phiếu thảo luận nhóm (HĐ2, tiết 1)
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-GV kiểm tra ĐDHT của HS
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tiết đạo đức hôm nay sẽ giúp các em thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.Qua bài : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống qua đóng vai
- GV Y/CHS các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai :
* Tình huống : Nam và Minh đang làm bài thì có bác đang đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng .
Nam nói với Minh : 
- Đây là thư của chú Hà,con ông Tư gửi từ nước ngoài về . Chúng mình bóc ra xem đi.
Nếu là Minh,em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
- Đại diện nhóm lên đóng vai .
- GV nêu câu hỏi - thảo luận lớp :
+ Trong những cách giải quyết mag các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
* Kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập và Y/CHS các nhóm thảo luận những nội dung sau : 
a./ Điền những từ : bí mật , pháp luật , của riêng , sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp.
- Thư từ,tài sản của người khác là mỗi người nên cần được tôn trọng.Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm
- Mọi người cần tôn trọngriêng của trẻ em. 
b./ Xếp những cụm từ chỉ hành vi,việc làm sau đây vào 2 cột “ Nên làm” hoặc “ Không nên làm “ liên quan đến thư từ ,tài sản của người khác :
- Tự ý sử dụng khi chưa được cho phép .
- Giữ gìn,bảo quản khi người khác cho mượn . 
- Hỏi mượn khi cần .
- Xem trộm nhật kí của người khác .
- Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà .
- Sử dụng trước , hỏi mượn sau .
- Tự ý bóc thư của người khác .
* Kết luận : 
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
- Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần ; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
- Y/C từng cặp HS trao đổi với nhau theo câu hỏi :
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai ?
+ Việc đó xảy ra như thế nào ?
- Y/C một số HS trình bày trước lớp.
- GV tổng kết, khen ngợi những HS đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Về nhà các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
-Nhận xét tiết học.
-HS để lên bàn GV kiểm tra
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 để thảo luận đóng vai, tìm cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau.
- Một vài nhóm lên đóng vai .
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thư từ,tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật
- Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em. 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Không nên làm 
- Nên làm
- Nên làm
- Không nên làm 
- Nên làm
- Không nên làm
- Không nên làm
-HS lắng nghe .
- HS trao đổi theo cặp 
- Một số HS trình bày trước lớp.
- ..là không tự ý sử dụng,xem trộm khi chưa được cho phép .
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
-HS lắng nghe .
MÔN : TOÁN 	 	
Bài :	 	Tiết : 126
LUYỆN TẬP 
I./ MỤC TIÊU :	
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ
II./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng làm lại bài tập 3SGK/131. 
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.Qua bài : Luyện tập. 
b./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1. (HS yếu)
- Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất,trước hết chúng ta phải tìm được gì ?
- Y/CHS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ?
- Vậy chiếc ví nào có nhiều tiền nhất ?
-GV nhận xét.
* Bài tập 2 (a,b): 
-1HS đọc y/c BT2.
- Y/CHS tự làm bài.
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
- Y/C HS xem tranh và nêu giá tiền của từng đồ vật .
- Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền ?
- Y/C HS tự làm bài 
-GV nhận xét .
* Bài tập 4 : 
- 1HS đọc y/c BT4.
- Y/C HS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua lấy số tiền theo yêu cầu của GV .
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- Phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- a) 6300 đồng ; b) 4500 đồng ; c) 10000 đồng
d) 9700 đồng
- Vậy chiếc ví c) có nhiều tiền nhất là 10000 đồng.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK .
-1HS lên bảng-Cả lớp làm SGK
a./ Lấy 3 tờ giấy bạc 1000 đồng , 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc 100 đồng để được 3600 đồng. 
b./ Lấy 1 tờ giấy bạc 5000 đồng , 1 tờ giấy bạc 2000 đồng và 1 tờ giấy bạc 500 đồng để được 7500 đồng. 
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK .
- HS xem tranh và nêu giá tiền của từng đồ vật 
- Tức là mua hết tiền không thừa không thiếu.
-2HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào SGK.
a./ Mai có 3000 đồng,Mai có vừa đủ tiền để mua được một cây kéo .
b./Nam có 7000 đồng,Nam có vừa đủ tiền để mua được sáp màu và thước hoặc mua được bút máy và kéo.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK .
-1HS lên bảng-Cả lớp làm vở.
Bài giải
Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói kẹo là :
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là :
10000 - 9000 = 1000 (đồng)
Đáp so : 1000 đồng
- HS thi đua
-HS lắng nghe
MÔN : TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 	 
Bài :	 Tiết : 51
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I./ MỤC TIÊU :
	A. TẬP ĐỌC
- Đọc đúng,rành mạch ; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
B. KỂ CHUYỆN
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
* HS khá,giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện .
II./ CHUẨN BỊ :
SGK Tiếng Việt 3
Tranh minh hoạ bài tập đọc .
Bp viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
TẬP ĐỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng đọc bài và hỏi :
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua.
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ?
- GV nhận xét
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Chử Đồng Tử là mộnhân 
vật trong chuyện cổ tích .Ông là người ntn 
mà nhân dân vùng ven sông Hồng có lễ hội
tưởng nhớ ông ? Để biết rõ các em sẽ cùng
đọc và tìm hiểu bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng 
Tử “
b./ Luyện đọc :
@ Gv đọc diễm cảm toàn bài.
@ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
-Y/CHS đọc nối tiếp từng câu trong bài .
- GV theo dõi HS đọc,chỉnh sửa phát âm sai cho HS. 
- Y/CHS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. 
- Y/CHS đọc chú giải trong SGK.
-Cho HS đọc bài trong nhóm,Y/C sửa phát âm sai cho bạn. 
-Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
c./ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Y/C 1HS đọc đoạn 1 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó. (HS yếu)
- Y/C 1HS đọc đoạn 2 và hỏi :
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Y/C 1HS đọc đoạn 3 và hỏi :
+Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- Y/C 1HS đọc đoạn 4 và hỏi :
 + Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
d./ Luyện đọc lại :
- Gọi 4HS khá nối tiếp nhau đọc lại bài.
- GV đọc mẫu - Hướng dẫn luyện đọc đoạn 1,2 - Y/C HS luyện đọc bài trong nhóm 
- Tổ chức cho HS các nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét ,tuyên dương.
* Bài " Hội đua voi ở Tây Nguyên "
-2HS lên bảng –Cả lớp theo dõi SGK.
+ Vua đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.
+ Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng trai man-gat gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.
+ Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
-HS lắng nghe
-HS lắng ...  có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Tổ chức ghi nhanh tên một số loài cá.
- GV : Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.Vì vậy các em cần phải luôn giữ cho môi trường nước luôn trong sạch, không làm ô nhiễm môi trường sống của các loài cá .
-Nhận xét tiết học.
* Bài " Tôm, cua "
- 2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận các con vật có trong SGK trang 100, 101 theo gợi ý .
- Trình bày kết quả thảo luận.
+ HS nêu tên các con cá. Độ lớn của các con cá không bằng nhau.
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá có vẩy có vây. Bên trong có xương sống.
+ Cá sống dưới nước. Chúng thở bằng mang. Di chuyển bằng cách dùng vảy và đuôi để bơi.
- HS lắng nghe
+ HS kể
+ Cá dùng làm thức ăn ngon và bổ. Chứa nhiều chất đạm.
+ Nuôi cá trong ao, hầm. Đánh bắt bằng nhiều cách
- HS lắng nghe
- HS thi ghi nhanh tên một số loài cá.
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
MÔN : THỦ CÔNG	 
Bài :	 Tiết : 26
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2)
I./ MỤC TIÊU :
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường.Các nếp gấp tương đối đều,thẳng,phẳng.Lọ hoa tương đối cân đối
II./ CHUẨN BỊ :
Tranh quy trình ; Mẫu các lọ hoa 
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 3HS lên bảng vừa gấp vứa nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường.
-GV nhận xét
3./ Bài mới :
* Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tiếp tục làm lọ hoa gắn tường và trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
* Hoạt động 1 : HS thực hành làm lọ hoa gắn tường
-Gọi 1HS thao tác lại cách làm lọ hoa gắn tường theo các bước đã hướng dẫn.
-GV nhận xét
-Y/CHS thực hành.GV đến từng nhóm quan sát,giúp đỡ,uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 6.
-GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
-GV nhận xét,đánh giá kết quả thực hành của HS.
4./ CỦNG CỐ , DẶN DÒ : 
- Làm lọ hoa gắn tường có mấy bước ?
 Về nhà tập làm lọ hoa gắn tường lại và chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-3HS vừa gấp vứa nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường
-HS lắng nghe
- 1 HS lên thao tác lại các bước làm lọ hoa gắn tường
*..gồm 3 bước :
+Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều
+Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa
+Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- HS lắng nghe
-HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 6.
-HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
-HS lắng nghe
-..gồm 3 bước :
+Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều
+Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa
+Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
-HS lắng nghe
MÔN : TẬP LÀM VĂN	 
Bài :	 	Tiết : 26
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I./ MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước (BT1)
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II./ CHUẨN BỊ :
- Tranh SGK, Viết bảng lớp các gợi ý.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng tả lại quang cảnh một trong hai bức ảnh trong SGK
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay,các em sẽ tập kể về một ngày hội theo các gợi ý .Sau đó mỗi em sẽ viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn.Qua bài : Kể về một ngày hội.
b./ Hướng dẫn HS viết thư :
* Bài tập 1 :
- Gọi 2HS đọc y/c bài và các gợi ý . (HS yếu)
-GV nhắc HS : 
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội (VD : lễ hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước : hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc,)
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim,
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Y/C HS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý). 
- Y/C HS tiếp nối nhau thi kể.
- GV nhận xét, bổ sung
* Bài tập 2 :
- Gọi 2HS đọc y/c bài 
- Nhắc HS : Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- Y/C HS làm bài vào vở.
- Y/CHS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
-GV nhận xét.
4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
-Gọi 3HS có bài viết hay đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
- Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị TLV tuần sau.
-Nhận xét tiết học.
* bài " Kể về lễ hội "
-2HS đọc-cả lớp theo dõi,nhận xét.
-HS lắng nghe
-1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK.
-HS lắng nghe
- 1 HS làm mẫu
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi kể.
VD : Quê em có hội Lim. Hội được tổ chức hằng năm vào đầu xuân, sau ngày Tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, 
-1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK.
-HS lắng nghe
- HS tự làm bài vào vở
- HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
- 3HS đọc-cả lớp theo dõi ,nhận xét.
-HS lắng nghe
MÔN : TOÁN 	 
Bài : Tiết : 130
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
*****************
I./ MỤC TIÊU :
	Tập trung vào việc đánh giá :
	- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số ; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số ,mỗi số có đến bốn chữ số .
	- Đặt tính và thực hiện các phép tính : cộng ,trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp;nhân(chia) số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số.
	- Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thou mấy trong tuần lễ .
	- Biết số góc vuông trong một hình .
	- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II./ ĐỀ KIỂM TRA ( Đề của Ban Giám Hiệu )
MÔN : ÂM NHẠC	 
Bài :	 Ôn tập bài hát Tiết : 26
BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
I./ MỤC TIÊU :
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
II./ CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ quen dùng
Một số động tác phụ hoạ
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS hát lại bài “Chị ong nâu và em bé” kết hợp đệm theo nhịp 2.
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
* Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ ôn tập bài : “Chị ong nâu và em bé ” lời 2 .
- GV ghi tựa bài lên bảng . 
* Hoạt động 1 : Ôn tập lời 1 bài hát Chị ong nâu và em bé và học tiếp lời 2.
- Ôn lại lời 1 của bài hát.
- Dạy lời 2 của bài hát.
+ Hát mẫu bài hát.
+ Đọc đồng thanh lời ca từng câu một .
+ Dạy hát từng câu đến hết bài hát.
+ Luyện hát theo nhóm. Sau đó cả lớp hát lại
- Hát cả bài gồm lời 1 và lời 2.
- Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp theo nhịp 2.
* Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ
* Gợi ý : Hát câu 1 và câu 2 : Giang hai tay ra hai bên làm động tác chim vỗ cánh bay, hai chân nhún nhịp nhàng.
- Hát câu 3 : Đưa hay tay lên miệng làm động tác gà gáy.
- Hát câu 4 và 5 : Đưa hai tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh bay.
- Hát câu 6 và 7 : Tay trái chống hông, tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại, đầu nghiêng theo.
- Hát câu 8 và 9 : Động tác như câu 1 và câu câu 2.
- Hát câu 10 và 11 : Tay bắt chéo trước ngực, hai chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng trái, sang phải.
- Y/C cả lớp hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Y/C HS từng nhóm hoặc cá nhân hát biểu diễn trước lớp.
4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
- Cả lớp cùng hát bài” Chị ong nâu và em bé” kết hợp đệm theo nhịp 2.
- Qua bài hát này, các em cần có tinh thần chăm học, chăm làm.
- Về nhà tập hát lại bài và tập gõ đệm theo nhịp 2 bài hát cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
* bài “Chị ong nâu và em bé” lời 1
- 2HS hát-cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe
- Cả lớp thực hiện.
+ HS lắng nghe
+ HS đọc đồng thanh lời ca.
+ HS đọc đồng thanh từng câu và nối lại sau khi học câu kế tiếp theo HD của GV
+ HS hát theo nhóm
- Cả lớp thực hiện.
- HS hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp theo nhịp 2.
-HS quan sát và lắng nghe
-Cả lớp cùng hát.
- HS lên thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2.
- HS lắng nghe
SINH HOẠT LỚP	 	 Tiết : 26 
Bài :	Chủ điểm 5	 
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ
I./ MỤC TIÊU :
- Giáo dục Hs biết kính trọng mẹ và cô,biết yêu quý phụ nữ . 
- HS biết lễ phép với cô,hoà nhã với bạn gái,ở nhà biết giúp đỡ vâng lời mẹ.
II./ CHUẨN BỊ :
Gv: -Chuẩn bị một số yêu cầu giao việc.
III./ NỘI DUNG SINH HOẠT:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Kiểm điểm công việc tuần qua: 
- HS báo cáo sỉ số từng tổ cho lớp trưởng. 
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp cho GV .
- Vệ sinh lớp các bạn thực hiện như thế nào ? 
-Tổ trưởng báo cáo việc thực hiện chuyên cần sau nghĩ tết của tổ viên mình.
-GV nhận xét đánh giá việc thực hiện chuyên cần nhằm sơ kết việc duy trì sỉ số của HS sau nghĩ tết.
+ Có bao nhiêu bạn thực hiện tốt ?
+Có bao nhiêu bạn chưa thực hiện tốt .
- GV nhận xét đánh giá việc thực hiện tốt - Tuyên dương tổ học tốt ngoan .
2./ Công việc thực hiện:
* Sinh hoạt chủ điểm 5 :Yêu quý mẹ và cô.
- Gv sinh hoạt HS biết kính trọng, yêu quý, lễ phép với mẹ và cô
+ Hs biết về nhà giúp đỡ mẹ như nhặc rau,vo gạo,quét sân,rửa chén,trông em,..để mẹ thêm đỡ phần vất vả và phải biết vâng lời lễ phép khi mẹ và bà dạy bảo.
+ Hs biết vâng lới, lễ phép với cô,không làm phiền lòng cô bằng cách : cố gắng học tập,chú ý nghe giảng,không làm mất trật tự trong lớp.
+ Ngoài ra HS còn biết hoà nhã khi nói chuyện với bạn gái,không nói thô tục,đối xử những cử chỉ không nhẹ nhàng với bạn gái.
- Nhận xét đánh giá:
+ Những bạn thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt
3./ Công việc tuần tới :
* Thi GHKII.
-Thông báo ngày thi
-Tiếp tục ôn tập 
-Nhận xét giờ sinh hoạt lớp
- HS từng tổ báo cáo sỉ số.
-Tổng số HS của lớp là 34 HS ,có mặt 34 HS ,vắng 0
- Các tổ thực hiện tốt khâu vệ sinh lớp.
- Các bạn đã thực hiện tốt
+ Có 31 bạn thực hiện tốt .
+ Còn 3 bạn chưa thực hiện tốt .
- HS lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe , theo dõi .
- Cả lớp lắng nghe , theo dõi .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc